Giải bài 6.3 trang 6 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2


Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ v của gió, tức là (F = a{v^2}) (a là hằng số). Biết rằng khi tốc độ gió bằng 2m/s thì lực tác động lên cánh buồm của một chiếc thuyền bằng 120N. a) Tính hằng số a. b) Hỏi khi tốc độ gió (v = 15m/s) thì lực thổi F của gió bằng bao nhiêu? c) Biết rằng cánh buồm chỉ có thể chịu được một áp lực tối đa là 12 000N, hỏi chiếc thuyền đó có thể đi được trong gió bão với tốc độ gió 90km/h không?

Đề bài

Lực F của gió khi thổi vuông góc vào cánh buồm tỉ lệ thuận với bình phương tốc độ v của gió, tức là \(F = a{v^2}\) (a là hằng số). Biết rằng khi tốc độ gió bằng 2m/s thì lực tác động lên cánh buồm của một chiếc thuyền bằng 120N.

a) Tính hằng số a.

b) Hỏi khi tốc độ gió \(v = 15m/s\) thì lực thổi F của gió bằng bao nhiêu?

c) Biết rằng cánh buồm chỉ có thể chịu được một áp lực tối đa là 12 000N, hỏi chiếc thuyền đó có thể đi được trong gió bão với tốc độ gió 90km/h không?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Thay \(v = 2m/s,F = 120N\) vào \(F = a{v^2}\) ta tính được a.

b) Thay \(v = 15m/s\) vào \(F = 30{v^2}\) ta tính được F.

c) + Đổi \(90km/h = 25m/s\)

+ Thay \(v = 20m/s\) vào \(F = 30{v^2}\) ta tính được F.

+ So sánh giá trị vừa tính được của F với 12 000N rồi rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết

a) Thay \(v = 2m/s,F = 120N\) vào \(F = a{v^2}\), ta được: \(120 = a{.2^2}\), suy ra \(a = 30\). Vậy \(F = 30{v^2}\left( N \right)\).

b) Khi \(v = 15m/s\), ta có lực thổi của gió là \(F = {30.15^2} = 6\;750\left( N \right)\).

c) Đổi \(90km/h = 25m/s\). Khi đó, lực thổi tương ứng của gió là: \(F = {30.25^2} = 18\;750\left( N \right)\).

Do cánh buồm chịu được một áp lực tối đa là 12 000N nên chiếc thuyền này không thể đi trong gió bão với tốc độ gió 90km/h.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Giải bài 6.4 trang 6 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

    Xác định hệ số a của hàm số (y = a{x^2}left( {a ne 0} right)), biết đồ thị của hàm số đi qua điểm: a) (Aleft( { - frac{1}{2}; - frac{3}{2}} right)); b) (Bleft( {frac{1}{2};frac{{sqrt 3 }}{4}} right)).

  • Giải bài 6.5 trang 6 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

    Trong hình bên có đồ thị của ba hàm số (y = - 2{x^2},y = {x^2},y = 2{x^2}). a) Cho biết đường nào là đồ thị của hàm số (y = - 2{x^2}). b) Trong hai đường còn lại, với mỗi x hãy so sánh hai giá trị tương ứng của y để phân biệt đồ thị của hai hàm số (y = {x^2}) và (y = 2{x^2}).

  • Giải bài 6.6 trang 7 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

    Trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy, vẽ parabol (P): (y = - {x^2}) và đường thẳng (d): (y = x - 2). Dùng đồ thị xác định tọa độ các giao điểm của hai đường này.

  • Giải bài 6.7 trang 7 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

    Vẽ đồ thị của hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ: (y = 0,75{x^2};y = - 0,75{x^2}). Có nhận xét gì về vị trí của hai đồ thị này so với trục hoành Ox?

  • Giải bài 6.8 trang 7 sách bài tập toán 9 - Kết nối tri thức tập 2

    Cho hàm số (y = fleft( x right) = a{x^2}left( {a ne 0} right)). a) Chứng tỏ rằng nếu (left( {{x_0};{y_0}} right)) là một điểm thuộc đồ thị hàm số thì điểm (left( { - {x_0};{y_0}} right)) cũng nằm trên đồ thị hàm số đó. b) Chứng minh rằng (fleft( { - x} right) = fleft( x right)) với mọi x thuộc (mathbb{R}).

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí