Giải Bài tập 5 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức>
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Xác định câu chủ đề và các ý chính, ý phụ của mỗi đoạn văn trong văn bản.
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
“Chúng ta đều là anh chị em với máy móc của chúng ta", nhà sử học công nghệ Gioóc-giơ Đi-xơn (George Dyson) đã từng lưu ý như vậy. Quan hệ anh chị em rất gần gũi, và mối quan hệ với người họ hàng công nghệ của chúng ta cũng như vậy. Chúng ta yêu thích máy móc – không chỉ vì chúng có ích cho chúng ta, mà còn bởi vì chúng ta thấy chúng thân mật và thậm chí còn đẹp đẽ nữa. Trong một chiếc máy được chế tạo tốt, chúng ta thấy một số ước muốn sâu xa nhất của chúng ta được thể hiện: mong muốn hiểu được thế giới và sự vận hành của nó, mong muốn mang sức mạnh của thiên nhiên phục vụ cho những mục tiêu riêng, mong muốn bổ sung một cái gì đó mới và hợp sở thích của chúng ta vào vũ trụ, mong muốn được kinh hãi và sửng sốt. Một chiếc máy tinh xảo là khởi nguồn của sự ngạc nhiên và tự hào.
Nhưng máy móc cũng có thể xấu xí, và chúng ta cảm nhận được ở chúng một mối đe dọa với những thứ chúng ta yêu quý. Máy móc có thể là một kênh dẫn truyền sức mạnh con người, nhưng sức mạnh này thường bị nắm giữ bởi các nhà công nghiệp và tài chính, những người sở hữu máy móc, chứ không phải những người được trả lương để vận hành chúng. Máy móc đều lạnh lùng và vô tâm, và trong cách chúng vâng lời những kịch bản được lập trình, chúng ta thấy hình ảnh của những tình trạng đen tối hơn của xã hội. Nếu máy móc mang lại điều gì đó nhân bản cho thế giới xa xôi, thì chúng cũng mang lại điều gì đó xa lạ cho thế giới con người. Nhà toán học và triết gia Bớt-ren Ru-xen (Bertrand Russell) diễn tả một cách ngắn gọn trong một bài luận năm 1924: “Máy móc được tôn thờ vì chúng đẹp và được đánh giá cao vì chúng tạo ra sức mạnh; chúng bị căm thù vì chúng gớm ghiếc và bị ghê tởm vì chúng áp đặt tình trạng nô lệ”
(Ni-cô-lat Ca – Nicholas Carr, Lồng kính tự động hoá và chúng ta, Vũ Duy Mẫn dịch, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 38 – 39)
Câu 1
Câu 1 (trang 17, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Xác định câu chủ đề và các ý chính, ý phụ của mỗi đoạn văn trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích để xác định chủ đề và ý chính, ý phụ.
Lời giải chi tiết:
* Câu chủ đề: Chúng ta đều là anh chị em với máy móc của chúng ta.
- Ý chính: Giá trị của máy móc và mối quan hệ giữa máy móc với con người.
- Ý phụ:
+ Máy móc có ích và thân thiện với con người.
+ Máy móc thể hiện ước muốn sâu xa của con người.
+ Máy móc gợi cảm giác ngạc nhiên và tự hào ở con người.
* Câu chủ đề: Nhưng máy móc cũng có thể xấu xí, và chúng ta cảm nhận được ở chúng một mối đe dọa với những thứ chúng ta yêu quý.
- Ý chính: Sự đe dọa của máy móc.
- Ý phụ:
+ Máy móc làm tăng sức mạnh của người sở hữu máy móc chứ không phải người vận hành chúng.
+ Máy móc lạnh lùng và vô tâm.
Câu 2
Câu 2 (trang 17, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Các thông tin trong văn bản được trình bày theo mô hình tổ chức nào? Nếu tác dụng của mô hình tổ chức đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích để đưa ra mô hình tổ chức và tác dụng của mô hình tổ chức đó.
Lời giải chi tiết:
Các thông tin trong văn bản được triển khai theo quan hệ tương phản, đối lập. Cách tổ chức thông tin này làm nổi bật mối quan hệ nhiều mặt giữa con người và máy móc.
Câu 3
Câu 3 (trang 17, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Phân tích quan điểm, thái độ của tác giả được thể hiện trong văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để phân tích quan điểm, thái độ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản, quan điểm, thái độ của tác giả thường không được bộc lộ trực tiếp mà được thể hiện gián tiếp trước hết qua cách trình bày, sắp đặt thông tin. Bằng cách nêu lên những thông tin đối lập về mối quan hệ nhiều mặt giữa con người và máy móc, tác giả bày tỏ quan điểm: máy móc vừa có ích lợi và giá trị nhưng đồng thời cũng có thể là một mối đe dọa với đời sống con người. Quan điểm này còn được thể hiện gián tiếp bằng cách tác giả trích dẫn các nhận định nổi tiếng của nhà sử học Gioóc-giơ Đi-xơn và nhà triết học Bớt-ren Ru-xen.
Câu 4
Câu 4 (trang 17, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập một):
Từ những thông tin được trình bày trong văn bản trên và trong văn bản Trí thông minh nhân tạo của Ri-sát Oát-xơn (Richard Watson) trong SGK Ngữ văn 11, tập hai, bạn có suy nghĩ gì về mối quan hệ giữa con người và máy móc?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để đưa ra ra suy nghĩ cá nhân về mối quan hệ giữa con người và máy móc.
Lời giải chi tiết:
Suy nghĩ của em: máy móc có thể thay thế con người trong phần lớn các hoạt động của đời sống, thậm chí cả những hoạt động mang tính chất sáng tạo. Điều này khiến cho nhân loại phải đối diện với một cuộc khủng hoảng mới - nguy cơ trở nên vô dụng trước sự phát triển của trí thông minh nhân tạo và tự động hoá.
- Giải Bài tập 6 trang 17 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 7 trang 19 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 16 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 15 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức