Giải Bài tập 1 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống>
Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 - 43) và trả lời các câu hỏi:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
Trả lời Bài tập 1 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) trong SGK (tr. 41 - 43) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu chủ đề và cảm hứng chủ đạo của đoạn trích
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề: khát vọng hạnh phúc lứa đôi của con người trong hoàn cảnh phải chia li, xa cách vì chiến tranh
- Cảm hứng chủ đạo: sự thấu hiểu, cảm thông sâu sắc nỗi đau của đôi lứa bị chia lìa bởi chiến tranh
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Đề xuất phương án ngắt nhịp 4 câu thơ sau và cho biết tác dụng của cách ngắt nhịp đó
Chàng thì đi cõi xa mưa gió
Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn
Đoái trông theo đã ngăn cách
Tuôn màu mây biếc trải ngần núi xanh
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Cách 1:
Chàng/ thì đi cõi xa mưa gió (1/6)
Thiếp/ thì về buồng cũ chiếu chăn (1/6)
Đoái trông theo/ đã ngăn cách (3/3)
Tuôn màu mây biếc/ trải ngần núi xanh (4/4)
Cách 2:
Chàng thì đi/ cõi xa/ mưa gió (3/2/2 )
Thiếp thì về/ buồng cũ/ chiếu chăn (3/2/2)
Đoái trông theo/ đã ngăn cách (3/3)
Tuôn/ màu mây biếc/ trải /ngần núi xanh (1/3/1/3)
- Tác dụng: Phương án ngắt nhịp trên nhằm nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật trữ tình, diễn tả rõ nét hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ: người chinh phu ra chiến trường, người chinh phụ lủi thủi ở buồng cũ đợi chồng. Giúp người đọc dễ nhớ, dễ cảm thông, khơi gợi sự đồng cảm.
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép đối trong các câu thơ sau
a. Quân trước đã gần ngoài doanh Liễu
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương
b. Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ
c. Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
a. Phép đối: trước - sau, gần ngoài, khuất nẻo
Tác dụng: Nhấn mạnh về hoàn cảnh của nhân vật trữ tình
b. Phép đối: đồng vọng - phất phơ
Tác dụng: Trong cái giờ phút chia li ấy, trong cái không gian nhuốm đầy màu tâm trạng, bất giác, một tiếng sáo vang lên như mang theo cả nỗi niềm của người chinh phụ. Tiếng sáo ấy dường như lắng đọng cùng tâm trạng nàng, gửi gắm những mong mỏi, chờ đợi, lo lắng cho người chinh phu ở nơi sa trường.
c. Phép đối: lòng chàng - ý thiếp
Tác dụng: Nhấn mạnh vào cảm xúc u sầu, ảm đạm của nhân vật trữ tình, câu thơ thấm đẫm sự cô đơn, hiu quạnh thể hiện sự đồng cảm và chia sẻ nỗi đau giữa vợ chồng
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu cách hiểu của em đối với câu thơ “Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng?”
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Câu thơ thể hiện khát vọng mãnh liệt, mong muốn được thấu hiểu, được đồng cảm, sẻ chia của người vợ. Tâm trạng ấy trào dâng thành câu hỏi vang vọng trong không gian mênh mông, vô định mà dường như không có lời hồi đáp. Phải xa chồng, người chinh phụ đối diện với nỗi niềm nhớ thương, lo lắng khôn nguôi, qua đó, ta cũng thấy uược tấm lòng thủy chung son sắt của nàng
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Những từ ngữ nào được sử dụng nhiều nhất trong đoạn trích? Nêu tác dụng của việc sử dụng nhiều lần những từ ngữ này
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Từ ngữ xưng hô “chàng - thiếp”, thể hiện sự kính trọng, hắn bó vô cùng sâu đậm của người chinh phụ với người chinh phu. Nơi hậu phương, người chinh phụ luôn mong chờ, trông ngóng chồng với tấm lòng thủy chung và tình yêu thương kiên định
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 11 SBT Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu cảm nhận của em về tình cảm của người chinh phụ dành cho người chinh phu
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ văn bản
- Đọc kĩ phần Tri thức Ngữ văn
Lời giải chi tiết:
Qua đoạn trích, tác giả đã thể hiện, diễn tả rõ tâm trạng và nỗi niềm sâu kín của nhân vật người chinh phụ trong hoàn cảnh chia li, nhấn mạnh tình cảm của người chinh phụ dành cho người chinh phu là một tình cảm sâu sắc, gắn bó, mãnh liệt. Nỗi thơ thương và lo lắng luôn thường trực trong suy nghĩ của người chinh phụ, đó là một tình yêu nồng nàn, mãnh liệt nhưng cũng thầm kín.
- Giải Bài tập 2 trang 11 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 3 trang 12 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 4 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 5 trang 13 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 6 trang 14 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Nói và nghe Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập Viết Ôn tập HK2 trang 42 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 1 Ôn tập HK2 trang 37 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài tập 2 Nói và nghe trang 36 sách bài tập Ngữ văn 9 - Kết nối tri thức với cuộc sống