Giải Bài tập 2 trang 22 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức>
Đọc lại nội dung giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 104 – 105); chín câu đầu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 99 – 100) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Đọc lại nội dung giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 104 – 105); chín câu đầu văn bản Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 99 – 100) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:
Câu 1
Câu 1 (trang 22, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Cho biết nội dung các câu văn dưới đây là đúng hay sai (kẻ bảng vào vở để đánh dấu):
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản để xác định câu văn là đúng hay sai.
Lời giải chi tiết:
STT |
Nội dung |
Đánh giá |
|
Đúng |
Sai |
||
1 |
“Văn tế” là một thể văn hành chính, được viết theo lối văn biền ngẫu |
|
x |
2 |
“Một trận nghĩa đánh Tây” của người nghĩa binh nông dân có khi khiến họ nổi danh hơn “mười năm công vỡ ruộng”. |
x |
|
3 |
Nguyễn Đình Chiểu đọc bài văn tế tại lễ truy điệu các nghĩa sĩ Cần Giuộc. |
|
x |
4 |
Nghĩa sĩ Cần Giuộc tham gia trận đánh công đồn theo lời kêu gọi của Tuần phủ Gia Định. |
|
x |
5 |
Những từ ngữ, câu chữ mang tính chất khuôn mẫu, công thức trong bài văn tế (như “Hỡi ôi!”; “Nhớ linh xưa”; “Khá thương thay!”;...) không có giá trị biểu đạt nội dung của tác phẩm. |
|
x |
Câu 2
Câu 2 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó và cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để chỉ ra những từ ngữ hình ảnh cho thấy hoàn cảnh xuất thân nghèo khó.
Lời giải chi tiết:
- Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh xuất thân nghèo khó, cuộc sống cơ cực của người nghĩa sĩ: người nông dân cả đời “cui cút làm ăn” trong “làng bộ”; chỉ biết đến “ruộng trâu” để “toan lo” cho cuộc sống; công việc quanh năm chỉ là “cuốc”, “cày”, “bừa” “cấy”.
- Thủ pháp nghệ thuật liệt kê được tác giả sử dụng hiệu quả, có tác dụng nhấn mạnh, đặc tả sự lam lũ, nghèo khó của người nghĩa sĩ nông dân. Những từ ngữ, hình ảnh rất cụ thể, được dùng theo nghĩa đen, không hề trau chuốt; vì thế, tính chân thực của hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân càng được bộc lộ rõ nét.
Câu 3
Câu 3 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Thống kê các câu văn có hai vế thể hiện quan hệ đối lập về nghĩa. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối được tác giả sử dụng ở các câu văn đó.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để thống kê câu văn có hai về thể hiện quan hệ đối lập.
Lời giải chi tiết:
- Trong đoạn văn, tác giả liên tục tổ chức các câu văn theo cả hai dạng đối: thống nhất, nối tiếp và đối lập, tương phản. Ví dụ về câu văn có hai vế thể hiện quan hệ đối lập về nghĩa: câu 5 có vế trước miêu tả công việc của người nông dân, về sau miêu tả nhiệm vụ của binh lính. Khi thống kê, cần chỉ rõ nội dung hoặc tính chất đối lập về nghĩa giữa các vế câu.
- Mỗi dạng quan hệ đối như nói trên đều có tác dụng, hiệu quả riêng. Xét về tổng thể, biện pháp tu từ đối trong các câu văn đã giúp tác giả thể hiện nội dung một cách khái quát nhất, nhấn mạnh được tính chất, phẩm chất của đối tượng. Với từng ý văn cụ thể, quan hệ đối lập sẽ có tác dụng cụ thể riêng; ví dụ với câu 5, việc đối lập công việc của nhà nông với nhiệm vụ tập luyện quân sự giúp tác giả nhấn mạnh hành động anh hùng trượng nghĩa khác thường của những người vốn chân lấm tay bùn.
Câu 4
Câu 4 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Giải thích nghĩa của ba trong số các thành ngữ có trong đoạn văn. Việc sử dụng các thành ngữ ấy (trong từng câu văn) có ý nghĩa cụ thể như thế nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để giải thích của các thành ngữ trong đoạn văn và rút ra ý nghĩa cụ thể.
Lời giải chi tiết:
* Đoạn văn xuất hiện nhiều thành ngữ, chủ yếu là các thành ngữ thuần Việt: “nổi như phao”, “vang như mỡ”, “trời hạn trông mưa”, “nhà nông ghét cờ”, chém rắn đuổi hươu”, “treo dê bán chó”... Trong đó:
- Treo dê bán chó: Mượn ý từ thành ngữ tiếng Việt “treo đầu dê bán thịt chó”, chỉ sự gian trá lừa lọc; ở đây ý nói thực dân Pháp Pháp viện các cơ khác nhau để xâm lược nước ta.
- Chém rắn đuổi hươu: Hành động hung ác mù quáng, tiêu diệt, làm hại cả kẻ xấu lẫn người tốt, không trừ ai. Đánh rắn giữa khúc: Không đánh trúng vào chỗ hiểm, chỗ quan trọng, khiến đối phương có thể hồi phục; hành động nửa vời, không triệt để.
- Trời hạn trông mưa: Chỉ sự mong ngóng đợi chờ. Ở đây được dùng để nhấn mạnh việc người dân trông tin quan ra làm sao.
Câu 5
Câu 5 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Phân tích giá trị biểu đạt của điển cố “xa thư” (“một mối xa thư đồ sộ”) và hình ảnh “hai vầng nhật nguyệt chói lòa” trong việc thể hiện quan niệm của người nghĩa binh về chủ quyền quốc gia.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để phân tích giá trị biểu đạt của điểm cố và hình ảnh.
Lời giải chi tiết:
- “Xa thư” là điển cố xuất phát từ sách Trung Dung (thuộc bộ Tứ thư - bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa). Sách Trung Dung có đề cập đến chủ trương “xa đồng quỹ, thư đồng văn” (xe được quy định cùng một cỡ trục, sách vở được quy định cùng một lối chữ viết) để nói việc thống nhất quốc gia. Đây là các chính sách hướng đến mục đích quy thiên hạ về một mối, cũng tức là thực thi chủ quyền đối với quốc gia. Điển cố này được tác giả sử dụng ở đây để nêu bật vấn đề hệ trọng liên quan đến vận mệnh đất nước, mà mỗi người đều phải có ý thức đặt lên trên hết.
- Hình ảnh “hai vầng nhật nguyệt chói loà”: theo kinh nghiệm và quan sát của người xưa, mặt trời và mặt trăng là hai thiên thể sáng nhất trên bầu trời. Từ đó, mặt trời được lấy làm biểu trưng cho khí dương, mặt trăng biểu trưng cho khí âm; mặt trời, mặt trăng vận hành đã chi phối cuộc sống ở thế gian, vì thế cũng tượng trưng cho quy luật tất yếu, chân lí khách quan, sáng tỏ. Trong câu văn, hình ảnh này thể hiện ý niệm về ánh sáng chân lí, nhân dân không thể chấp nhận những điều dối trá, ngang trái; chủ quyền quốc gia là chân lí, cần phải được thực hiện;...
Câu 6
Câu 6 (trang 23, sách bài tập Ngữ Văn 11, tập hai):
Theo bạn, ý thức về vận mệnh đất nước và tinh thần tự nguyện dấn thân của người nghĩa sĩ nông dân có mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé và cuộc đời cơ cực của họ hay không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ lại văn bản để đưa ra quan điểm cá nhân về ý thức vận mệnh của người nghĩa sĩ nông dân có mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé.
Lời giải chi tiết:
- Qua bài tế, có thể thấy, tuy sống cuộc đời cơ cực lam lũ nhưng người nghĩa binh nông dân Cần Giuộc luôn sẵn có ý thức sâu sắc về vận mệnh đất nước; sẵn sàng xả thân vì nghĩa với tinh thần tự nguyện dấn thân, chẳng đợi “ai đòi ai bắt”. Ý thức và tinh thần ấy của người nghĩa sĩ nông dân không hề mâu thuẫn với thân phận nhỏ bé và cuộc đời cơ cực của họ.
- Mỗi công dân đều gắn với quê hương, với mảnh đất chôn rau cắt rốn, cuộc đời mỗi người đều gắn bó máu thịt với truyền thống lịch sử và đạo lí tốt đẹp của dân tộc. Với mỗi cá nhân, quốc gia – dân tộc hết sức cụ thể và chân thực độc lập dân tộc là giá trị thiêng liêng được đề cao, đã trở thành lẽ sống cao đẹp của con người Việt Nam.
- Giải Bài tập 3 trang 23 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 4 trang 24 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 5 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 6 trang 25 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 7 trang 26 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 11 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 1 Nói và nghe trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 3 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức
- Giải Bài tập 2 trang 28 sách bài tập Ngữ văn 11 tập 2 - Kết nối tri thức