Bài 9. Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều>
Quan sát hình 9.1 và cho biết tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người
CH tr 64
CH1.
Quan sát hình 9.1 và cho biết tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sức khỏe con người |
Phương pháp:
Quan sát hình 9.1
Giải chi tiết:
Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Gây ngộ độc
- Rối loạn tiêu hóa, thần kinh và một số khác như viêm gan, huyết áp thay đổi,...
- Lâu dài gây suy thận, bệnh tự nhiễm, ung thư,...
CH tr 65
CH1.
Hoàn thành bảng 9.1 |
Phương pháp:
Lý thuyết ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
CH2.
Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm được không? Tại sao? |
Phương pháp:
Lý thuyết mất vệ sinh an toàn thực phẩm
Giải chi tiết:
Bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm có thể phát hiện sớm được nếu phát hiện mẫu thức ăn, nước uống bị nhiễm khuẩn, môi trường sinh sống có tác nhân lạ hoặc một số biểu hiện của cơ thể sau khi ăn như chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy,...
CH tr 66
CH1.
Nêu một số biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm |
Phương pháp:
Lý thuyết biện pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
- Sử dụng máy móc, thiết bị theo khuyến cáo của nhà sản xuất
- Đảm bảo nguyên liệu, quy trình chế biến an toàn, phòng tránh các tác nhân vật lí nhiễm vào thực phẩm
- Không sử dụng các loại thực phẩm được khuyến cáo có chứa chất độc, thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ
- Chọn thực phẩm tươi sạch, không chứa các chất bảo quản,... không bị nấm mốc, sâu bệnh,...
- Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, an toàn trong khâu chế biến và giữ vệ sinh cá nhân.
CH tr 67
CH1.
Trình bày các phương pháp nhận biết người bị ngộ độc thực phẩm |
Phương pháp:
Lý thuyết ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
- Nhận biết triệu chứng ngộ độc thực phẩm: đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nhịp tim tăng, co giật,...
- Xác định nguồn gốc thực phẩm gây ra ngộ độc
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm
CH tr 68
CH1.
Trình bày các biện pháp điều trị ngộ độc thực phẩm |
Phương pháp:
Lý thuyết ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
- Tại nhà:
+ Kích thích gây nôn để loại bỏ tác nhân gây ngộ độc
+ Bù nước điện giải
- Tại cơ sở y tế:
+ Khi người bệnh có dấu hiệu bất thường cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời
+ Cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng như tránh các thực phẩm khó tiêu. Nên ăn các thức ăn nhạt như nước cháo loãng, nước canh,...
+ Dành thời gian nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, tránh tham gia các hoạt động mệt mỏi
CH tr 69
CH1.
Nêu vai trò của các thành phần chứa trong gói oresol. Tại sao cần pha dung dịch oresol đúng liều lượng quy định |
Phương pháp:
Lý thuyết oresol
Giải chi tiết:
- 3 thành phần quan trọng trong Oresol:
+ Nước sạch: là nước đun sôi hay nước cất, vô trùng hay nước uống đóng chai.
+ Chất điện giải (hay còn gọi là các loại muối), là các chất mà cơ thể bạn cần để thực hiện các hoạt động sống.
+ Carbohydrates, tồn tại dưới dạng đường.
- Nếu uống oresol không được pha đúng tỷ lệ sẽ dẫn tới tăng natri (muối) trong máu, đây là dấu hiệu của mất nước trong tế bào, nếu không được xử trí kịp thời có thể dẫn tới biến chứng thần kinh nguy hiểm và có thể gây teo não.
CH2.
Khi bị ngộ độc thực phẩm và bị tiêu chảy, người bệnh có nên tự dùng thuốc chống tiêu chảy không? Tại sao? |
Phương pháp:
Lý thuyết ngộ độc thực phẩm
Giải chi tiết:
Trong trường hợp bị ngộ độc thực phẩm, chất độc, dùng ngay thuốc cầm tiêu chảy là không có lợi, vì xét dưới góc độ phòng vệ thì đây là một phản ứng có lợi. Cơ thể cần tiêu chảy để tống chất độc ra khỏi cơ thể. Vì vậy, không nên dùng thuốc chống tiêu chảy ngay từ đầu.
CH3.
Gia đình em đã có những biện pháp gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong bảo quản và chế biến thực phẩm? |
Phương pháp:
Lý thuyết biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Giải chi tiết:
Một số giải pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong quá trình bảo quản và chế biến thực phẩm trong gia đình em là:
- Lựa chọn thực phẩm an toàn
- Giữ vệ sinh cá nhân khi tham gia sơ chế, chế biến thực phẩm.
- Nấu chín thức ăn
- Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác.
- Sử dụng nguồn nước sạch an toàn.
- Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn như bát đĩa.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 9. Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 8. Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 5. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 4. Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 3 - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 9. Tác hại của mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách phòng và điều trị ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 8. Vệ sinh an toàn thực phẩm và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 5. Nguyên nhân lây nhiễm bệnh dịch ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều
- Bài 4. Bệnh dịch và tác nhân gây bệnh ở người - Chuyên đề học tập Sinh 11 Cánh diều