Bài 6. Vật liệu cơ khí trang 33, 34, 35, 36 SGK Công nghệ 8 Cánh diều>
Hãy kể tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em
CH trang 33
Hãy kể tên một số dụng cụ, đồ dùng trong gia đình em có một phần hoặc toàn bộ được làm bằng kim loại.
Phương pháp giải:
Liên hệ với kiến thức thực tế.
Lời giải chi tiết:
Xoong, nồi, ấm nước, con dao, cái kéo, ...
CH trang 34 KP1
Nêu sự khác nhau giữa gang và thép về thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng.
Phương pháp giải:
Dựa vào thành phần cấu tạo, tính chất và ứng dụng của gang và thép.
Lời giải chi tiết:
Thép có độ bền, độ cứng và tính dẻo cao, dễ uốn và dễ rèn dập, thường được dùng để chế tạo các sản phẩm cơ khí như trục, bánh răng hay trong xây dựng nhà cửa, công trình giao thông,...
Gang cứng và giòn, có khả năng chịu mài mòn tốt, khó biến dạng dẻo và không thể kéo thành sợi, thường được dùng để đúc các chi tiết có hình dạng phức tạp như: thân máy, nắp chắn rác, dụng cụ nhà bếp,...
CH trang 34 KP2
Quan sát Hình 6.1 và cho biết sản phẩm nào được làm bằng gang, thép?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 6.3 và dựa vào kiến thức thực tế để xác định thành phần cấu tạo của các sản phẩm.
Lời giải chi tiết:
Sản phẩm được làm bằng gang: b) Nắp rắn chắc, c) Chảo.
Sản phẩm được làm bằng thép: a) Bánh răng, d) Kéo.
CH trang 34 KP3
Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết được làm từ thép và gang mà em biết.
Phương pháp giải:
Liên hệ với kiến thức thực tế
Lời giải chi tiết:
Gang, thép có thể sử dụng để làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, các sản phẩm thép trong xây dựng nhà cửa, thân máy, nắp rắn chắc ...
CH trang 35 KP1
Nêu đặc điểm, tính chất của đồng và nhôm.
Phương pháp giải:
Dựa vào tính chất, đặc điểm của đồng và nhôm
Lời giải chi tiết:
Đồng có màu nâu đỏ, ánh kim. Hợp kim của đồng với thiếc có màu nâu, với kẽm có màu vàng. Khi bị oxy hoá, bề mặt ngoài thường bị phủ lớp oxide đồng màu xanh đen. Đồng có độ bền cao, dễ kéo dài thành sợi hay dát mỏng, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt rất tốt.
Hợp kim của đồng có độ bền gấp nhiều lần đồng nguyên chất nên được sử dụng rộng rãi. Các sản phẩm của hợp kim đồng được dùng để làm cầu dao, bạc lót, vòi nước, đồ mĩ nghệ,...
Nhôm có màu trắng bạc, ánh kim. Khi bị oxy hoá bề mặt của nhôm bị chuyển sang màu sẫm hơn. Một số acid có thể ăn mòn nhôm.
Nhôm có khối lượng riêng nhỏ hơn sắt và đồng, rất dễ kéo dài và dát mỏng nhưng độ bền không cao, có tính dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Các sản phẩm từ hợp kim của nhôm được dùng để chế tạo thân máy, pit tông động cơ hoặc được dùng để làm vỏ máy bay, xoong nồi, khung cửa kính,...
CH trang 35 KP2
Quan sát Hình 6.2 và cho biết sản phẩm nào được làm từ hợp kim của đồng, nhôm?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2.6 để xác định các sản phẩm làm từ hợp kim đồng, nhôm.
Lời giải chi tiết:
a) Kèn được làm từ hợp kim của đồng.
b) Pit tông được làm từ hợp kim của nhôm.
CH trang 35 KP3
Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ đồng và nhôm mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào những hiểu hiết thực tế để xác định những vật dụng, chi tiết có nguồn góc từ đồng và nhôm.
Lời giải chi tiết:
- Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm, cầu dao, bạc lót,....
- Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm, vỏ máy bay, khung cửa...
CH trang 35 KP1
Nêu điểm khác nhau cơ bản của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn.
Phương pháp giải:
Nêu điểm khác nhau của chất dẻo nhiệt và chất dẻo nhiệt rắn về 3 đặc điểm: khí gia nhiệt; khả năng tái chế, tính cơ học
Lời giải chi tiết:
CH trang 35 KP2
Quan sát Hình 6.3 và cho biết sản phẩm nào được làm từ chất dẻo nhiệt, chất dẻo nhiệt rắn và cao su?
Phương pháp giải:
Xác định các vật liệu làm từ các sản phẩm có trong hình 6.3
Lời giải chi tiết:
a) Chất dẻo nhiệt
b) Chất dẻo nhiệt rắn
c) Cao su
CH trang 35 KP3
Hãy kể tên những vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ chất dẻo và cao su mà em biết.
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết thực tế để kể tên các vật dụng, chi tiết có nguồn gốc từ chất dẻo và cao su.
Lời giải chi tiết:
Một số vật dụng làm từ chất dẻo: ống nước, vỏ dây cáp điện, khung cửa sổ, lớp lót ống, băng tải, dép, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, ...
Một số vật dụng làm bằng cao su là: ủng đi nước, đệm, lốp xe, sắm xe, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện (găng tay cao su), phao bơi,...
CH trang 36 LT
Quan sát chiếc quạt Hình 6.4 và điền tên loại vật liệu của một số bộ phận, chi tiết theo bảng gợi ý dưới đây.
Phương pháp giải:
Xác định các loại vật liệu làm các bộ phận của quạt điện.
Lời giải chi tiết:
CH trang 36 VD
Kể tên một số đồ dùng trong nhà em được làm từ các loại vật liệu cơ khí mà em đã học.
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức đã học để kể tên một số đồ dùng làm từ vật liệu cơ khí.
Lời giải chi tiết:
Vật liệu kim loại đen: Gang, thép có thể sử dụng để làm các đồ dùng như: nồi, chảo, dao, kéo, cày, cuốc, đường ray, các sản phẩm thép trong xây dựng nhà cửa, thân máy, nắp rắn chắc ...
Vật liệu kim loại màu:
- Đồng: trống, nồi, bộ lư, thau, mâm, cầu dao, bạc lót,....
- Nhôm: ấm, cửa, giá sách, chậu, xoong, chậu nhôm, thìa, đũa, mâm, vỏ máy bay, khung cửa..
Chất dẻo: ống nước, vỏ dây cáp điện, khung cửa sổ, lớp lót ống, băng tải, dép, áo mưa, chai, lọ, đồ chơi, bàn chải, ...
Cao su: ủng đi nước, đệm, lốp xe, sắm xe, ống dẫn, đai truyền, sản phẩm cách điện (găng tay cao su), phao bơi,...
- Bài 7. Một số phương pháp gia công cơ khí bằng tay trang 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 8. Truyền và biến đổi chuyển động trang 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 9. Một số ngành nghề cơ khí phổ biến trang 51, 52, 53, 54 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Giải ôn tập chủ đề 2 trang 55, 56 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
Các bài khác cùng chuyên mục
- Ôn tập chủ đề 5 trang 99 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 17. Các bước thiết kế kĩ thuật trang 92, 93, 94, 95 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 16. Khái quát chung về kĩ thuật điện trang 89, 90, 91 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 4 trang 88 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 15. Một số ngành nghề kĩ thuật điện phổ biến trang 84, 85, 86, 87 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 5 trang 99 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 17. Các bước thiết kế kĩ thuật trang 92, 93, 94, 95 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 16. Khái quát chung về kĩ thuật điện trang 89, 90, 91 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Ôn tập chủ đề 4 trang 88 SGK Công nghệ 8 Cánh diều
- Bài 15. Một số ngành nghề kĩ thuật điện phổ biến trang 84, 85, 86, 87 SGK Công nghệ 8 Cánh diều