Giải chuyên đề học tập Sinh 11 Chân trời sáng tạo Chuyên đề 1: Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồ..

Bài 2. Biện pháp kĩ thuật sử dụng dinh dưỡng khoáng để tăng năng suất cây trồng trong nền nông nghiệp sạch - Chuyên đề học tập Sinh 11 Chân trời sáng tạo


Việc bón phân cho cây trồng nhằm mục đích gì?

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 11 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

CH tr 8

CH1.

Việc bón phân cho cây trồng nhằm mục đích gì?

Phương pháp giải:

Để cây trồng phát triển mạnh mẽ hơn, điều chúng ta cần làm là chu cấp đủ chất cho cây

Giải chi tiết:

Cây trồng cần được bón phân vì hầu hết các nguồn đất không cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để cây phát triển một cách tối ưu. Bằng cách bón phân đầy đủ cho cây, chúng ta đã cung cấp đủ các dưỡng chất mà đất mất đi theo thời gian, bảo đảm rằng mùa vụ năm nay cây trồng vẫn có thể có đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt và cho hoa kết quả như mong đợi.

Trong đất tự nhiên, nitơ, photpho và kali thường bắt nguồn từ xác cây cỏ chết. Đối với trường hợp của nitơ, sự chuyểni hóa từ cây chết sang cây sống thường là nguồn nitơ duy nhất trong đất. Để cây trồng phát triển mạnh mẽ hơn, điều chúng ta cần làm là chu cấp đủ chất cho cây. Đây chính là mục đích của việc bón phân.


CH tr 9

CH1.

Khi bón lót cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Phương pháp giải:

Bón lót được thực hiện theo những thời điểm và tần suất khác nhau

Giải chi tiết:

- Đối với các loại phân khó tiêu nên tập trung cho bón lót

- Đối với phân lân và vôi thường bón lót lượng lớn, có thể bón lót toàn bộ

- Đối với phân đạm và potassium, bón lót một lượng vừa đủ.

Với từng loại cây trồng khác nhau, bón lót cũng được thực hiện theo những thời điểm và tần suất khác nhau:

- Đối với cây lúa: nên tiến hành bón lót trước khi cày bừa, làm đất hoặc trước khi bừa lần cuối khi gieo cấy. 

- Đối với cây trồng hàng năm, cây theo mùa vụ: thực hiện bón lót một lần trước khi gieo trồng.

- Đối với cây trồng lâu năm: thực hiện bón lót trong nhiều giai đoạn của cây. Đầu tiên là vào thời điểm trước khi gieo trồng, tiếp theo là trong thời điểm cây ngừng sinh trưởng và cuối cùng là sau khi thu hoạch.

CH2.

Khi bón thúc cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Phương pháp giải:

Nguyên tắc bón thúc cho cây trồng

Giải chi tiết:

- Nguyên tắc bón thúc cho cây trồng

+ Đúng loại phân

+ Đúng thời điểm

+ Đúng liều lượng

+ Đúng phương pháp

+ Đúng thời tiết

Như đã nói thì việc bón thúc cho cây trồng sẽ khác nhau dựa vào cả loại cây lẫn kỹ thuật từng đơn vị.

- Bón thúc theo kỹ thuật

+ Bón thúc đào rãnh

+ Bón thúc theo hốc

+ Bón thúc tưới phân

- Bón thúc theo loại cây

+ Bón cho cây ăn quả: Đối với cây ăn quả hàng năm thì việc bón thúc sẽ diễn ra khoảng 2 hoặc 3 lần vào giai đoạn sau khi đã thu hoạch quả – trước khi ra hoa và sau khi có quả mới. Lúc này thì việc bón thúc sẽ rất khắt khe, cần sử dụng loại phân bón cụ thể cho phù hợp:

Sau khi thu hoạch: dùng chủ yếu là các loại phân đạm.

Trước khi ra hoa: dùng chủ yếu là các loại phân lân và phân đạm.

Sau khi có quả: dùng chủ yếu là phân kali và phân đạm.

+ Bón cho cây rau: Như đã đề cập thì bón thúc cho cây trồng ăn quả không giống như cây rau, bởi vì cây rau sẽ cần bón phân dựa theo 2 giai đoạn là khi cây nhỏ và cây đang lớn.

Khi đang còn nhỏ: bón phân để giúp tăng tốc độ phát triển phần lá hoặc thân cây rau.

Khi đang lớn dần: dùng để tăng cường sản lượng đối với cây rau ăn quả như là su hào, dưa leo, mướp đắng…

- Thông thường thì lần đầu tiên bón thúc sẽ là sau 1 tuần khi đã gieo trồng. Lần bón thứ 2 là khi cây trồng đã ra hoa, thường là 3 tuần sau khi đã trồng. Lần bón cuối cùng thì rơi vào khoảng 1,5 tháng và được áp dụng đối với các loại cây ăn quả hoặc rau ăn quả như là bí đỏ, mướp, dưa leo….

CH3.

Trong trường hợp nào thì người ta nên sử dụng biện pháp bón phân lên thân, lá và cần thực hiện như thế nào để đạt hiệu quả cao?

Phương pháp giải:

Bón phân lên thân, lá trong trường hợp đất khô, đất chua mặn

Giải chi tiết:

- Bón phân lên thân, lá trong trường hợp đất khô, đất chua mặn vì trong điều kiện này rễ cây khó hút chất dinh dưỡng trong đất.

- Cách thực hiện:

+ Chất dinh dưỡng được pha thành dung dịch với nồng độ thích hợp

+ Không phun lúc nắng gắt và lúc trời mưa

CH4.

Hãy giải thích vì sao không nên phun các chế phẩm, phân bón lá lúc nắng gắt hoặc lúc trời mưa?

Phương pháp giải:

Tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao

Giải chi tiết:

Không phun khi trời nắng to hoặc lúc trời mưa vì

- Có thể gây ra cháy lá, giảm hiệu lực của phân.

- Tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước.


CH tr 10

CH1.

Muốn trồng cây đạt hiệu quả cần phải bón phân theo những nguyên tắc nào?

Phương pháp giải:

Nguyên tắc bón phân 

Giải chi tiết:

Nguyên tắc:

- Bón đúng nhu cầu của cây: Dựa trên đặc điểm của từng loại cây và đất trồng để lựa chọn các loại phân phù hợp, thỏa mãn nhu cầu của cây.

- Bón đúng thời điểm: Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây đòi hỏi lượng phân bón khác nhau, vì vậy cần lựa chọn, cung cấp kịp thời mới phát huy hết hiệu quả. Phải căn cứ vào yếu tố thời tiết và mùa vụ để có biện pháp phù hợp.

- Bón đúng kĩ thuật

- Bón đúng liều lượng


CH tr 11

CH1.

Để bón đúng liều lượng cho cây cần phải thực hiện như thế nào?

Phương pháp giải:

Nguyên tắc bón phân 

Giải chi tiết:

Để bón đúng liều lượng cho cây cần căn cứ thành phần đất trước khi gieo trồng và nhu cầu cụ thể của loại đất trồng, chia tổng lượng phân bón thành nhiều đợt đáp ứng đủ cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây


CH tr 12

CH1.

Hãy nêu các lợi ích trong sản xuất nông nghiệp khi khép kín được chu trình sử dụng các chất dinh dưỡng cho cây trồng

Phương pháp giải:

Giúp cho việc sử dụng các chất dinh dưỡng có trong đất đạt hiệu quả cao nhất.

Giải chi tiết:

Lợi ích: Làm tăng tối đa việc tái sử dụng các tàn dư cây trồng, các sản phẩm phụ, phân động vật và vật thải nông nghiệp để tăng nguồn phân hữu cơ, kết hợp với việc luân canh và xen canh cây trồng giúp cho việc sử dụng các chất dinh dưỡng có trong đất đạt hiệu quả cao nhất.

CH2.

Hãy giải thích câu: "Đất nào, phân ấy" và nêu biện pháp lựa chọn dạng phân bón phù hợp với đất

Phương pháp giải:

Biện pháp lựa chọn dạng phân bón phù hợp với đất: phù hợp pH

Giải chi tiết:

- "Đất nào, phân ấy": mỗi loại đất trồng khác nhau sẽ phù hợp với từng loại phân bón khác nhau

- Biện pháp lựa chọn dạng phân bón phù hợp với đất: phù hợp pH, không làm suy giảm đặc tính của đất, giúp cây hấp thụ tốt và đảm bảo cho sự hoạt động của vi sinh vật đất

Ví dụ:

+ Bón lân nung chảy trên đất chua hiệu quả hơn trên đất trung tính, kiềm

+ Trên đất kiềm không nên bón đạm dạng ammonium 

+ Trên đất phèn, giàu sắt và nhôm di động không nên dùng lân supe

CH3.

Hãy cho biết các biện pháp kĩ thuật sử dụng phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng các tiêu chí quy định như thế nào.

Phương pháp giải:

Các biện pháp kĩ thuật sử dụng phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

Các biện pháp kĩ thuật sử dụng phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp sạch đáp ứng các tiêu chí quy định:

- Độ pH của đất

- Đảm bảo độ phì nhiêu, dinh dưỡng

- Giúp cây hấp thụ tốt

- Đảm bảo hoạt động cho vi sinh vật đất

CH4.

Khi bón vào đất và phun lên lá, ta phải lựa chọn phân bón như thế nào để đem lại hiệu quả tốt?

Phương pháp giải:

Các biện pháp kĩ thuật sử dụng phân khoáng trong sản xuất nông nghiệp sạch

Giải chi tiết:

- Khi bón vào đất có thể sử dụng cân đối các dạng phân bón khác nhau. Đối với loại khó tan nên bón lót, loại dễ tan nên bón thúc

- Khi phun lên lá phải hòa tan phân vào nước với nồng độ phù hợp. Đối với các phân vi lượng hoặc tổ hợp vi lượng với chất điều hòa sinh trưởng, hoặc khi cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng qua dạng dung dịch thì nhất thiết phải sử dụng loại phân dễ tan

CH5.

Thời tiết có ảnh hưởng gì trong việc lựa chọn phân bón?

Phương pháp giải:

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón

Giải chi tiết:

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón. Nếu bón phân vào trời mưa thì sẽ làm trôi hết phân bón chưa kịp có tác dụng lên cây, còn khi nắng quá gắt sẽ làm phân bón bốc hơi, kèm theo là có thể làm cháy lá hoặc hỏng lá


CH tr 13

CH1.

Hãy giải thích tại sao không nên bón phân lúc trời nắng to hoặc mưa to

Phương pháp giải:

Thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của phân bón

Giải chi tiết:

Nếu bón phân vào trời mưa thì sẽ làm trôi hết phân bón chưa kịp có tác dụng lên cây, còn khi nắng quá gắt sẽ làm phân bón bốc hơi, kèm theo là có thể làm cháy lá hoặc hỏng lá

CH2.

Quan sát Hình 2.5 và nêu đặc điểm của các loại thuốc trừ sâu sinh học

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 2.5 

Giải chi tiết:

- Thuốc trừ sâu vi sinh

+ Thành phần chính của thuốc là các vi sinh vật (VSV) còn sống, có thể là nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng. Những vi sinh vật trong chế phẩm chủ yếu ở dạng tiềm sinh là các bào tử hoặc nang, có thể chịu được lâu dài trong các điều kiện sống không thuận lợi.

+ Đối với thuốc trừ sâu vi sinh, các vi sinh vật phải sống trong điều kiện khô hoặc lỏng với các chất phụ gia. Thời gian sống để duy trì hiệu lực không được quá ngắn, ít nhất 6 tháng để tiện cho việc bảo quản và sử dụng.

+ Sau khi sử dụng trên đồng ruộng gặp điều kiện thuận lợi, VSV sẽ phát triển và ký sinh trên cơ thể vật chủ thích hợp.

+ Các vi sinh vật trong chế phẩm cạnh tranh không gian sống, thức ăn, tiết ra kháng sinh, độc tố đối với các nấm bệnh, sâu bệnh hại cây trồng

- Thuốc trừ sâu thảo mộc

+ Là những chất được tách chiết ra từ cơ thể thực vật, bao gồm cả dầu thực vật. Đây là những chất hữu cơ thứ cấp được tạo thành từ cơ thể thực vật, chủ yếu là Alkaloid và Phenol. Là những chất có hoạt tính sinh học cao nhưng trong cơ thể thực vật chức năng sinh lý của chúng không lớn.

+ Trong các thuốc trừ sâu sinh học hiện nay, các thuốc thảo mộc chiếm vị trí quan trọng và ngày càng phong phú do có hiệu lực cao, nguồn nguyên liệu dồi dào và tương đối dễ chế biến.

CH3.

Vì sao nên dùng phân hữu cơ để bón cho cây?

Phương pháp giải:

Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất

Giải chi tiết:

- Phân bón hữu cơ giúp cải tạo đất, bổ sung cho đất một lượng lớn mùn, vi sinh vật hữu ích, các chất dinh dưỡng giúp đất tơi xốp, thoáng khí, tăng độ phì nhiêu, phân giải các độc tố trong đất.

- Phân bón hữu cơ hạn chế xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng. Tăng khả năng thoát nước, tránh hiện tượng ngập ủng, hạn chế hiện tượng đóng váng bề mặt, ổn định nhiệt độ trong đất .


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh 11 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.