Giải bài 3 trang 25 SGK Toán 7 tập 2 - Cánh diều>
Với dữ liệu đã nêu ở phần mở đầu: a) Tính khối lượng xuất khẩu mỗi loại gạo: gạo trắng, gạo thơm, gạo nếp của Việt Nam trong năm 2020. b) Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khối lượng gạo trắng nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp là bao nhiêu triệu tấn?
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều
Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...
Đề bài
Với dữ liệu đã nêu ở phần mở đầu:
a) Tính khối lượng xuất khẩu mỗi loại gạo: gạo trắng, gạo thơm, gạo nếp của Việt Nam trong năm 2020.
b) Trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khối lượng gạo trắng nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp là bao nhiêu triệu tấn?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
a) Khối lượng xuất khẩu mỗi loại gạo bằng tổng khối lượng xuất khẩu gạo nhân với tỉ số phần trăm của loại gạo đó rồi chia cho 100.
b) Muốn tính khối lượng gạo trắng xuất khẩu nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp xuất khẩu là bao nhiêu triệu tấn, ta phải tính được tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp xuất khẩu rồi lấy khối lượng gạo trắng xuất khẩu trừ đi.
Lời giải chi tiết
a) Khối lượng xuất khẩu gạo trắng của Việt Nam trong năm 2020 là:
\(\dfrac{{6,15.45,2}}{{100}} = 2,7798 \approx 2,78\)(triệu tấn gạo)
Tương tự, khối lượng xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp và gạo khác của Việt Nam trong năm 2020 lần lượt là:
\(\dfrac{{6,15.26,8}}{{100}} = 1,6482 \approx 1,65\); \(\dfrac{{6,15.9}}{{100}} = 0,5535 \approx 0,55\); \(\dfrac{{6,15.19}}{{100}} = 1,1685 \approx 1,17\)
b) Trong năm 2020, tổng khối lượng xuất khẩu gạo thơm và gạo nếp của Việt Nam là:
\(1,65 + 0,55 = 2,2\) (triệu tấn gạo)
Vậy trong năm 2020, Việt Nam xuất khẩu khối lượng gạo trắng nhiều hơn tổng khối lượng gạo thơm và gạo nếp là:
\(2,78 - 2,2 = 0,58\) (triệu tấn gạo)
Các bài khác cùng chuyên mục
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Tạo đồ dùng dạng hình lăng trụ đứng SGK Toán 7 Cánh diều tập 1
- Giải câu hỏi trang 39, 40 SGK Toán 7 Cánh diều tập 2
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ ba của tam giác: góc-cạnh-góc SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác: cạnh-góc-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều
- Lý thuyết Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh-cạnh-cạnh SGK Toán 7 - Cánh diều