Bài 1. Lịch sử môn cầu lông; kĩ thuật cầm cầu, cầm vợt và kĩ thuật di chuyển cơ bản>
Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
Câu 1
Nêu một số mốc quan trọng trong lịch sử của môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 1. Sơ lược về lịch sử môn Cầu lông (SGK trang 15)
- Nêu ra một số mốc quan trọng trong lịch sử của môn Cầu lông trên thế giới và ở Việt Nam.
Lời giải chi tiết:
* Một số mốc quan trọng trong lịch sử môn Cầu lông trên thế giới
- Môn cầu lông được bắt nguồn từ trò chơi poona của Ấn Độ. Năm 1872, một số sĩ quan người Anh từ Ấn độ trở về nước, phổ biến trò chơi Poona trong giới quý tộc ở thị trấn Badminton, nước Anh.
- Năm 1934, Liên đoàn Cầu lông thế giới được thành lập có trụ sở chính tại London nước Anh, với 9 quốc gia thành viên. Năm 1939, Liên đoàn Cầu lông thế giới thông qua luật thi đấu áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên (Badminton World Federation – BWF).
- Năm 1992, môn Cầu lông được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Olympic.
* Một số mốc quan trọng trong lịch sử môn Cầu lông ở Việt Nam
- Năm 1980, giải Vô địch Cầu lông toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội.
- Năm 1990, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam được thành lập, trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội.
- Năm 1993, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông châu Á.
- Năm 1994, Liên đoàn Cầu lông Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Liên đoàn Cầu lông thế giới.
- Năm 2005, Việt Nam đạt huy chương Đồng nội dung đồng đội nam tại SEAGAMES 23 tổ chức ở Philippines.
- Các năm 2007,2013,2017, Việt Nam đạt được huy chương Đòng nội dung đơn nam tại kì SEAGAMES 24 ở Thái Lan SEAGAMES 27 ở Myanmar và SEAGAMES 29 ở Malaysia.
- Từ năm 2008 đến nay, Việt Nam luôn có VĐV đủ tiêu chuẩn tham dự thi đấu tại Olympic.
Câu 2
Nêu sự khác nhau giữa kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 4,5. Kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước (SGK trang 17,18).
- Nêu ra sự khác nhau giữa kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước.
Lời giải chi tiết:
Kĩ thuật di chuyển một bước |
Kĩ thuật di chuyển nhiều bước |
Có 4 cách di chuyển: - Di chuyển tiến phải - Di chuyển tiến trái - Di chuyển lùi phải - Di chuyển lùi trái |
Có 2 cách di chuyển: - Di chuyển ngang bước chéo - Di chuyển tiến, lùi
|
- Di chuyển tiến phải, tiến trái, lùi phải: khi thực hiện thì chân trái làm trụ. - Di chuyển lùi trái: khi thực hiện chân phải làm trụ. |
- Di chuyển ngang bước chéo và di chuyển tiến lùi: khi thực hiện thì chân phải làm trụ. |
- Di chuyển tiến phải, tiến trái, lùi trái: chân phải ở trước. - Di chuyển lùi phải: chân phải ở phía sau. |
- Bước cuối cùng: + Di chuyển ngang bước chéo: chân phải ở trước. + Di chuyển tiến, lùi: chân phải ở phía sau. |
Câu 3
Vận dụng kĩ thuật di chuyển một bước, di chuyển nhiều bước vào các trò chơi vận động để phát triển các tố chất thể lực và vui chơi hằng ngày.
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ phần 4,5. Kĩ thuật di chuyển một bước và kĩ thuật di chuyển nhiều bước (SGK trang 17,18).
- Vận dụng kĩ thuật di chuyển một bước, di chuyển nhiều bước vào các trò chơi vận động để phát triển các tố chất thể lực và vui chơi hằng ngày.
Lời giải chi tiết:
- Vận dụng kĩ thuật di chuyển một bước:
+ Luyện tập đơn lẻ từng kĩ thuật di chuyển một bước: tiến phải, tiến trái, lùi phải, lùi trái.
+ Phối hợp thực hiện hai kĩ thuật di chuyển một bước.
+ Di chuyển một bước theo tín hiệu.
- Vận dụng kĩ thuật di chuyển nhiều bước:
+ Di chuyển ngang: Sử dụng di chuyển ngang sang bên trái và bên phải trên cự li 4-5 m.
+ Di chuyển tiến, lùi: Sử dụng di chuyển tiến lùi trên cự li 5 – 6 m.
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực
- Bài 3. Phối hợp một số kĩ thuật trong tập luyện và thi đấu đá cầu
- Bài 2. Kĩ thuật chuyền cầu bằng má trong bàn chân
- Bài 1. Kĩ thuật chuyền cầu bằng mu bàn chân
- Bài 3. Kĩ thuật giao cầu thấp chân nghiêng mình
- Bài 2. Kĩ thuật đỡ cầu bằng đùi, đỡ cầu bằng mu bàn chân và đỡ cầu bằng ngực