Đọc hiểu - Đề số 29 - THCS>
Giải bài tập Đọc hiểu - Đề số 29, đề đọc hiểu dành cho học sinh THCS và ôn thi vào lớp 10
Đề bài
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6
Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng:
- Thiếp vốn con kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp.
(Theo Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)
1. Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Tìm những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích trên.
3. Chép lại câu văn có thành phần trạng ngữ trong đoạn trích trên. Gạch chân thành phần trạng ngữ.
4. Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật nào? Việc nhân vật bị nghi oán có liên quan đến hình ảnh nào trong tác phẩm?
5. Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật trong đoạn trích trên là người như thế nào?
6. Hãy viết đoạn văn diễn dịch (8-10 câu), trong đó có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán) với câu chủ đề:
Niềm tin là điều quan trọng với con người trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết
1.
Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” (Truyền kì mạn lục). Tác giả là Nguyễn Dữ.
2.
Những từ ngữ xưng hô trong đoạn trích gồm có: chàng, thiếp.
3.
Câu văn có thành phần trạng ngữ là: Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận.
4.
Lời thoại trong đoạn trích trên là của nhân vật Vũ Nương. Việc nhân vật bị nghi oan có liên quan đến hình ảnh chiếc bóng trong tác phẩm.
5.
Qua lời bày tỏ với chồng, nhân vật Vũ Nương hiện lên là người thủy chung son sắt nhưng bị nghi oan.
6.
* Yêu cầu về hình thức
- Đoạn văn diễn dịch (8 đến 10 câu).
- Trình bày rõ ràng, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu.
- Có câu văn chứa thành phần biệt lập cảm thán (gạch chân thành phần biệt lập cảm thán).
* Yêu cầu về nội dung: Bài làm của học sinh đảm bảo các ý chính sau:
- Giải thích: Niềm tin: sự tin tưởng -> Niềm tin có vai trò quan trọng trong cuộc sống con người.
- Vì sao?
+ Niềm tin giúp chúng ta tạo nên mối quan hệ vững chắc với những người xung quanh.
+ Có cơ sở là niềm tin, chúng ta được sống trong trạng thái thoải mái, có một người tin tưởng, con người cảm thẩy bình an.
+ Không có niềm tin, lúc nào cũng nghi ngờ, cuộc sống bất an, ngột ngạt đến nhường nào?
- Biểu hiện của niềm tin:
+ Tin vào người khác: tin khả năng, tấm lòng, tình yêu thương của họ -> Chính niềm tin ấy sẽ tạo cho họ sức mạnh, là biểu hiện của tình yêu thương, là sợi dây gắn kết trong các mối quan hệ.
+ Tin chính bản thân mình -> khám phá khả năng của bản thân, làm được những điều không tưởng, thực hiện được những ước mơ, dự định khó chạm tới.
(Có dẫn chứng minh họa cụ thể, ví dụ niềm tin giữa những người cùng hợp tác đầu tư, niềm tin giữa những người thân trong gia đình)
- Mở rộng, nâng cao:
+ Niềm tin là quan trọng nhưng phải đặt niềm tin đúng chỗ để không mất niềm tin.
+ Có những lúc, vẫn nên hoài nghi để tự mình đi tìm đáp án.
- Liên hệ bản thân.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đọc hiểu - Đề số 30 - THCS
- Đọc hiểu - Đề số 28 - THCS
- Đọc hiểu - Đề số 27 - THCS
- Đọc hiểu - Đề số 26 - THCS
- Đọc hiểu - Đề số 25 - THCS
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cánh diều) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cánh diều) – Tiếng Việt 1
- Đề số 2 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Cùng học để phát triển năng lực) – Tiếng Việt 1
- Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 (Sách Vì sự bình đẳng dân chủ trong giáo dục) – Tiếng Việt 1