Bài 3. Tranh trân dung theo trường phái biểu hiện trang 14, 15, 16, 17 SGK Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo bản 1>
Quan sát và cho biết:
CH tr 14
Quan sát và cho biết:
- Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh.
- Cảm nhận về trạng thái, tinh thần nhân vật trong tranh.
- Hình thức thể hiện màu sắc, đường nét, hình ảnh và không gian trong mỗi bức tranh.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
- Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh:
+ Hình 1: Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh là hoang mang, lo lắng, lo sợ.
+ Hình 2: Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh là buồn rầu, không vui.
+ Hình 3: Biểu cảm của nhân vật trong bức tranh là vui vẻ, phấn khởi, hạnh phúc.
- Cảm nhận về trạng thái, tinh thần nhân vật trong tranh: Các nhân vật trong tranh đều có những biểu cảm, trạng thái, tinh thần khác nhau, thể hiện được cảm xúc của con người qua bức tranh vui, buồn, tức giận, hạnh phúc…
- Hình thức thể hiện màu sắc, đường nét, hình ảnh và không gian trong mỗi bức tranh.
+ Hình 1: Màu sắc tối tăm, đường nét rõ ràng, không gian kín, tĩnh lặng
+ Hình 2: Màu sắc tối , đường nét mờ ảo, không gian u buồn
+ Hình 3: Màu sắc tươi sáng, đường nét rõ ràng.
CH tr 15
Quan sát hình và chỉ ra cách vẽ chân dung với biểu cảm của nét, màu.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ.
Lời giải chi tiết:
B1: Quan sát và vẽ hình chân dung nhân vật bằng cảm nhận.
B2: Vẽ thêm nét thể hiện đặc điểm và biểu cảm của chân dung.
B3: Vẽ màu khái quát phù hợp với trạng thái biểu cảm của hình dân dung.
B4: Điều chỉnh nét, màu thể hiện rõ biểu cảm của chân dung và vẽ nền, hoàn thiện bức tranh.
CH tr 16
Quan sát chân dung để ghi nhớ đặc điểm của nhân vật và thực hiện bài vẽ theo các bước hướng dẫn.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh vẽ, vẽ theo các bước hướng dẫn.
Lời giải chi tiết:
HS tham khảo bức tranh sau:
CH tr 17 PT
- Nêu cảm nhận và phân tích về
+ Bài vẽ em yêu thích.
+ Trạng thái biểu cảm của nhân vật trong bài vẽ.
+ Đường nét, màu sắc thể hiện biểu cảm của chân dung.
+ Điểm ấn tượng trong bài vẽ.
- Kể tên tác phẩm chân dung khác thuộc trường phái Biểu hiện mà em biết.
Phương pháp giải:
Quan sát tranh và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
HS lựa chọn 1 bài vẽ ấn tượng. Ví dụ:
- Nêu cảm nhận và phân tích về
+ Bài vẽ em yêu thích: là bài vẽ số 3.
+ Trạng thái biểu cảm của nhân vật trong bài vẽ: nhân vật trong bức tranh có trạng thái vui vẻ, hạnh phúc.
+ Đường nét, màu sắc thể hiện biểu cảm của chân dung: Đường nét tươi sáng, rõ ràng, màu sắc hài hòa, tươi mới biểu thị rõ biểu hiện đang mỉm cười của cô gái.
+ Điểm ấn tượng trong bài vẽ: Cách phối hợp màu sắc, độ đậm nhạt rõ ràng.
- Kể tên tác phẩm chân dung khác thuộc trường phái Biểu hiện mà em biết: Ấn tượng mặt trời mọc, Nhà thờ lớn Ruval, Hoa súng, Đồng cỏ khô….
CH tr 17 VD
Quan sát hình để biết thêm cách sử dụng nét, hình, màu trong tranh của trường phái biểu hiện.
Phương pháp giải:
Đọc bài viết để biết thêm kiến thức.
Lời giải chi tiết:
Trường phái Biểu hiện là trào lưu nghệ thuật năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Tranh thuộc trường phái này thường nhấn mạnh cảm xúc chủ quan của hoạ sĩ, chú trọng diễn tả nội tâm của nhân vật mang tính cảm xúc và ấn tượng.
Những hoạ sĩ tiêu biểu cho trường phái Biểu hiện là: Edvard Munch, Oskar Kokoschka, Georges Rouault…
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Tranh trân dung theo trường phái biểu hiện trang 14, 15, 16, 17 SGK Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo bản 1
- Trưng bày sản phẩm cuối học kì II trang 69 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 15. Vai trò của mĩ thuật tạo hình trong đời sống trang 64, 65, 66, 67, 68 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 14. Tìm hiểu ngành nghề mĩ thuật tạo hình trang 59, 60, 61, 62, 63 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 13. Thiết kế và trang trí đồ dùng trang 54, 55, 56, 57, 58 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 3. Tranh trân dung theo trường phái biểu hiện trang 14, 15, 16, 17 SGK Mĩ thuật 8 Chân trời sáng tạo bản 1
- Trưng bày sản phẩm cuối học kì II trang 69 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 15. Vai trò của mĩ thuật tạo hình trong đời sống trang 64, 65, 66, 67, 68 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 14. Tìm hiểu ngành nghề mĩ thuật tạo hình trang 59, 60, 61, 62, 63 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều
- Bài 13. Thiết kế và trang trí đồ dùng trang 54, 55, 56, 57, 58 SGK Mĩ thuật 8 Cánh diều