Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều>
Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xăng, dầu và nhiều chế phẩm hữu cơ quan trọng trong đời sống
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
MĐ
Dầu mỏ là nguyên liệu quan trọng để sản xuất xăng, dầu và nhiều chế phẩm hữu cơ quan trọng trong đời sống. Hãy cho biết vì sao dầu mỏ lại được gọi là nhiên liệu hóa thạch.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nhiên liệu hóa thạch
Lời giải chi tiết:
Vì dầu mỏ được tạo ra do sự phân hủy của các sinh vật bị nén trong lòng đất từ hàng triệu năm trước.
CH mục II TL1
Dựa vào thành phần các nguyên tố có trong dầu mỏ, dự đoán những sản phẩm thu được khi đốt cháy dầu mỏ.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về công thức của các hợp chất hữu cơ
Lời giải chi tiết:
Trong cấu tạo của hợp chất hữu cơ có cacrbon, hydrogen và những nguyên tố khác vậy sản phẩm khi đốt cháy thu được khí carbonic, hơi nước.
CH mục II VD
Vì sao thành phần hóa học của dầu mỏ khai thác từ các địa điểm khác nhau không giống nhau?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân bố dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Do ở các độ sâu khác nhau, các khí được nén sẽ tạo ra các chất khác nhau
CH mục II TL2
Các chất dưới đây được tìm thấy trong dầu thô
Cho biết trong các chất này:
a) Những chất nào không phải là hydrocarbon?
b) Những chất nào là hydrocarbon thơm?
c) Chất nào là hydrocarbon no mạch vòng (cycloalkane)
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về phân loại hydrocarbon
Lời giải chi tiết:
a) pyridine, thiophene, quinoline. Đây là dẫn xuất hydrocarbon
b) toluen
c) cyclopentane, decaline
CH mục II VD
Các hợp chất chứa sulfur có trong nhiên liệu có thể gây tác hại gì đối với các phương tiện giao thông và môi trường
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về tác hại của các khí thải đối với môi trường
Lời giải chi tiết:
Các hợp chất chứa sulfur vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa, dễ phản ứng với các chất trong động cơ xe khi bị đốt nóng gây hỏng các bộ phận của xe.
Đối với môi trường các hợp chất sulfur hầu như đều độc có thể gây mưa acid.
Bài tập CH1
Dầu thô tan nhiều hay tan ít trong nước? Nếu dầu thô từ tàu chở dầu bị rò rỉ ra ngoài thì dầu thô chìm hay nổi trên mặt nước? Vì sao?
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu thô tan ít trong nước.
Dựa vào tỉ trọng của các loại dầu: đối với dầu nhẹ sẽ nổi trên mặt nước, một phần dầu trung bình và dầu nặng sẽ chìm xuống nước vì tỉ trọng gần bằng nước.
Bài tập CH2
Dựa vào khối lượng riêng, có thể chia dầu mỏ thành những loại nào? Dầu mỏ lấy từ mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có khối lượng riêng khoảng 833 – 868 kg/m3 sẽ thuộc loại nào trong các loại trên?
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dựa vào khối lượng riêng, có thể chia dầu mỏ thành 3 loại: dầu nhẹ, dầu trung bình, dầu nặng
Dầu mỏ lấy từ mỏ Bạch hổ thuộc loại dầu nhẽ.
Bài tập CH3
Dầu thô từ mỏ Bạch Hổ của Việt Nam có hàm lượng sulfur khoảng 0,03%. Dầu này thuộc loại dầu ngọt hay dầu chua? Cho biết ưu điểm của loại dầu thô này.
Phương pháp giải:
Dựa vào phân loại dầu mỏ
Lời giải chi tiết:
Dầu thô từ mỏ Bạch Hổ thuộc loại dầu ngọt do có hàm lượng sulfur khoảng 0,03%.
Ưu điểm: có giá trị kinh tế cao, ít gây sản phẩm khí thải có hại đến động cơ và môi trường.
Bài tập CH4
Cho biết thành phần hóa học cơ bản của dầu thô. Loại hydrocarbon nào (alkane, alkene, alkyne, arene) không có sẵn trong dầu thô nào?
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần dầu thô
Lời giải chi tiết:
Thành phần hóa học chủ yếu của dầu thô là các hydrocarbon. Các hydrocarbon trong dầu thô chủ yếu là alkane, các hydrocarbon no, mạch vòng, các hydrocarbon thơm.
Alkene không có sẵn trong dầu thô.
Bài tập CH5
Loại hydrocarbon nào có nhiều trong thành phần của dầu thô loại paraffinic?
A. Alkene
B. Cycloalkane
C. Alkene
D. Arene
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần của dầu thô
Lời giải chi tiết:
Đáp án A. Alkane chiếm khoảng 15 – 60%
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều
- Bài 9: Sản xuất dầu mỏ và nhiên liệu thay thế dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 8: Chế biến dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 7: Nguồn gốc và phân loại dầu mỏ - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 6: Điều chế glucosamine hydrochloride - Chuyên đề học tập Hóa 11 Cánh diều
- Bài 5: Chuyển hóa chất béo thành xà phòng - Chuyên đề học tập Hóa 11 - Cánh diều