Đề thi học kì 2 Văn 8 - Chân trời sáng tạo

Đề thi học kì 2 Văn 8 Chân trời sáng tạo - Đề số 4


Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Chân trời sáng tạo

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (5 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

 

Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi tiều vài chú,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời non nước,

Một mảnh tình riêng ta với ta.

 

(Qua Đèo Ngang, Bà Huyện Thanh Quan)

Câu 1 (0,5 diểm) Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn bát cú luật Đường

D. Tứ tuyệt luật Dường

Câu 2 (0,5 điểm) Phương thức biểu dạt chính của bài thơ là

A. tự sự.

B. biểu cảm.

C. nghị luận.

D. biểu cảm, nghị luận.

Câu 3 (0,5 điểm) Bài thơ được làm bằng luật bằng. Dúng hay sai?

A. Dúng

B. Sai

Câu 4 (0,5 diễm) Vần của bài thơ là:

A. tà-hoa.

B. tà-hoa-nhà.

C. tà-hoa-nhà-gia.

D. tà-hoa-nhà-gia-ta.

Câu 5 (0,5 điểm) Nhịp đúng của câu thơ cuối là:

A. 4/3.

B.34.

C. 4/1/1/1.

D. 2/2/1/1/1

Câu 6 (0,5 điểm) Câu 3 và Câu 4 của bài thơ có đặc điểm gì?

A. Hiệp vần với nhau.

B. Niệm với nhau.

C. Đối nhau.

D. Hai câu Đề.

Câu 7 (0,5 điểm) Bố cục của bài thơ là

A. 4-4.

B. đề-thực-luận-kết.

C. khai-thừa-chuyển-hợp.

D. A và B đều đúng.

Câu 8 (0,5 điểm) Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Cảnh Đèo Ngang cô liêu.

B. Lòng yêu nước.

C. Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trước Dèo Ngang hoang vắng, dìu hiu và

tâm trạng nhớ nước, thương nhà.

D. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ.

Câu 9 (0,5 điểm) Xác dịnh và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã học ở lớp 8 có trong hai câu thơ sau:

Lom khom dưới núi tiều vài chủ,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Câu 10 (1,0 điểm) Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện lòng yêu nước.

II. VIÉT (4,0 điểm)

Chọn 1 trong 2 câu sau:

Câu 1. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng dồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Viết bài văn phân tích tác phẩm “Bồng chanh do” của Đỗ Chu.

Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

B

B

D

C

C

D

C

Câu 1 (0.5 điểm)

Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

A. Lục bát

B. Song thất lục bát

C. Thất ngôn bát cú luật Đường

D. Tứ tuyệt luật Dường

Phương pháp:

Chú ý hình thức của đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Thất ngôn bát cú luật Đường

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Phương thức biểu dạt chính của bài thơ là

A. tự sự.

B. biểu cảm.

C. nghị luận.

D. biểu cảm, nghị luận

Phương pháp:

Dựa vào các phương thức biểu đạt đã được học

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu dạt chính của bài thơ là biểu cảm

=> Đáp án: B

Câu 3 (0.5 điểm)

Bài thơ được làm bằng luật bằng. Đúng hay sai?

A. Dúng

B. Sai

Phương pháp:

Chú ý niêm luật của bài thơ

Lời giải chi tiết:

=> Đáp án: B

Câu 4 (0.5 điểm)

Vần của bài thơ là:

A. tà-hoa.

B. tà-hoa-nhà.

C. tà-hoa-nhà-gia.

D. tà-hoa-nhà-gia-ta.

Phương pháp:

Chú ý cách gieo vần của bài thưo

Lời giải chi tiết:

tà-hoa-nhà-gia-ta

=> Đáp án: D

Câu 5 (0.5 điểm)

Nhịp đúng của câu thơ cuối là:

A. 4/3.

B. 3/4.

C. 4/1/1/1.

D. 2/2/1/1/1

Phương pháp:

Chú ý cách ngắt nhịp của bài thơ

Lời giải chi tiết:

Ngắt nhịp: 4/1/1/1

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Câu 3 và Câu 4 của bài thơ có đặc điểm gì?

A. Hiệp vần với nhau.

B. Niệm với nhau.

C. Đối nhau.

D. Hai câu Đề

Phương pháp:

Chú ý câu 3, câu 4 bài đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Đối nhau

=> Đáp án: C

Câu 7 (0.5 điểm)

Bố cục của bài thơ là

A. 4-4.

B. đề-thực-luận-kết.

C. khai-thừa-chuyển-hợp.

D. A và B đều đúng.

Phương pháp:

Chú ý hình thức, bố cục của bài thơ

Lời giải chi tiết:

khai-thừa-chuyển-hợp.

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

A. Cảnh Đèo Ngang cô liêu.

B. Lòng yêu nước.

C. Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trước Dèo Ngang hoang vắng, dìu hiu và tâm trạng nhớ nước, thương nhà.

D. Ý thức về chủ quyền lãnh thổ.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ

Lời giải chi tiết:

Nỗi buồn, cô đơn, lẻ loi của nhà thơ trước Dèo Ngang hoang vắng, dìu hiu và tâm trạng nhớ nước, thương nhà.

=> Đáp án: C

Câu 9 (0.5 điểm)

Xác dịnh và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ đã học ở lớp 8 có trong hai câu thơ sau:

Lom khom dưới núi tiều vài chủ,

Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn thơ và xác định

Lời giải chi tiết:

- Biện pháp tu từ: đảo ngữ

- Tác dụng: nhấn mạng cảnh Đèo Ngang vắng vẻ, đìu hiu; câu thơ gợi hình, sinh động, giàu âm hưởng

Câu 10 (1.0 điểm)

Viết đoạn văn (5-7 câu) trình bày những việc làm cụ thể của bản thân để thể hiện lòng yêu nước.

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

Biểu hiện của lòng yêu nước:

- Yêu gia đình, quê hương, đất nước

- Tự hào về truyền thống dân tộc

- Nỗ lực học tập, rèn luyện bản thân

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Chọn 1 trong 2 câu sau:

Câu 1. Viết bài văn kể lại một hoạt động xã hội có ý nghĩa tích cực đối với cộng dồng mà em đã tham gia hoặc chứng kiến. Trong bài viết có kết hợp kể với hai yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Câu 2. Viết bài văn phân tích tác phẩm “Bồng chanh do” của Đỗ Chu.

Phương pháp:

Lựa chọn 1 trong 2 câu để triển khai vấn đề

Lời giải chi tiết:

* Gợi ý Câu 1:

a. Mở bài: giới thiệu được hoạt động xã hội sẽ kể

b. Thân bài:

- Hoạt động được kể lại theo ngôi thứ nhất

- Nêu được những thông tin cơ bản về hoạt động

- Kể lại chân thực sự việc theo trình tự hợp lí

- Sử dụng hợp lí yếu tố miêu tả hoặc biểu cảm, hoặc kết hợp cả hai yếu tố này.

c. Kết bài:

- Khẳng định ý nghĩa của hoạt động

- Nêu được suy nghĩ, cảm nhận sâu sắc mà hoạt động gợi ra cho bản thân

* Gợi ý Câu 2:

a. Mở bài:

- Giới thiệu tác phẩm (tên tác phẩm, tác giả)

+ Tên tác phẩm: Bồng chanh đỏ

+ Tên tác giả: Đỗ Chu

- Nêu khái quát chủ đề và một vài nét đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm: Chủ đề tình yêu thương và sự tôn trọng quyền sống tự do đối với loài vật được thể hiện bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc.

b. Thân bài

- Phân tích chủ đề của tác phẩm:

+ Hoài phát hiện chim bồng chanh, đi bắt giống chim quý, trả chim về tổ cũ, lén đi bắt chim một mình, mong ước cuộc sống yên bình cho chim bồng chanh đỏ.

+ Mối quan hệ giữa Hoài với làng quê, đầm sen thơ mộng, nơi sinh sống của giống chim quý, giữa Hoài và anh trai.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm:

+ Ngôi kể: ngôi thứ nhất làm cho câu chuyện khách quan, chân thực.

+ Chi tiết tiêu biểu: lời nhân vật tôi cuối truyện “Bồng chanh… làm dáng” góp phần thể hiện tình yêu loài vật của Hoài, góp phần thể hiện chủ đề của truyện.

+ Nhan đề: “Bồng chanh đỏ” là nhan đề hợp lí gắn với chuyện trong tác phẩm: yêu thương, tôn trọng, bảo vệ bồng chanh đỏ.

c. Kết bài

- Khẳng định lại chủ đề và giá trị của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm

+ Bồng chanh đỏ là truyện giàu ý nghĩa, phù hợp để giáo dục trẻ em biết yêu quý loài vật

- Nêu được suy nghĩ, cảm xúc về tác phẩm, chia sẻ bài học rút ra cho bản thân

+ Tìm hiểu, yêu quý thế giới loài vật

+ Sống chan hòa với loài vật

+ Tôn trọng, bảo vệ cuộc sống của loài vật


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí