Giải Bài tập 1 trang 41 sách bài tập Ngữ văn 7 - Kết nối tri thức với cuộc sống


Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt trong SGK (tr. 107 - 109) và trả lời các câu hỏi: Trong hai đoạn văn đầu của văn bản, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đọc lại văn bản Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọttrong SGK (tr. 107 - 109) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Trong hai đoạn văn đầu của văn bản, tác giả muốn khẳng định điều gì? Em có đồng ý với quan điểm của tác giả không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ 2 đoạn văn đầu trong SGK và cho biết tác giả muốn khẳng định điều gì. Đưa ra quan điểm của bản thân (đồng tình hoặc không đồng tình) về quan điểm của tác giả.

Lời giải chi tiết:

+ Tác giả muốn khẳng định ai cũng chuộng mùa xuân.

+ Em đồng tình với ý kiến của tác giả. Bởi vì như em thấy, mùa xuân tiết trời rất mát mẻ, thoáng đãng, vạn vật đâm chồi nảy lộc, là sự bắt đầu cho một khởi đầu mới trong năm. Vì thế hầu hết mọi người đều yêu mến mùa xuân.

Câu 2

Em cảm nhận được điều gì về không gian mùa xuân miền Bắc qua các chi tiết mưa riêu riêu, gió lành lạnh, tiếng trống chèo, cái rét ngọt, mùi hương man mác? Hãy chia sẻ về không gian mùa xuân ở quê em.

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân về mùa xuân ở miền Bắc qua câu thơ đưa ra trong SBT. Từ đó, chia sẻ về không gian mùa xuân ở quê mình.

Lời giải chi tiết:

 + Chi tiết giúp em cảm nhận được đặc trưng của không gian miền Bắc lúc xuân sang: có mưa bay bay, có gió lành lạnh, có tiếng trống vang vọng, có rét ngọt ngào, có mùi hương man mác bay xa.

+ Không gian mùa xuân ở quê em cũng giống như những vùng quê miền Bắc khác, rất thoáng đãng và tươi đẹp. Vào mùa xuân, tiết trời mát mẻ, gió nhẹ thổi qua, có những cơn mưa phùn thoáng đến rồi thoáng đi rất nhanh. Vạn vật đâm chồi nảy lộc, những loài hoa mai, hoa đào nở rộ đón xuân về. Mọi người ai cũng vui vẻ, hào hứng, đầy tin yêu trong mùa xuân của đất trời.

Câu 3

Những chi tiết như những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, những làn sáng hồng hồng báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian? Từ đó, nêu nhận xét của em về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn.

Phương pháp giải:

Đọc văn bản và tìm hiểu xem chi tiết những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, những làn sáng hồng hồng  báo hiệu điều gì về sự chuyển đổi của thời gian và không gian. Từ đó, đưa ra nhận xét của bản thân về khả năng cảm nhận thế giới bên ngoài của nhà văn.

Lời giải chi tiết:

+ Chi tiết những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, những làn sáng hồng hồng  báo hiệu thời tiết mùa đông u ám đã lùi xa dần, thay vào đó là những ngày xuân tươi mới sắp đến. Bầu trời như quang đãng hơn, không gian tươi sáng hơn.

+ Có thể thấy, tác giả rất tinh tế khi cảm nhận về thế giới bên ngoài để thấy được sự đổi thay của cảnh vật, từ đó nhận ra dấu hiệu của sự chuyển mùa đã tới.

Câu 4

Theo em, vì sao tác giả lại viết là mùa xuân thần thánh?

Phương pháp giải:

Giải thích vì sao tác giả lại viết là “mùa xuân thần thánh”

Lời giải chi tiết:

Tác giả viết là “mùa xuân thần thánh” ý chỉ mùa xuân là mùa có sự biến đổi diệu kì của thiên nhiên, vạn vật và con người. Sự biến đổi liên tục của tất cả cảnh vật trong đất trời từ cái héo úa của mùa đông sang cái tươi mới, non tơ của mùa xuân chính là sự “thần thánh” ấy.

Câu 5

Những biến đổi trong tâm hồn khi mùa xuân đến được tác giả diễn tả như thế nào?

Phương pháp giải:

Chỉ ra những chi tiết trong SGK cho thấy những biến đổi trong tâm hồn khi mùa xuân đến

Lời giải chi tiết:

Những biến đổi trong tâm hồn khi mùa xuân đến được tác giả miêu tả như sau:

+ “Nhựa sống ở trong người căng lên như máu cũng căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trỗi ra thành những cái lá nhỏ tí ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.”

+ “Cùng với mùa xuân trở lại, tim người ta như trẻ hơn ra, và đập mạnh hơn trong những ngày đông tháng giá.”

+ “Y như những con vật nằm thu hình một nơi chốn rét thấy nắng ấm trở về thì lại bò ra để nhảy nhót, kiếm ăn, anh cũng “sống” lại và thèm khát yêu đương thực sự.”

Câu 6

Bầu trời đêm tháng Giêng hiện lên như thế nào? Theo em, vì sai tác giả gọi trăng tháng Giêng là trăng non?

Phương pháp giải:

Chỉ ra hình ảnh tháng Giêng trong tác phẩm. Lý giải vì sao tác giả gọi trăng tháng Giêng là “trăng non”.

Lời giải chi tiết:

+ Bầu trời tháng Giêng được tác giả miêu tả như sau: “Đêm xanh biêng biếc, tuy có mưa dây, nhưng nhìn lên thấy rõ những cánh sếu bay”, “trời sáng lung linh như ngọc, chỉ khoảng 10 giờ tối là trăng mọc cao lên trên đỉnh đầu”.

+ Tác giả gọi trăng tháng Giêng là “trăng non” bởi vì với tác giả, ánh trăng của tháng Giêng là ánh sáng của tháng khởi đầu, do đó nên nhà văn muốn gắn cho nó cái non tơ, mơn mởn để thấy hết được vẻ đẹp thuần khiết của ánh trăng đầu xuân.

Câu 7

Hãy giải thích nhan đề bài tùy bút

Phương pháp giải:

Đọc và giải thích tên nhan đề của tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Nhan đề “Tháng Giêng, mơ về trăng non rét ngọt” là nhan đề thể hiện nỗi nhớ của tác giả Vũ Bằng đối với quê hương miền Bắc, cụ thể là Hà Nội. Vào tháng Giêng, tác giả chợt nhớ lại mùa xuân miền Bắc với hình ảnh đặc trưng là trăng non rét ngọt. Những hình ảnh đó càng làm cho nỗi nhớ quê của tác giả trở nên da diết hơn, làm cho giấc mơ được trở về quê hương của nhà văn càng thêm cháy bỏng.

Câu 8

Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng ở những cụm từ in đậm trong câu văn dưới đây và nêu tác dụng của chúng:

   Ai bảo được non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió; ai cấm được trai thương gái, ai cấm được mẹ yêu con, ai cấm được cô gái còn son nhớ chồng thì mói hết được người mê luyến mùa xuân.

Phương pháp giải:

Chỉ ra những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ đó

Lời giải chi tiết:

+ Biện pháp điệp ngữ được sử dụng trong câu văn in đậm, điệp lại chữ “đừng”

Tác dụng: Biện pháp điệp ngữ tạo nên sự trùng điệp khiến cho câu văn có nhịp điệu, thể hiện cảm xúc tha thiết, dạt dào. 

+ Biện pháp nhân hóa “non đừng thương nước, bướm đừng thương hoa, trăng đừng thương gió”

Tác dụng: Làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, có tâm tư, tình cảm yêu thương nhau giống như con người.


Bình chọn:
4 trên 4 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí