Giải Bài tập đọc hiểu: Ca dao Việt Nam trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều>
Tải vềGiải Bài tập đọc hiểu: Ca dao Việt Nam trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
Tìm các so sánh trong ba bài ca dao và lập bảng tổng hợp vào vở theo mẫu sau:
Bài |
Điều được so sánh |
Từ so sánh |
Điều dùng để so sánh |
|
|
||
|
|
||
|
|
|
Phương pháp giải:
Tìm và điền vào bảng
Lời giải chi tiết:
Các so sánh trong ba bài ca dao:
Bài |
Điều được so sánh |
Từ so sánh |
Điều dùng để so sánh |
1 |
Công cha, nghĩa mẹ |
như |
núi ngất trời, nước ở ngoài biển Đông |
2 |
Con người có cố, có ông |
như |
cây có cội, sông có nguồn |
3 |
Tình an hem ruột thịt |
như |
tay chân |
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 2, SGK) Hãy chọn và nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong một bài ca dao.
Phương pháp giải:
Đọc bài ca dao trong SGK và nêu tác dụng của biện pháp tu từ
Lời giải chi tiết:
Ba bài ca dao đầu sử dụng biện pháp tu từ so sánh. Ở bài ca dao thứ hai, so sánh con người "có cố", "có ông" với việc "cây có cội", "sông có nguồn” cho thấy sự hiển nhiên của việc con người có gốc nguồn, tiên tổ sinh thành, được thế hệ đi trước trao truyền cả sự sống và kế thừa tất cả những truyền thống tốt đẹp của ông cha. Mặt khác, so sánh hàm chứa sự nhắn nhủ về lòng biết ơn, kính nhớ tổ tiên, về bài học “uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây". Cây đơm hoa kết trái sum suê là nhờ gốc rễ bền vững, nhờ nguồn mà sông ăm ắp dâng đầy không bao giờ vơi cạn.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
Sưu tầm hai bài ca dao về tình cảm gia đình được viết theo thể lục bát
Phương pháp giải:
Tìm đọc trong sách, báo và trên internet
Lời giải chi tiết:
Tìm đọc trong sách, báo và trên internet để sưu tầm những bài ca dao hay viết theo thể lục bát về tình cảm gia đình.
Ví dụ:
- Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
- Mẹ già ở chốn lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con
- Anh em như chân với tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Ca dao Việt Nam, SBT trang 20 Ngữ văn 6 Cánh diều
Tìm và giới thiệu một bài viết về hình ảnh người mẹ trong ca dao để hiểu sâu hơn các bài ca dao về tình cảm gia đình đã học.
Phương pháp giải:
Tìm đọc trong sách, báo và trên internet
Lời giải chi tiết:
Một bài viết về người mẹ trong ca dao:
Công ơn trời bể của người mẹ từ xa xưa đã được ông cha ta đúc kết thành những lời ca dao ngọt ngào, thân thương nhất, để mỗi một người con đều biết kính yêu và nhớ đến công ơn to lớn của người mẹ. Người mẹ đã phải trải qua không biết bao nhiêu đau đớn của những ngày tháng mang nặng đẻ đau và chịu nhiều hi sinh để nuôi nấng, dạy dỗ cho mỗi đứa con nên người. Có lẽ, trên thế gian này không có tình yêu nào đẹp như tình yêu của cha mẹ dành cho con cái. Tình yêu ấy cao cả, vị tha, bao dung và hiền từ tỏa ngời ánh sáng ấm áp mà tạo hóa đã ban tặng cho con người.
Ai đó đã từng lớn lên trong gia đình nghèo khổ, thiếu thốn, chứng kiến cảnh ngoài trời mưa cứ tuông từng cơn mưa xối xả, mà bên trong căn nhà những hạt mưa cũng buốt giá tuông xuống bên chiếc giường tre nhỏ bé, vậy mà, một bên nước giọt mẹ nằm, còn bên khô hơn mẹ nhường cho con yêu của mẹ, chắc hẳn sẽ thấu hiểu và cảm động đến rơi nước mắt trước tình mẫu tử thiêng liêng vô cùng, đó cũng là lời ngợi ca công đức của người mẹ trong câu ca dao: “Nuôi con chẳng quản chi thân/ Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ ráo con lăn”. Người xưa thường mượn hình ảnh của thiên nhiên để so sánh với công lao to lớn của người mẹ như: “Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” hay “Công cha nghĩa mẹ cao vời/ Nhọc nhằn chẳng quản suốt đời vì ta”. Tình mẹ thiêng liêng và cao cả không chỉ được nhắc đến qua những lời ca dao mượt mà, sâu lắng, mà còn được kết thành những khúc ca thắm thiết, xao xuyến lòng người. Ai trong chúng ta không biết đến lời của ca khúc: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dạo/ Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào,…”. Mẹ đã sinh con ra, nuôi con đến ngày lớn khôn và cả cuộc đời, cả trái tim mẹ đều dành trọn tình yêu thương cho những đứa con của mình.
Bởi vậy, mỗi một người con đều cần phải biết ơn và hiếu thuận với mẹ trong cuộc đời này. Và để nhắc nhở mỗi người con phải biết kính yêu người mẹ, phải biết được tình yêu trào dâng và công ơn sinh thành, dưỡng dục của mẹ là không gì có thể sánh được, ca dao xưa như những bài học vô cùng quý báu gợi nhắc điều đó. Đó là những lời dạy, lời khuyên răn đầy ý nghĩa “Tu đâu cho bằng tu nhà/ Thờ cha kính mẹ mới là chân tu”. Hai câu ca dao tuy ngắn gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa sâu sắc. Chúng ta cũng biết một thực tế rằng, có nhiều người khi đi đến chốn linh thiêng như chùa chiền để tu hành, tu tâm nhưng khi về nhà lại coi khinh cha mẹ, bất hiếu với ông bà, cha mẹ, làm những việc vô đạo đức. Vậy nên, lời ca dao cũng là lời nhắc nhở sâu xa với mỗi người con hãy biết kính trọng cha mẹ khi họ còn sống bên chúng ta. Đừng để khi cha mẹ qua đời rồi mới khóc than thì cũng đã muộn rồi.
Nói về vai trò, tầm quan trọng của người mẹ đối với những đứa con còn được người xưa đúc kết qua lời ca dao: “Mồ côi cha ăn cơm với cá/ Mồ côi mẹ lót lá mà nằm!”. Suy ngẫm từ thực tiễn cuộc sống, chúng ta đều nhận thấy ở người mẹ một sự chu đáo, tỉ mỉ, ân cần tha thiết nhất. Lời ca dao đã cho ta thấy điều đó, người mẹ bao giờ cũng chăm lo cho con mọi thứ. Trên mỗi bước đường con đi, đều có mẹ luôn bên cạnh dẫn dắt, chở che, soi đường để con có thể vững tin vào cuộc sống: “Mẹ già như ánh trăng khuya/ Dịu dàng soi tỏ bước đi con hiền”. Tình yêu của mẹ dịu dàng, ngọt ngào tựa như “chuối ba hương”, “xôi nếp một”, “đường mía lau” thể hiện qua lời ca dao: “Mẹ già như chuối ba hương/ Như xôi nếp một, như đường mía lau”. Và năm tháng qua đi, mẹ của chúng ta càng ngày càng già yếu, tránh sao khỏi quy luật sinh lão bệnh tử. Vậy nên, ai cũng có lúc trở nên “mồ côi” trong cuộc đời này. Mỗi một người con chúng ta cần phải biết kính trọng và hiểu thảo với mẹ nhiều hơn nữa để không bao giờ hối hận khi không còn mẹ “Mẹ già như chuối chín cây/ Gió đưa mẹ rụng, con rày mồ côi / Mồ côi tội lắm ai ơi/ Đói cơm khát nước biết người nào lo”.
Dù đã qua bao thế kỷ, bao năm tháng, nhưng những lời ca dao viết về hình ảnh người mẹ vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân ta. Đó là kho tàng quý giá chứa đựng biết bao bài học có giá trị để dạy dỗ mỗi người hãy biết kính trọng, hiếu thảo và luôn luôn nhớ công ơn to lớn mà người mẹ đã dành cho mình. Hãy biết yêu mẹ bằng những việc làm thiết thực, không nên chỉ biết nói suông và ngợi ca cho hay.
(Theo Nguyễn Bích Kiều, phunungaynay.vn)
Loigiaihay.com
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 20 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 21,22 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Về thăm mẹ trang 19 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: À ơi tay mẹ trang 17 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 37 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 36 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 35 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" trang 30 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng trang 30 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài Ôn tập và tự đánh giá cuối học kì II trang 37 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập viết trang 36 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập tiếng Việt trang 35 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Những phát minh "tình cờ và bất ngờ" trang 30 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều
- Giải Bài tập đọc hiểu: Điều gì giúp bóng đá Việt Nam chiến thắng trang 30 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều