

Giải bài 3.19 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức >
Trong các tứ giác ở Hình 3.39, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?
Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên
Đề bài
Trong các tứ giác ở Hình 3.39, tứ giác nào là hình bình hành? Vì sao?
Video hướng dẫn giải
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Sử dụng tính chất của hình bình hành
+ Các cạnh đối bằng nhau
+ Các góc đối bằng nhau
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
và định lí tổng các góc trong một tứ giác bằng \(360^0\)
Lời giải chi tiết
* Hình 3.39a)
Tứ giác ABCD có: \(\widehat A = \widehat C;\widehat B = \widehat D \)
Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành.
* Hình 3.39b)
Tứ giác ABCD có: \(\widehat B \ne \widehat D\) (70°≠75°).
Do đó, tứ giác ABCD không là hình bình hành.
* Hình 3.39c)
Đặt \(\widehat {BC{\rm{x}}} = {80^o}\) (như hình vẽ)
Ta có: \(\widehat D = \widehat {BC{\rm{x}}} = {80^o}\) mà hai góc này ở vị trí đồng vị nên AD // BC.
Tứ giác ABCD có:
• AD // BC (chứng minh trên)
• AD = BC (giả thiết)
Do đó, tứ giác ABCD là hình bình hành.
Vậy tứ giác ABCD trong Hình 3.39a) và 3.39c) là hình bình hành; tứ giác ABCD trong Hình 3.39b) không là hình bình hành.


- Giải bài 3.20 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 3.21 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 3.22 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 3.23 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức
- Giải bài 3.24 trang 63 SGK Toán 8 tập 1 - Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Toán 8 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Giải dự án 2 trang 112 SGK Toán 8 tập 1
- Lý thuyết Hình chóp tứ giác đều SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hình chóp tam giác đều SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hình đồng dạng SGK Toán 8 - Kết nối tri thức
- Lý thuyết Các trường hợp đồng dạng của hai tam giác vuông SGK Toán 8 - Kết nối tri thức