Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo>
Ngành sản xuất dầu mỏ của một số nước/ khu vực trên thế giới và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ Việt Nam
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
MĐ
Ngành sản xuất dầu mỏ của một số nước/ khu vực trên thế giới và sự phát triển của công nghiệp dầu mỏ Việt Nam có liên quan đến trữ lượng và sản lượng dầu mỏ như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào trữ lượng dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Trữ lượng và sản lượng dầu mỏ phân bố không đồng đều trên thế giới. Vậy nên các nước khi khai thác sản lượng sẽ phụ thuộc vào các mỏ dầu tại khu vực đó
CH mục I TL1
Hãy nêu tên một vài công ty kinh doanh xăng dầu mà em biết
Phương pháp giải:
Liên hệ với thực tiễn
Lời giải chi tiết:
Công ty petrolimex, Viétovpetro
CH mục I TL2
Dầu mỏ thường được sử dụng vào những mục đích nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về sự tiêu thụ dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ được sử dụng để xuất khẩu, chạy động cơ đốt trong, làm nhiên liệu phản lực,…
CH mục I TL3
Từ bảng 9.1 thứ hạng trữ lượng dầu mỏ thế giới tập trung nhiều nhất ở vùng nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin trong bảng 9.1
Lời giải chi tiết:
Tập trung nhiều ở vùng châu mĩ, tây á
CH mục I TL4
giải thích tại sao dầu mỏ là một nguyên liệu quý giá.
Phương pháp giải:
Dựa vào số liệu trong sự tiêu thụ dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Hơn 13 tỉ lít xăng, dầu được sử dụng trên thế giới mỗi ngày. Chính vì vậy, xăng dầu dầu mỏ được xem là nguồn nhiên liệu quý giá.
CH mục I TL5
Dầu mỏ là nguồn tài nguyên không thể tái tạo. Chúng ta sẽ làm gì nếu một ngầy dầu mỏ sẽ cạn kiệt?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Chúng ta sẽ tìm nguyên liệu thay thế dầu mỏ hoặc là thay đổi cấu tạo động cơ để tiết kiệm nhiên liệu hoặc sử dụng được nguồn nhiên liệu thay thế
CH mục I TL6
Dựa vào thông tin cung cấp, em hãy tìm hiểu các chủng loại sản phẩm của dầu mỏ trong cuộc sống và một số ngành kinh tế quốc dân.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu mỏ được sử dụng để:
- Cung cấp nhiên liệu cho ô tô, xe tải, máy bay, tàu thuỷ …
- Cung cấp nhiệt cho các nhà máy, gia đình và sản xuất điện.
- Làm nguyên liệu để tạo ra các sản phẩm khác như: nhựa, mỹ phẩm, sơn, may mặc, chất tẩy rửa, y tế …
- Tạo nhiệt trong công nghiệp.
CH mục II TL7
Từ công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam, em hãy nêu triển vọng của công nghiệp dầu mỏ nước ta
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tìm hiểu công nghiệp hóa dầu mỏ ở Việt Nam
Lời giải chi tiết:
Ở nước ta, dầu mỏ và khí thiên nhiên tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam với trữ lượng khoảng 3 – 4 tỉ tấn. Lĩnh vực lọc hoá dầu ở nước ta đã bắt đầu từ năm 1982 với các nhà máy lọc dầu đơn giản, quy mô nhỏ. Hiện nay ngành công nghiệp dầu mỏ ở Việt Nam đang từng bước phát triển trở thành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam.
CH mục II TL8
Trữ lượng dầu mỏ Việt Nam cho thấy dầu mỏ đóng góp cho sự phát triển nền kinh tế đất nước như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Trong giai đoạn 2009 – 2013, bình quân nguồn thu từ dầu thô đóng góp khoảng 13,6% tổng thu ngân sách hằng năm ở Việt Nam
CH mục III TL9
Sự cố tràn dầu xảy ra do nguyên nhân nào? Em hãy nêu tác hại của sự cố tràn dầu đối với con người, môi trường.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về các tác động của sự cố tràn dầu
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân: trong quá trình vận chuyện hoặc rò rỉ, vỡ đường ống, vỡ bể chứa….
Tác hại: làm chết các loài sinh vật biển, ô nhiễm môi trường biển, nguồn đất, gây nhiễm độc lâu dài trong đất.
CH mục III TL10
Làm thế nào để giảm thiểu sự ảnh hưởng tới môi trường của các nhiên liệu hóa thạch này?
Phương pháp giải:
Dựa vào các phương pháp xử lí sự cố tràn dầu
Lời giải chi tiết:
Phương pháp vật lí: dùng phao giữ dầu nổi trên mặt nước, dùng máy hút dầu, sử dụng Skimmer (hút dầu), dùng nước nóng và rửa cao áp
Phương pháp sinh học: Sử dụng các tác nhân tự nhiên hay các vi sinh vật (nấm, vi khuẩn,…) để thúc đẩy quá trình phân hủy các hydrocarbon dầu mỏ.
Phương pháp hóa học: Sử dụng các chất phân tán, sử dụng phương pháp đốt, dùng các tác nhân tạo gel, phương pháp sử dụng chất liệu hấp thụ,…
CH mục III TL12
Khi sự cố tràn dầu trên biển, dầu lan rất nhanh trên mặt nước rồi phân tán vào nước, bề mặt nước bị ô nhiễm cũng lan rộng rất nhanh. Em hãy giải thích.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức vật lí về sóng
Lời giải chi tiết:
Khi sự cố tràn dầu trên biển, sóng biển và gió làm dầu lan rất nhanh trên mặt nước.
CH mục III LT
Vì sao sự cố tràn dầu trên biển thường gây thiệt hại nhiều hơn so với trên đất liền?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức của bản thân
Lời giải chi tiết:
Vì các sinh vật biển thường có giá trị kinh tế cao và khó thể nuôi trồng lại
CH mục III VD
Quan sát các hình 9.5, hình 9.6 và đọc thông tin về phương pháp sử lí sự cố tràn dầu nào hiện nay được sử dụng hiệu quả.
Phương pháp giải:
Dựa vào hình 9.5 và hình 9.6
Lời giải chi tiết:
Phương pháp vật lí được sử dụng hiệu quả nhất.
CH mục IV
Rác dầu là gì? Tại sao phải xử lí rác dầu?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Trong quá trình khai thác dầu mỏ một số loại rác dầu phát sinh từ các hoạt động khoan tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí.
Phải xử lí những rác dầu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình, chất lượng sản phẩm, môi trường,...
CH mục V TL14
Dầu mỏ được gọi là tài nguyên không tái tạo. Tại sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì con người không thể tự tổng hợp ra dầu mỏ
CH mục V TL15
Chúng ta sẽ sử dụng nhiên liệu gì khi dầu mỏ cạn kiệt?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về một số nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dùng than đá, đá dầu, khí thiên nhiên, khí hydrogen
CH mục V TL16
Vì sao phải tìm các nguồn năng lượng mới thay thế dầu mỏ, hoặc pahri tiết kiệm dầu mỏ trong lĩnh vực năng lượng?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì dầu mỏ là nguồn nguyên liệu không thể tái tạo nên cần tìm các nguồn năng lượng mới để thay thế
CH mục V TL17
Các vụ nổ do rò rỉ khí thiên nhiên xảy ra mỗi năm gây ra những tác động bất lợi đến sức khỏe môi trường và cộng đồng. Khí thiên nhiên bị rò rỉ ảnh hưởng đến môi trường như thế nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần hóa học của khí thiên nhiên
Lời giải chi tiết:
Khí thiên nhiên khi rò rỉ ra bên ngoài sẽ làm tăng lượng khí CO2 gây ra hiệu ứng nhà kính nóng lên toàn cầu
CH mục V TL19
Giải thích tại sao hydrogen là nguồn năng lượng sạch lí tưởng
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất hóa học của hydrogen
Lời giải chi tiết:
Vì khi hydrogen đốt cháy sẽ tạo ra nước ít gây hại đến con người
Bài tập CH1
Từ trữ lượng và sản lượng dầu mỏ của thế giới cho thấy dầu mỏ không phải vô tận, em hãy đề xuất cách tiết kiệm nhiên liệu ở gia định và địa phương
Phương pháp giải:
Liên hệ thực tiễn với bản thân
Lời giải chi tiết:
Sử dụng than đá để thay thế dầu mỏ, tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng phương tiện công cộng.
Bài tập CH2
Vì sao dầu mỏ được xem là nguồn nhiên liệu quan trọng của thế giới hiện nay? Tìm dẫn chứng để chứng minh ngành công nghiệp dầu mỏ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của nước ta
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Vì mỗi ngày con người sử dụng 13 tỉ lít dầu phục vụ cho công nghiệp, sản xuất.
Dẫn chứng để chứng minh ngành công nghiệp dầu mỏ đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua:
- Kể từ khi được đưa vào khai thác vào năm 1986 tại mỏ Bạch Hổ, dầu thô đã có đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của Việt Nam. Trong giai đoạn 2009 – 2013, bình quân nguồn thu từ dầu thô đóng góp khoảng 13,6% tổng thu ngân sách hằng năm.
- Nguồn thu từ dầu thô đạt 98,1 nghìn tỉ đồng, chiếm 12,1% tổng ngân sách Nhà nước năm 2014 và đạt 62,4 nghìn tỉ đồng (do ảnh hưởng của việc giảm mạnh giá dầu), chiếm 7,1% tổng ngân sách năm 2015.
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Hóa 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 1: Giới thiệu chung về phân bón - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ - Vấn đề môi trường – Nguồn nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Nguồn gốc dầu mỏ. Thành phần và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Điều chế glucosamine hydrochloride từ vỏ tôm - Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo
- Bài 5. Chuyển hóa chất béo thành xà phòng -Chuyên đề học tập Hóa 11 Chân trời sáng tạo