Bài 8. Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo>
Liệt kê một số dạng của năng lượng hóa thạch mà em có thể sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Câu hỏi tr 63 CH 1
Liệt kê một số dạng của năng lượng hóa thạch mà em có thể sử dụng trong đời sống hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
Một số dạng năng lượn hóa thạch mà em có sử dụng trong đời sống hằng ngày: năng lượng hóa thạch trong đời sống hằng ngày được tạo ra từ một số nhiên liệu hóa thạch như dầu hỏa và than đá để đốt lò, dầu diesel và xăng để làm nhiên liệu cho ô tô, xa máy.
Câu hỏi tr 63 CH 2
Liệt kê một số khí thải độc hại được sinh ra trong úa trình đốt nhiên liệu hóa thạch
Lời giải chi tiết:
Một số khí thải độc hại được sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch: Việc đốt nhiên liệu có thể tạo ra một số khí thải độc hại như CO2 , CO, SO2 , NOx là các khí góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. Ngoài ra, các chất hữu cơ chưa cháy hết như bụi, muội than cũng bị thải ra, gây ô nhiễm môi trường khí và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Câu hỏi tr 64 LT
Quan sát biểu đồ Hình 8.2 và đọc phần mở rộng, tìm hiểu và ước lượng tổng thời gian khai thác than đá tại Việt Nam đến cạn kiệt.
Lời giải chi tiết:
Từ phần mở rộng, ta biết trữ lượng tài nguyên than khoảng 48,88 tỉ tấn (tính đến 31/12/2015). Dựa vào biểu đồ HÌnh 8.2, ta thấy trong 4 năm (từ 2016 đến 2019), tổng số than khai thác vào khoảng 40+37+41+46 = 164 triệu tấn. Giả sử tốc độ khai thác được giữ nguyên trong những năm tiếp theo. Vậy thời gian để nước ta khai thác số than là (48,88:0,16).4=1222 năm hay đến khoảng năm 3230 thì nước ta sẽ cạn kiệt nguồn than tự nhiên.
Câu hỏi tr 65 CH
Quan sát Hình 8.4 và kể tên những nguồn năng lượng tái tạo liên quan.
Lời giải chi tiết:
a) năng lượng mặt trời
b) năng lượng nước
c) năng lượng gió
d) năng lượng địa nhiệt
Câu hỏi tr 66 CH 1
Liệt kê một số nhược điểm của điện gió và thủy điện
Lời giải chi tiết:
Nhược điểm của điện gió thủy điện:
+ Việc xây dựng tuabin và các trụ điện gió là vô cùng tốn kém, thời gian khảo sát và xây dựng lâu
+ Điện gió không ổn định, phụ thuộc vào yếu tố khách quan là lưu lượng gió tại nơi lắp đặt.
+ Tiếng ồn của tuabin gây ảnh hưởng đến môi trường sống của nhiều loại động vật, đặc biệt là chim, trong khu vực được lắp đặt
+ Cánh quạt điện gió bị trục trặc có thể là mối nguy hiểm cho những người làm việc gần đó.
- Nhược điểm của thủy điện:
+ Ảnh hưởng đến đời sống của người dân ở khu vực lân cận, đặc biệt là ảnh hưởng đến các hoạt động nông nghiệp.
+ Hồ chứa nước thủy điện có thể phát thải khí nhà kính (khí methane) khi thảm thực vật bị chôn vùi trong nước
+ Phá vỡ hệ sinh thái địa phương. Các con đập thủy điện có thể tạo ra nguy cơ lũ lụt. Nhiều hồ chứa cũng lưu trữ các loài xâm lấn, chẳng hạn như tảo hoặc ốc sên, làm suy yếu các cộng đồng tự nhiên của thực vật và động vật sống trên sông trước đây.
Câu hỏi tr 66 VD
Tìm hiểu, thảo luận để hoàn thành bảng so sánh năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo theo gợi ý của Bảng 8.1
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 66 CH 2
Tìm hiểu và trình bày những tác động tích cực của năng lượng tái tạo đối với môi trường.
Lời giải chi tiết:
Những tác động tích cực của năng lượng tái tạo đối với môi trường:
- Năng lượng tái tạo có trữ lượng vô hạn, do đó có tiềm năng thay thế các nguồn năng lượng không tái tạo như năng lượng hóa thạch và năng lượng hạt nhân, điều này góp phần tránh được các hậu quả có hại đến môi trường
- Việc phát triển năng lượng tái tạo giúp cho việc giảm khí thải gây ra hiệu ứng nhà kính, từ đó hướng tới một năng lượng xanh, hiện đại.
Câu hỏi tr 67 LT
Tìm hiểu và trình bày về hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối trong việc sản xuất điện năng tại Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Hiện trạng sử dụng năng lượng sinh khối trong việc sản xuất điện năng tại Việt Nam:
Với đặc thù là một nước nông nghiệp, nếu khai thác tốt năng lượng sinh khối, Việt Nam có thể tạo ra một lượng năng lượng sạch tương đối lớn. Hiện nay, năng lượng sinh khối ở Việt Nam đã được áp dụng vào nhiều lĩnh vực và mức độ ứng dụng ở các ngành là khác nhau, ví dụ như: dự án khí sinh học ở nông thôn, công nghệ sản xuất điện, nhiên liệu lỏng (xăng sinh học,...). Theo Bộ Công thương, tính từ tháng 12/2020, ở Việt Nam có khoảng 378 MW điện sinh khối bã mía đang hoạt động cung cấp cho mạng điện cả nước, đặc biệt là các nhà máy đường. Bên cạnh đó, khoảng 100 MW điện từ trấu và 70 MW điện từ gỗ đang được chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, Bộ Công thương cho biết, theo số liệu năm 2019, toàn quốc có 34 nhà máy trên tổng số 35 nhà máy đường đang hoạt động sử dụng bã mía làm nhiên liệu cung cấp sản xuất điện và hơi. Trong số đó, có 10 nhà máy sản xuất được điện thừa và đưa lên mạng lưới điện quốc gia.
Câu hỏi tr 67 CH
Liệt kê một số thiết bị sử dụng điện mặt trời mà em biết.
Lời giải chi tiết:
Một số thiết bị điện mặt trời mà em biết: pin mặt trời trong các thiết bị điện tử như máy tính cầm tay, xe điều khiển từ xa,... điện mặt trời sử dụng trong các nhà dân.
Câu hỏi tr 68 CH
Quan sát HÌnh 8.10 và mô tả quy trình sinh ra năng lượng bằng cách sử dụng năng lượng sinh khối.
Lời giải chi tiết:
Quy trình sinh ra năng lượng bằng cách sử dụng năng lượng sinh khối: Hình 8.10 trong sách chuyên đề mô tả phương pháp đốt sử dụng lò hơi: sinh khối được đưa vào trong lò đun từ phía trên, tạo ra nhiệt do quá trình đốt. Nhiệt được hệ thống truyền dẫn đưa đến vị trí làm nước sôi, nước sôi sinh ra hơi làm quay tuabin, từ đó có thể sinh ra điện năng.
Câu hỏi tr 69 CH
Tìm hiểu và kể tên một số nhà máy thủy điện nổi tiếng ở Việt nam cung với công suất của chúng
Lời giải chi tiết:
Một số nhà máy thủy điện nổi tiếng ở Việt Nam cùng với công suất của chúng: Nhà máy thủy điện Sơn La (2400 MW), nhà máy thủy điện Hòa BÌnh (1920 MW), nhà máy thủy điện Lai Châu (1200 MW), nhà máy thủy điện Yaly (720 MW), nhà máy thủy điện Huội Quang (520 MW), nhà máy thủy điện Trị An (400 KW),...
Câu hỏi tr 69 LT
Vẽ sơ đồ nguyên lí hoạt động sản xuất điện từ năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng nước.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi tr 69 VD
Làm việc nhóm để thảo luận, thiết kế và chế tạo một mô hình thiết bị vận hành bằng nguồn năng lượng tái tạo.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự thực hiện
Bài tập Bài 1
Phân tích sự chuyển hóa giữa các năng lượng khi khai thác năng lượng mặt trời, năng lượng nước, năng lượng gió.
Lời giải chi tiết:
- Năng lượng mặt trời: quang năng -> nhiệt năng hoặc quang năng ->điện năng
- Năng lượng nước: thế năng -> động năng ->điện năng
- Năng lượng gió: động năng -> điện năng.
Bài tập Bài 2
Viết một bài luận ngắn để tìm hiểu về một nhà máy khai thác năng lượng tái tạo ở nước ta.
Lời giải chi tiết:
Học sinh tự tìm hiểu và viết. Ví dụ bài mẫu dưới đây
Một trong những công trình nổi bật tại tỉnh An Giang là Nhà máy Điện mặt trời An Hảo nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ tại huyện Tịnh Biên. Công trình có vống đầu tư trên 6000 tỷ đồng, công suất phát điện 210 MWp, trải rộng trên diện tích khoảng 275 ha. Công trình đã bổ sung cho lưới điện An Giang gần 400 triệu kWh/năm trong hoàn cảnh Việt Nam đang thiếu điện.
Khi giá xăng, dầu tăng vọt, người tiêu dùng phải gồng mình chống chọi với những đợt sóng lạm phát ập đến. Các daonh nghiệp vừa thoát khỏi khó khăn do dịch bệnh Covid-19 thì hiện nay lại đối mặt với áp lực chi phí vận hành, đội giá sản xuất và hiệu quả hoạt động bị ảnh hưởng nghiêm trọng
Nhưng cuộc khủng hoảng năng lượng hiện tại là một lời nhắc nhở rằng thế giới vẫn còn phụ thuộc phân lớn vào nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Xu hướng này được dự báo sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỉ. Có lẽ đã đến lúc các doanh nghiệp cần có chiến lược đầu tư, khai thác sử dụng năng lượng phù hợp đáp ứng nhu cầu sản xuất của chính mình, trong tương lai
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lí 10 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 10. Ô nhiễm môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Môi trường và bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Một số hiện tượng thiên văn - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 10. Ô nhiễm môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 9. Tác động của việc sử dụng năng lượng ở Việt Nam - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 8. Năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 7. Môi trường và bảo vệ môi trường - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo
- Bài 6. Một số hiện tượng thiên văn - Chuyên đề học tập Lí 10 Chân trời sáng tạo