Bài 2. Ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức>
Hình 1.1 là những máy thuộc lĩnh vực cơ khí chế tạo.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
MĐ
Hình 2.1 thể hiện những công việc của một số ngành nghề trong lĩnh vực cơ khí chế tạo. Hãy mô tả và nêu ý nghĩa của công việc trong Hình 2.1a và Hình 2.1b; trong hai công việc đó, em phù hợp với ngành nghề nào hơn?
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ kết hợp tìm hiểu và Vận dụng thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Hình 2.1a: người trong hình đang thiết kế sản phẩm với các chi tiết. Đây là một trong những bước đầu tạo ra sản phẩm, bởi nó lên hình ảnh, chi tiết cũng như cấu tạo/cách tạo ra sản phẩm.
- Hình 2.1b: người trong hình đang dùng máy cơ khí để rèn/tạo ra hình dáng sản phẩm. Công việc này giúp tạo khuôn/hình khối của một sản phẩm.
Câu hỏi tr11
Em hãy quan sát Hình 2.2, nêu tên gọi và mô tả các công việc trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình vẽ để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a) Bảo dưỡng và sửa chữa: Kĩ sư kiểm tra máy móc và tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng theo định kì
b) Thiết kế sản phẩm: Sử dụng máy tính để thiết kế sản phẩm cơ khí
c) Gia công cơ khí: Sử dụng máy gia công cơ khí CNC để gia công chi tiết.
Câu hỏi tr15 CH1
Từ các công việc trong lĩnh vực cơ khí chế tạo, em hãy đánh giá sự phù hợp của bản thân với một trong những ngành nghề đó.
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Bản thân em tự thấy mình phù hợp với nghề thiết kế sản phẩm cơ khí. Vì em đáp ứng được một số yêu cầu của nghề như:
- Lập được kế hoạch thiết kế theo đúng tiến độ để lên phương án, thiết kế 3D chi tiết cũng như hoàn thiện các bản vẽ gia công bằng các phần mềm 2D.
- Có kiến thức chuyên môn sâu liên quan đến quy trình sản xuất cơ khí, truyền động, lắp ghép chi tiết; am hiểu các vấn đề kĩ thuật cơ khí như tính toán thiết kế, gia công cơ khí; biết sử dụng các phần mềm phục vụ thiết kế, mô phỏng; có óc sáng tạo, tư duy nhanh nhạy, …
- Tương lai em sẽ học chuyên ngành công nghệ kĩ thuật cơ khí.
Câu hỏi tr15 CH2
Tìm hiểu các trường đại học, các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đào tạo các chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, gia công áp lực, kĩ thuật nhiệt, cơ điện tử, gia công cắt gọt, rèn dập, …
Phương pháp giải:
Tìm hiểu và Vận dụng kiến thức thực tế để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Một số trường đại học, các cơ sở đào tạo ở Việt Nam đào tạo các chuyên ngành công nghệ chế tạo máy, gia công áp lực, kĩ thuật nhiệt, cơ điện tử, gia công cắt gọt, rèn dập:
- Đại học Bách Khoa Hà Nội
- Đại học sư phạm kĩ thuật Hưng Yên
- Đại học xây dựng Hà Nội
- Đại học công nghiệp Hà Nội.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài Ôn tập chương VI trang 117 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Xử lí chất thải chăn nuôi trang 113, 114, 115, 116 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 109, 110, 111, 112
- Bài Ôn tập chương V trang 107 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài Ôn tập chương VI trang 117 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 22. Xử lí chất thải chăn nuôi trang 113, 114, 115, 116 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 21. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trang 109, 110, 111, 112
- Bài Ôn tập chương V trang 107 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức
- Bài 20. Bảo quản và chế biến sản phẩm chăn nuôi trang 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 SGK Công nghệ 11 Kết nối tri thức