Chủ đề 1. Chất - VBT Khoa học 5 Kết nối tri thức

Giải Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất VBT Khoa học 5 tập 1 Kết nối tri thức với cuộc sống


a) Nối mỗi nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp. b) Quan sát hình bên và cho biết thí nghiệm trong hình minh họa cho đất bị ô nhiễm hay bị xói mòn. Giải thích. Từ đó, để xuất giải pháp bảo vệ đất phù hợp với tình trạng này.

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời Câu 1 trang 20 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

Câu 1 trang 20 VBT Khoa học lớp 5:

a) Nối mỗi nội dung ở cột A với một nội dung ở cột B cho phù hợp.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

b) Quan sát hình bên và cho biết thí nghiệm trong hình minh họa cho đất bị ô nhiễm hay bị xói mòn. Giải thích. Từ đó, để xuất giải pháp bảo vệ đất phù hợp với tình trạng này.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

c) Nêu một số biện pháp khác giúp bảo vệ môi trường đất.

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức đã học trong chủ đề 1 để hoàn thành các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) 

b) Thí nghiệm minh họa cho đất bị xói mòn.

Giải pháp: Biến các triền đồi, sườn đồi thành ruộng bậc thang; Trồng nhiều cây thân gỗ, cây rễ chùm chống sạt lở đất; Hạn chế cày xới trên khu vực đất có độ dốc lớn; Kiểm soát dòng chảy bằng kênh, ao hồ nhỏ; Sử dụng lớp phủ hoặc sỏi đá chống xói mòn.

c) Biện pháp khác: Tiến hành thu gom phế liệu định kì theo từng tháng ở các khu dân cư như thu gom thiết bị điện tử hỏng để tái chế, thu gom pin đã qua sử dụng; Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa trong cuộc sống hàng ngày; Tăng cường buổi tuyên tuyền giáo dục về bảo vệ môi trường đất…. 

Câu 2

Trả lời Câu 2 trang 20 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

Để làm được “Kem đá vị dâu” tại nhà, có thể thực hiện theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị 200 ml nước, đường, mứt dâu.

Bước 2: Hoà tan đường vào nước.

Bước 3: Cho một ít mứt dâu vào nước đường đến khi nếm được vị chua ngọt vừa phải.

Bước 4: Rót vào khuôn kem và để vào tủ đông.

a) Trong các bước 1, 2, 3, 4, ở bước nào tạo nên hỗn hợp? Trong các hỗn hợp đó, hỗn hợp nào là dung dịch?

b) Biến đổi nào của chất đã diễn ra ở bước 4? Giải thích.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết:

a) Trong các bước 1, 2, 3, 4, ở bước 2, 3 tạo nên hỗn hợp. Trong các hỗn hợp đó, hỗn hợp hòa tan đường vào nước ở bước 2 là dung dịch.

b) Biến đổi trạng thái của chất đã diễn ra ở bước 4. Vì khi rót hỗn hợp vào khuôn kem và để vào tủ đông thì hỗn hợp đang ở trạng thái lỏng chuyển sang rắn.

Câu 3

Trả lời Câu 3 trang 21 VBT Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức

Thành phần chính trong nước rửa tay khô giúp diệt khuẩn hiệu quả là cồn. Cồn (ethanol) là chất lỏng trong suốt, không màu, tan nhiều trong nước, dễ bay hơi và rất dễ cháy.

a) Người ta pha cồn với nước để tạo dung dịch cồn 70° dùng trong y tế. Cho biết đâu là hỗn hợp trong các thành phẩn được in nghiêng?

b) Giải thích vì sao dùng từ “dung dịch” để mô tả cồn 70°.

c) Đèn cồn là dụng cụ thí nghiệm sử dụng cồn để đốt cháy. Quá trình cồn cháy sẽ tao ra khí các-bô-níc. Biến đổi gì đã xảy khi cồn đang cháy? Giải thích.

Vở bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 6: Ôn tập chủ đề Chất

Phương pháp giải:

Đọc kĩ thông tin để hoàn thành các yêu cầu

Lời giải chi tiết:

a) Hỗn hợp trong các thành phần được in nghiêng: cồn 70o.

b) Dùng từ “dung dịch” để mô tả cồn 70°: vì cồn 70° được tạo ra từ cồn nguyên chất và nước. Hai chất này hòa tan, phân bố đều vào nhau.

c) Biến đổi hóa học. Vì khi cồn cháy tạo ra một chất khác so với chất ban đầu đó là khí các – bô- nic


Bình chọn:
4.2 trên 6 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K14 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí