Bài III.4, III.5 trang 49 SBT Vật Lí 12


Giải bài III.4, III.5 trang 49 sách bài tập vật lí 12. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong mạch là

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

III.4

Đặt điện áp xoay chiều có tần số \(50Hz\) vào hai đầu một đoạn mạch gồm một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(0,2H\) và một tụ điện có điện dung \(10\mu F\) mắc nối tiếp. Độ lệch pha của điện áp giữa hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện trong mạch là

A. \(0.\)                                      B. \(\dfrac{\pi }{4}.\)

C. \( - \dfrac{\pi }{2}.\)                                 D. \(\dfrac{\pi }{2}.\)

Phương pháp giải:

Sử dụng biểu thức tính độ lệch pha giữa điện áp và dòng điện: \(\varphi  = {\varphi _u} - {\varphi _i}\); \(\tan \varphi  = \dfrac{{{Z_L} - {Z_C}}}{R}\)

Lời giải chi tiết:

Tần số góc \(\omega  = 2\pi f = 2\pi .50 = 100\pi (rad/s)\)

\({Z_L} = L\omega  = 0,2.100\pi  = 20\pi (\Omega )\)

\({Z_C} = \dfrac{1}{{C\omega }} = \dfrac{1}{{{{10.10}^{ - 6}}.100\pi }} = \dfrac{{1000}}{\pi }(\Omega )\)

Do mạch điện chỉ có tự và cuộn cảm thuần, \({Z_C} > {Z_L}\) nên điện áp trễ pha hơn dòng điện góc \(\dfrac{\pi }{2} \Rightarrow \varphi  =  - \dfrac{\pi }{2}rad\)

Chọn C

Quảng cáo

Lộ trình SUN 2025

III.5

Đặt điện áp xoay chiều \(u = 200\sqrt 2 cos100\pi t(V)\) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở \(R,\) cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện hiệu dụng trong đoạn mạch là \(\sqrt 2 A.\) Biết cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch lần lượt là \(200\Omega \) và \(100\Omega .\) Giá trị của \(R\) là

A. \(50\Omega .\)                                  B. \(400\Omega .\)

C. \(100\Omega .\)                                D. \(100\sqrt 3 \Omega .\)

Phương pháp giải:

Sử dụng định luật Ôm cho đoạn mạch \(RLC\) mắc nối tiếp \(I = \dfrac{U}{Z}\)

Sử dụng công thức tính tổng trở đoạn mạch \(Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(I = \dfrac{U}{Z} \Rightarrow Z = \dfrac{U}{I} = \dfrac{{200}}{{\sqrt 2 }} = 100\sqrt 2 \Omega \)

\(\begin{array}{l}Z = \sqrt {{R^2} + {{({Z_L} - {Z_C})}^2}} \\ \Leftrightarrow 100\sqrt 2  = \sqrt {{R^2} + {{(200 - 100)}^2}} \\ \Rightarrow R = 100\Omega \end{array}\)

Chọn C

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài III.6, III.7 trang 49 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.6, III.7 trang 49 sách bài tập vật lí 12. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu một điện trở

  • Bài III.8, III.9 trang 50 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.8, III.9 trang 50 sách bài tập vật lí 12. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là

  • Bài III.10, III.11 trang 50 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.10, III.11 trang 50 sách bài tập vật lí 12. Nối hai cực của một máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần. Bỏ qua điện trở các cuộn dây của máy phát.

  • Bài III.12, III.13 trang 51 Vật Lí 12

    Giải bài III.12, III.13 trang 51 sách bài tập vật lí 12. . Một máy biến áp có điện trở các cuộn dây không đáng kể. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp và giữa hai đầu cuộn sơ cấp lần lượt là 55V và 220V.

  • Bài III.14, III.15 trang 51 SBT Vật Lí 12

    Giải bài III.14, III.15 trang 51 sách bài tập vật lí 12. Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rôto gồm 4 cặp cực 4 cực nam và 4 cực bắc.

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí lớp 12 - Xem ngay

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.