Giải Bài tập 4 trang 5,6,7 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc đoạn trích Chiếc mũ miện dát đá Be-rô và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Trả lời Bài tập 4 trang 5 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc đoạn trích Chiếc mũ miện dát đá Be-rô và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đoạn trích trên là lời giải thích của nhân vật nào về vụ án?
A. Ông Hôn-đơ
B. Thám tử Sơ-lốc Hôm
C. Cô Me-ry
D. Người bạn của thám tử
Phương pháp giải:
Chú ý ngôn ngữ, lời người kể chuyện
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Ông Hôn-đơ cho rằng thủ phạm lấy cắp một góc chiếc mũ miện với ba viên đá be-rô là ai?
A. A-thơ
B. Gioóc Bơn-queo
C. Me-ry
D. Lu-xi
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phầm tóm tắt đầu văn bản
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Dấu vết nào mà Sơ-lốc Hôm phát hiện trên tuyết KHÔNG liên quan đến phỏng đoán của vị thám tử về vụ vật lộn đã xảy ra ở nhà ông Hôn-đơ?
A. Những vết tròn
B. Dấu chân của hai người đàn ông
C. Vài giọt máu
D. Tuyết bị giẫm nát
Phương pháp giải:
Chú ý chi tiết các dấu chân trên tuyết
Lời giải chi tiết:
Đáp án A
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Phương án nào sau đây nêu đúng quan hệ ý nghĩa giữa hai vế của câu ghép “Tuy vậy, vì anh ta yêu người em họ của mình nên đó chính là cái cớ tuyệt vời để giải thích cho việc anh ta giữ kín bí mật của cô ta - nhất là khi bí mật đó là một điều ô nhục.”?
A. Giả thiết - hệ quả
B. Nguyên nhân - kết quả
C. Nhượng bộ - tăng tiến
D. Sự kiện - mục đích
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học về câu ghép
Lời giải chi tiết:
Đáp án B
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện xảy ra khi nào, ở đâu?
Phương pháp giải:
Đọc phần tóm tắt đầu văn bản
Lời giải chi tiết:
Vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện xảy ra vào buổi tối ông Hôn-đơ đem chiếc mũ về cất giấu tại nhà.
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Phân tích cách điều tra giúp Sơ-lốc Hôm tìm ra những người có liên quan đến vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện (xem xét hiện trường, suy luận loại trừ, bổ sung bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.
Phương pháp giải:
Chú ý các chi tiết Sơ-lốc Hôm xem xét hiện trường, suy luận loại trừ, bổ sung bằng chứng
Lời giải chi tiết:
Cách điều tra giúp Sơ-lốc Hôm tìm ra những người có liên quan đến vụ việc lấy trộm chiếc mũ miện:
- Xem xét hiện trường: Sơ-lốc Hôm nghiên cứu rất kĩ hiện trường vụ án. Ông đã đi vòng quanh nhà để quan sát những dấu vết trên tuyết, dùng kính lúp xem xét kĩ bệ cửa và khung cửa sổ của nhà ông Hôn-đơ. Từ các dấu hiệu bằng chứng phạm tội đó, ông đã suy luận ra những người liên quan đến vụ việc.
- Suy luận loại trừ: Sơ-lốc Hôm cho rằng “Tôi có một phương châm là: Sau khi loại trừ được những gì không thể thì điều gì còn lại, dù có khó xảy ra đến đâu, ắt phải là đáp án chân thực.". Vì thế ông cho rằng cô Me-ry đã đem chiếc mũ miện xuống nhà.
- Bổ sung bằng chứng: Sơ-lốc Hôm đến nhà của huân tước Gioóc Bơn-queo, tìm cách mua lại đôi giày đã hỏng của hắn để ướm vào vết chân trên tuyết. Qua đó, em nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử. Gợi ý: Sơ-lốc Hôm có năng lực quan sát tinh tường, suy luận thông minh, điều tra cẩn trọng, ...
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Giả sử em là nhân vật A-thơ, em sẽ xử lí tình huống trong đoạn trích như thế nào? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đặt mình vào góc nhìn của nhân vật A-thơ để xử lí tình huống
Lời giải chi tiết:
Em nêu cách xử lí tình huống của mình và giải thích lí do. Ví dụ: Em sẽ hành động giống nhân vật A-thơ (không tố cáo Me-ry) hoặc em sẽ nói với cha sự thật về vụ việc để tìm cách xử lí phù hợp.
Câu 8
Trả lời Câu hỏi 8 trang7 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong đoạn trích?
Phương pháp giải:
Từ nội dung văn bản rút ra bài học
Lời giải chi tiết:
Bài học: Không nên đưa ra kết luận vội vàng về một vụ việc hoặc con người khi chưa có đầy đủ bằng chứng; bài học về mối quan hệ giữa tình cảm cá nhân và tinh thần tôn trọng sự thật, thượng tôn pháp luật.
- Giải Bài tập 5 trang 7 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 10 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 4 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 trang 3 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 trang 3 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống