Giải Bài tập 5 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại đoạn trích Minh sư trong SGK (tr. 35 – 37) và trả lời các câu hỏi:
Bài tập 5. Đọc lại đoạn trích Minh sư trong SGK (tr. 35 – 37) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Câu 1 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Đoạn trích đề cập đến sự kiện lịch sử nào?
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ phần Giới thiệu và đoạn trích
- Liên hệ kiến thức lịch sử
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích Minh sư đề cập đến sự kiện lịch sử Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ Thuận Hóa nhưng sau đó mở rộng bờ cõi, gây dựng đất nước.
Câu 2
Câu 2 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Chi tiết “Vào năm Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tròn tám mươi tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo ông chỉ phải nằm cáng hai lần còn thì ngồi trên lưng ngựa.” gợi cho em cảm nhận gì về nhân vật Nguyễn Hoàng?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chi tiết
Lời giải chi tiết:
Chi tiết trên cho thấy tâm huyết, sự nhiệt tình, nghiêm túc của Nguyễn Hoàng đối với đất nước. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn không ngại khó khăn gian khổ để thực hiện giấc mơ, tâm nguyện của bản thân
Câu 3
Câu 3 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Hãy cho biết hai người lính đã bàn tán những gì về Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi nghe những lời bàn tán về mình, Đoan Quốc công đã có phản ứng như thế nào? Từ đó, em hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật này?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ chi tiết trong đoạn trích
Lời giải chi tiết:
- Lời bàn tán của hai người lính: việc mở mang bờ cõi của ông chủ yếu là do gặp thời vận, chẳng phải là kết quả của những tính toán trước. Chẳng qua Quốc công sợ bị Trịnh Kiểm giết, tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp đất rộng thì mở mang.
- Khi nghe những lời bàn tán về mình của hai người lính, Đoan Quốc công đi thụt lùi để họ không nhận ra mình. Sau đó, ông bảo họ đừng làm ảnh hưởng tới quân lính đang ngủ, mời họ ra uống trà cùng mình. Sau khi nghe những lời van xin của hai người lính, ông chỉ nhìn họ đầy hồn hậu, nói chuyện ân cần, tâm sự về những suy nghĩ của ông đối với sự nghiệp, cuộc đời, về những người ông coi là “minh sư”
Qua đây, ta thấy Đoan Quốc công là một người có tấm lòng bao dung, có thái độ cầu thị, muốn lắng nghe những lời nhận xét thẳng thắn, không xu nịnh và có suy nghĩ rất bình dị, đúng đắn.
Câu 4
Câu 4 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Em hiểu như thế nào về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta [...] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ câu nói của Nguyễn Hoàng
Lời giải chi tiết:
Câu nói có ý nghĩa rất sâu sắc, đã góp phần nêu bật chủ đề của tác phẩm. Qua câu nói này, ta thấy Đoan Quốc công là người biết phân rõ phải trái, đúng sai, biết tiếp thu ý kiến của người khác.
Qua đó, chúng ta có thể suy ra ý nghĩa rằng không chỉ nên nghe những lời thuận tai, mà còn phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, quan điểm trái chiều bởi vì nhờ chúng mà ta nhìn ra thiếu sót của bản thân, biết tự hoàn thiện mình. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm.
Câu 5
Câu 5 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Nhan đề Minh sư gợi cho em những suy nghĩ gì?
Phương pháp giải:
- Áp dụng kiến thức từ Hán Việt
- Đọc kĩ lời chiêm nghiệm của Nguyễn Hoàng ở cuối đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Minh sư có nghĩa là người thầy sáng suốt, thấu tỏ
Qua văn bản, có thể thấy minh sư không chỉ là những người gần gũi cạnh bên, nói lời hay ý đẹp mà minh sư còn là những người dám nói những điều trái ý để ta nhìn nhận lại khuyết điểm của bản thân, từ đó tiến bộ hơn
Câu 6
Câu 6 (trang 7 SBT Ngữ Văn 8, tập 1)
Nêu cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn trích cho ta thấy niềm kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với người anh hùng Nguyễn Hoàng. Bên cạnh đó, ta cũng thấy được sự ghi nhận, tán thành của tác giả đối với việc tiếp nhận lời khen chê.
Đây cũng chính là cách tác giả thể hiện lòng yêu nước và những tâm sự, suy nghĩ của bản thân về cuộc đời.
- Giải Bài tập 6 trang 8 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 6 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 45 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống