Giải Bài tập 5 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi: Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi/ Mấy năm trời xa cách/ Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc... / Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đọc đoạn thơ sau trong bài thơ Nhớ mưa quê hương của Lê Anh Xuân và trả lời các câu hỏi:
Quê nội ơi
Mấy năm trời xa cách
Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi
Nghe tiếng trời gầm xa lắc...
Cớ sao lòng thấy nhớ thương
Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé:
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người - biết mấy yêu thương
(Lê Anh Xuân, Nhớ mưa quê hương, in trong Thơ Việt Nam 1945 - 1975, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1976, tr. 379)
Câu 1
Những dòng thơ mở đầu: Quê nội ơi/ Mấy năm trời xa cách/ Đêm nay, ta nằm nghe mưa rơi/ Nghe tiếng trời gầm xa lắc... / Cớ sao lòng thấy nhớ thương đã giúp em hình dung như thế nào về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa?
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về không gian, thời gian, tâm trạng của nhà thơ khi nghe tiếng mưa trong những dòng thơ đầu.
Lời giải chi tiết:
+ Không gian: im ắng, quạnh vắng, có tiếng mưa rơi
+ Thời gian: đêm tối
+ Tâm trạng của nhà thơ: cảm thấy thương nhớ quê hương vô cùng
Câu 2
Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ: Ôi cơn mưa quê hương/ Đã ru hát hồn ta thuở bé,/ Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé
Phương pháp giải:
Trình bày cảm nhận của bản thân về những câu thơ được đưa ra trong SBT
Lời giải chi tiết:
Những câu thơ đã giúp ta hiểu rằng nhà thơ đã từng có một thời thơ bé với biết bao kỉ niệm với những cơn mưa. Cơn mưa như làn điệu hát ru tâm hồn nhà thơ trong những ngày thuở bé, ấp ôm cho tác giả một tình yêu sâu sắc từ thuở chớm bé với những hạt mưa quê và dấu ấn không thể nào phai về quê nội của mình.
Câu 3
Đoạn thơ đã khơi gợi trong em tình cảm với quê hương, đất nước như thế nào?
Phương pháp giải:
Nêu tình cảm với quê hương, đất nước của bản thân sau khi đọc xong đoạn thơ.
Lời giải chi tiết:
Đoạn thơ giúp em thêm yêu quý và gắn bó với quê hương, đất nước, giúp em biết trân trọng quá khứ, trân trọng tuổi thơ và nhắc nhở em phải luôn dành riêng một vị trí đặc biệt cho quê hương ở trái tim mình vì tình yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng và chân thành nhất.
Câu 4
Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau và nêu tác dụng của các biện pháp tu từ đó:
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yếu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương
Như những con người - biết mấy yêu thương
Phương pháp giải:
Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Lời giải chi tiết:
+ Biện pháp so sánh: Ta yêu quá như lần đầu mới biết / Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết / Như tre, dừa, như làng xóm quê hương / Như những con người - biết mấy yêu thương
+ Biện pháp điệp ngữ: Ta yêu, như
Tác dụng: tác giả đã nhấn mạnh, tô đậm tình yêu của mình đối với cơn mưa quê hương, với những sự vật và con người hết sức gần gũi của quê hương.
Câu 5
Trong đoạn thơ, tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái nhằm nhấn mạnh tình cảm sâu nặng, da diết với quê hương. Em hãy liệt kê những từ ngữ đó
Phương pháp giải:
Liệt kê những từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái được tác giả sử dụng trong đoạn thơ
Lời giải chi tiết:
Những từ ngữ chỉ mức độ cao của đặc điểm, trạng thái: mấy năm trời, xa lắc, thấm nặng lòng ta, yêu quá, biết mấy yêu thương,...
- Giải Bài tập 6 trang 38 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 7 trang 39 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 35 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 44 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 43 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống