Bài 2. Một số loại hoa, cây cảnh phổ biến trang 11, 12, 13, 14, 15 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức>
Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau:
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 4 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Tiếng Việt - Tiếng Anh
CH mục 1a KP
Em hãy quan sát và mô tả đặc điểm lá, hoa của các loại hoa hồng trong Hình 1 bằng cách sử dụng các thẻ gợi ý sau:
Phương pháp giải:
Quan sát các thẻ gợi ý để mô tả đặc điểm lá, hoa của các loại hoa hồng
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm lá, hoa của các loại hoa hồng là:
- Lá màu xanh, mép lá có hình răng cưa.
- Hoa có nhiều màu sắc như trắng, hồng, đỏ, xanh... mọc đơn lẻ hoặc thành chùm.
- Thân cây hoa hồng có gai.
CH mục 1a VD
Hãy giới thiệu với các bạn một loại hoa hồng mà em biết.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức em có để giới thiệu với các bạn một loại hoa hồng
Lời giải chi tiết:
Hoa hồng nhung thuộc giống cây bụi thấp, chi hồng, thân gỗ mọc đứng, có màu xanh đậm, nhiều cành. Cây có gai cong, bộ rễ chùm mở rộng chiều ngang khá lớn. Lá kép lông chim, mọc nách, mỗi lá kép có từ 3 – 5 hay 7 – 9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa. Nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam. Hoa có màu đỏ thẫm thu hút.
CH mục 1b
Em hãy quan sát Hình 2 và nêu đặc điểm khác nhau giữa hai loại hoa đào trong hình. Em có biết hoa đào thường nở vào mùa nào trong năm?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 2 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
* Sự khác nhau giữa đào bích (hình a) và đào phai (hình b) là:
Đào bích:
- Hoa rải đều khắp các cành, kể cả cành tăm nhỏ xíu.
- Hoa kép, có màu đỏ thắm.
Đào phai:
- Hoa màu nhạt, phơn phớt hồng.
- Có loại cánh kép, có loại cánh đơn, trông mỏng manh và thanh nha.
* Hoa đào thường nở vào mùa xuân.
CH mục 1c KP
Em hãy quan sát Hình 3 và nêu đặc điểm của hoa mai.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 3 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của hoa mai là:
- Dáng vẻ thanh cao, thuộc loại cây đa niên
- Cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh.
- Lá mai vàng là lá đơn, mọc xen kẽ so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài. Lá có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng.
- Hoa mai vàng là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm.
CH mục 1c VD
Hãy giới thiệu với bạn về một số loại hoa thường được trưng bày trong dịp tết Nguyên đán của Việt Nam.
Phương pháp giải:
Dựa vào sự hiểu biết của em, em hãy giới thiệu với bạn về một số loại hoa thường được trưng bày trong dịp tết Nguyên đán của Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
Một số loại hoa thường được trưng bày trong dịp tết Nguyên đán của Việt Nam.
Hoa mai mới nở rộ màu vàng rực. Loài hoa này phổ biến ở miền Nam nước ta. Trong phong tục Việt Nam, hoa mai tượng trưng cho mùa xuân, sự may mắn, hạnh phúc. Hoa mai cũng là biểu hiệu của sự trung thành trong tình yêu vì nở đúng hẹn vào dịp xuân về.
Hoa đào phổ biến ở miền Bắc nước ta và một số vùng xứ lạnh. Loài hoa này nở vào mùa xuân biểu tượng cho sự may mắn, hạnh phúc, tình bạn khắng khít, thân thiết trường tồn.
Hoa cúc đa dạng về màu sắc và chủng loại lại có sức sống lâu, nhiều người rất thích sử dụng hoa cúc trong những ngày Tết để trang trí nhà cửa như mong muốn đem thêm sức sống và không khí mùa xuân ấm áp vào trong không gian sống của gia đình mình.
CH mục 1d KP
Em hãy quan sát Hình 4 và mô tả đặc điểm của cây hoa sen.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 4 và trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Đặc điểm của cây hoa sen là:
- Cây hoa sen sống dưới nước.
- Hoa nở vào mùa hè.
- Cánh hoa thường có màu hồng, màu trắng, màu vàng.
- Nhị hoa có màu vàng.
CH mục 1d TH
Đọc và cho biết, câu ca dao sau mô tả những bộ phận nào của cây hoa sen:
"Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng..."
Phương pháp giải:
Đọc câu ca dao và dựa vào hiểu biết của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Câu ca dao sau mô tả bộ phận lá sen, bông sen và nhị sen.
CH mục 1d VD
Thảo luận với bạn bè và cho biết hoa sen thường được trồng ở đâu và nở vào mùa nào trong năm?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Hoa sen thường sống ở dưới nước và nở vào mùa hè. Miền Tây Nam Bộ hay còn gọi là khu vực đồng bằng sông Cửu Long là khu vực có diện tích trồng sen và nguồn cung sản lượng sen lớn nhất cả nước. Sen phân bố ở miên Nam tập trung ở các tỉnh như Long An, An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ.
CH mục 2 KP
Quan sát Hình 5:
- Gọi tên các loại cây cảnh có trong hình bằng cách sử dụng thẻ gợi ý dưới đây.
- Mô tả đặc điểm nhận biết các loại cây trong hình.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 5 và thẻ gợi ý để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
a. Cây xương rồng
- Họ cây xương rồng thường là các loài cây thân mọng nước, hai lá mầm và có hoa giống như sen đá.
- Mọc thành bụi, lá có dạng gai, mức độ thoát hơi nước thấp.
- Ưa sáng, không yêu cầu nhiều nước.
b. Cây thiết mộc lan
- Thuộc loại cây gỗ thân cột, có đặc tính rất đặc biệt đó là khi bị cắt hoặc cưa thì sẽ đâm chồi, nhánh quanh vị trí bị cắt.
- Lá của cây thiết mộc lan mọc thành hình nơ, bóng mượt và có màu sẫm.
- Phiến lá có sọc rộng và nhạt màu hơn, ngả vàng ở phần trung tâm.
- Lá của cây dài khoảng 1m và có chiều rộng 10cm.
c. Cây sống đời
- Thuộc dạng cây bụi thấp, thân tròn nhẵn và có các đốm tía xung quanh thân.
- Các lá cây mọc đối xứng nhau, phiến lá dày và mọng nước, có màu xanh đậm.
- Hoa phổ biến nhất có màu đỏ hoặc màu hồng. Hoa nở thành từng cụm trên ngon của nhánh cây tạo thành từng xúm tròn.
- Cây ưa nắng nhưng vẫn phát triển tốt ở môi trường bóng râm trong thời gian dài.
d. Cây sanh
- Thuộc dòng thân gỗ, có tuổi thọ lâu năm, chiều cao cây trung bình từ 15-20m.
- Khả năng sinh trưởng mạnh, cho ra nhiều vành lá và nhánh.
- Tán lá cây rậm rạp, um tùm, vô cùng xanh tốt.
e. Cây cọ cảnh
- Có kích thước nhỏ hơn, chiều cao trung bình từ 0,5-2m.
- Thân cây thuộc loại thân gỗ, màu xám, có các vết sẹo do cành già bị rụng để lại.
- Mép lá cọ quạt có hình răng cưa, bề mặt xếp thành nếp và có gân hình chân vịt.
- Cuống lá thon dài, có gai nhọn mọc dọc.
g. Cây trạng nguyên
- Loại cây cảnh bụi, thân gỗ nhỏ và thường cao từ 0,6-4m.
- Lá cây trạng nguyên màu đỏ phía trên sau đó chuyển dần thành màu xanh khi trưởng thành, lá có hình răng cưa.
CH mục 2 TH
Quan sát và mô tả một loại cây cảnh có trong khuôn viên trường học của em.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây hoa ngũ sắc có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng chúng có nhiều màu hoa: trắng, hồng, vàng, đỏ, cam,... Cây có sức sống khỏe, dễ chăm sóc. Ngũ sắc hiện nay được nhiều công trình lớn sử dụng làm cây trồng nền bởi chúng có sức sống mãnh liệt, cây có chiều cao vừa phải, trồng lâu năm thì cây cao lên đến 1m.
CH mục 2 VD
Em hãy kể thêm một số loại cây cảnh mà em biết và hướng dẫn cho bạn đặc điểm nhận biết các loại cây cảnh đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Cây phát tài hay còn được gọi là cây kim tiền. Đây là loài cây được rất nhiều người lựa chọn. Cây phát tài với những tán lá sum suê chính là hình ảnh tượng trưng cho sự phát triển của gia chủ về kinh tế, tiền bạc. Hơn thế nữa, lá của cây phát tài còn rất đẹp, bóng, xanh mượt, tán lá cân đối.
- Bài 3. Vật liệu và dụng cụ trồng hoa, cây cảnh trong chậu trang 17, 18, 19, 20 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 4. Gieo hạt hoa, cây cảnh trong chậu trang 21, 22, 23 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 5. Trồng hoa, cây cảnh trong chậu trang 24, 25, 26 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 6. Chăm sóc hoa, cây cảnh trong chậu trang 27, 28, 29, 30, 31 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 1. Lợi ích của hoa, cây cảnh đối với đời sống trang 6, 7, 8, 9, 10 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 12. Làm chuồn chuồn thăng bằng trang 57, 58, 59, 60, 61 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 11. Làm đèn lồng trang 51, 52, 53, 54, 55 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 10. Đồ chơi dân gian trang 47, 48 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 9. Lắp ghép mô hình robot trang 42, 43, 44, 45, 46 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 8. Lắp ghép mô hình bập bênh trang 39, 40, 41 SSGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 12. Làm chuồn chuồn thăng bằng trang 57, 58, 59, 60, 61 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 11. Làm đèn lồng trang 51, 52, 53, 54, 55 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 10. Đồ chơi dân gian trang 47, 48 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 9. Lắp ghép mô hình robot trang 42, 43, 44, 45, 46 SGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức
- Bài 8. Lắp ghép mô hình bập bênh trang 39, 40, 41 SSGK Công nghệ 4 Kết nối tri thức