Đề thi vào 10 môn văn có đáp án - 9 năm gần nhất Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng

Đề thi vào 10 môn Văn Đà Nẵng năm 2022

Tải về

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi. TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM

Đề bài

Câu 1. (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.

TÌNH YÊU PHẢI CẢM NHẬN BẰNG TRÁI TIM

Có một cô bé giận dỗi mẹ đã chạy ra ngoài. Cô bé lang thang trên đường rất lâu, vừa đi vừa khóc. Đúng lúc ấy, cô nhìn thấy có một quán ven đường, mùi thơm của mì nóng thật là hấp dẫn. Cô bé đứng bên cạnh quán mì, thèm nhỏ nước dãi. Có chủ quán tiền nói: "Cô bé, có muốn ăn không ?

"Nhưng... cháu không có tiền

Không sao, trông cháu có vẻ đòi lắm rồi, mau ăn đi. Cô chủ quán nhanh tay làm cho cô bé một bát. Ăn bát mì

nóng hổi mà có bé không kìm được nước mắt. Ăn xong, cô bé luôn miệng cảm ơn cô bán hàng.

“Không cần cảm ơn cô, chỉ là một bát mì thôi mà. Ngày nào cháu cũng ăn cơm nóng canh ngọt của mẹ, cháu có nhớ cảm on mẹ không ?

Có bé không biết nói gì.

"Cô bé, cô đoán là cháu đang giận bố mẹ chuyện gì nên mới bỏ nhà chạy ra đây. Cháu biết nói cảm ơn với một người xa lạ cho cháu một bát mì, tại sao lại không coi trọng những việc bố mẹ đã làm cho mình?. Cháu mau về nhà đi, người nhà chắc đang lo lắng cho cháu lắm”.

Cô bé với vàng chạy về nhà, mẹ cô bỏ đang đứng ở cửa, lo lắng nhìn ra ngoài, vừa nhìn thấy cô bé và liền ôm chầm lấy.

Cô bé ôm lấy mẹ thật chặt, vừa khóc vừa nói "Mẹ ơi, con xin lỗi, mẹ hay tha thứ cho con nhé”.

Người mẹ vô cùng kinh ngạc, sau đó hôn lên má con gái và nói: "Con ngoan của mẹ, con lớn thật rồi".

(Ngọc Linh biên soạn, 168 câu chuyện hay nhất, phẩm chất - tồi quan tốt, NXB Thế giới, 2016, tr 136-136)

a. Hãy cho biết từ in đậm thực hiện phép liên kết nào?

b. Xác định một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập trong câu được gạch chân.

c. Theo em, vì sao cô bé vội vàng chạy về nhà và xin lỗi mẹ?

d. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Câu 2. (3,0 điểm) Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.

Câu 3. (5,0 điểm) Phân tích một trong hai đoạn trích sau để thấy được vẻ đẹp của tỉnh đồng chí, đồng đội.

Anh với tôi biết tưng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cuối buốt giá

Chân không giầy

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

(Chính Hữu, Đồng chí, Ngữ văn 8, Tập một NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, trị 129)

 

Chị Thao lại gần khi Nho đã nằm tinh tươm, sạch sẽ trên chiếc giường ghép bằng những thanh gỗ ta.

- Không chết đâu. Đơn vị đang làm đường kia mà. Việc gì phải khiến cho nhiều người lo lắng. Ơ, cái bà này sao  bà cứ cuống quýt lên vậy ?

- Thường thế, người ngoài cảm thấy đầu hơn người bị thương mà.

Chị Thao quay mặt ra của hang, lại uống nước trong bi đông. Nho gác một cánh tay lên mặt. Nó cũng biết bây giờ không nên uống nước. Tôi pha sữa cho nó trong cái ca sắt.

- Cho nhiều đường vào.

Pha đặc ! - Chị Theo báo.

Uống sữa xong. Nho ngủ. Máy bay trinh sát vẫn nạo vét sự yên lặng của núi rừng. Chị Thao dựa vào tưởng, hai tay quàng sau gáy, không nhìn tôi,

- Hát đi, Phương Định, máy thích bài gì nhất, hát đi !

... Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ đổ, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chỉ không ứa cả nước mắt. Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.

Không ai nói với ai, nhưng nhìn nhau, chúng tôi đọc thấy trong mắt nhau điều đó.

(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 8, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr. 119)

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a. Hãy cho biết từ in đậm thực hiện phép liên kết nào?

Phương pháp: Căn cứ bài các phép liên kết câu.

Cách giải:

Từ “cô bé” thực hiện phép liên kết là: phép lặp.

b. Xác định một thành phần biệt lập và gọi tên thành phần biệt lập trong câu được gạch chân

Phương pháp: Căn cứ bài thành phần biệt lập.

Cách giải:

Thành phần biệt lập: Ơi => thành phần gọi đáp.

c. Theo em, vì sao cô bé vội vàng chạy về nhà và xin lỗi mẹ?

Phương pháp: Phân tích, lí giải.

Cách giải:

Cô bé vội chạy về nhà và xin lỗi mẹ vì:

- Cô bé cảm thấy ân hận vì hành động đã bỏ nhà ra đi của mình.

- Quan trọng hơn, cô bé nhận ra rằng từ trước đến nay mình chưa biết trân trọng những điều mẹ đã làm cho mình, coi những việc làm của mẹ cho mình là đương nhiên và cô chỉ biết giận dỗi vô cớ. Bởi vậy, cô bé đã chạy về nhà và xin lỗi mẹ.

d. Qua câu chuyện, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

Phương pháp: Phân tích.

Cách giải:

HS từ câu chuyện rút ra bài học cho mình sao cho phù hợp với bài đọc hiểu.

Gợi ý: Chúng ta phải biết ơn cha mẹ.

Câu 2:

Viết một đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc biết trân trọng những điều bình dị quanh ta.

Phương pháp: Phân tích, giải thích, tổng hợp.

Cách giải:

a. Yêu cầu về mặt hình thức: Viết đoạn văn hoặc bài văn ngắn. (chú ý nếu viết bài văn cần có đầy đủ bố cục 3 phần).

b. Yêu cầu về mặt nội dung:

* Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của việc biết trân trọng những giá trị bình dị quanh ta.

- Giải thích:

+ Những điều bình dị quanh ta: Là những điều nhỏ bé, xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống mà đôi khi con người quên mất những giá trị của nó.

-> Trân trọng những điều bình dị là điều cần thiết để cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.

- Ý nghĩa của việc trân trọng những điều bình dị trong cuộc sống:

+ Trân trọng  những điều bình dị khiến con người cảm nhận được hạnh phúc quanh mình từ đó biết yêu thương và trân trọng cuộc sống hơn.

+ Trân trọng những điều bình dị con người sẽ biết yêu thương từ những điều nhỏ nhặt nhất hình thành trái tim nhân ái, lòng trắc ẩn.

+  Trân trọng những điều bình dị là bước đệm để con người đi tới và trân trọng những điều lớn lao hơn trong cuộc sống.

+ Người biết trân trọng những điều bình dị đôi khi nhận lại được rất nhiều giá trị.

…….

- Liên hệ:

+ Con người nên học cách sống chậm lại, quan sát và cảm nhận thiên nhiên con người, biết yêu thương quý trọng tất cả từ những điều nhỏ nhặt nhất.

+ Tránh thói quen sống vội mà quên đi mất những điều ý nghĩa luôn tồn tại quanh  mình.

Câu 3:

Phân tích một trong hai đoạn trích sau để thấy được vẻ đẹp của tỉnh đồng chí, đồng đội.

Anh với tôi biết tưng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cuối buốt giá

Chân không giầy

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp.

Cách giải:

Học sinh lựa chọn 1 trong 2 đoạn và làm theo yêu cầu đề bài.

1. Mở bài

- Giới thiệu chung về tác giả và tác phẩm.

- Giới thiệu nội dung đoạn thơ cần phân tích: vẻ đẹp tình đồng chí, đồng đội.

2. Thân bài

* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:

- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính. Cách nói “anh với tôi” một lần nữa cho thấy câu thơ không chỉ tả hình ảnh người lính bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà còn gợi tình cảm đồng chí, đồng đội khi gian khổ đến cùng cực “sốt run người” vẫn quan tâm, lo lắng cho nhau.

- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.

- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng -> họ vượt lên nhờ tinh thần lạc quan cách mạng, sự ấm áp của tình đồng chí.

* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.

- Hình ảnh “tay nắm bàn tay”:

+ Chất chứa bao yêu thương trìu mến.

+ Sẵn lòng chia sẻ khó khăn.

+ Chứa đựng cả những khao khát bên người thân yêu.

=> Chính tình đồng chí chân thành, cảm động và sâu sắc đã nâng đỡ bước chân người lính và sưởi ấm tâm hồn họ trên mọi nẻo đường chiến đấu.

* Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:

- Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:

+ Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.

+ Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.

-> Tâm hồn họ vẫn bay lên với hình ảnh vầng trăng nơi đầu súng (thanh thản kì lạ)

-> Họ vẫn xuất hiện trong tư thế điềm tĩnh, chủ động “chờ giặc tới”.

=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.

- Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

+ Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

+ Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

 Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.

 Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí snags trong, sâu sắc. sự xuất hiện của vầng trăng là một bằng chứng về sức mạnh kì diệu của tình đồng đội. Tình cảm ấy giúp tâm hồn người lính bay lên giữa lúc gay go, khốc liệt của chiến tranh.

 Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.

 Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

3. Kết bài

- Nội dung: Bài thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

- Nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí