Đề thi học kì 2 KHTN 6 Chân trời sáng tạo - Đề 7


Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và…của quả chanh là hai lực…

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề bài

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1: Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và…của quả chanh là hai lực…

A. Trọng lực - lực kéo

B. Cân bằng- biến dạng

C. Trọng lực - lực hút

D. Cân bằng - không biến dạng

Câu 2: Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng

B. Khối sắt

C. Khối nhôm

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau

Câu 3: Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.

Câu 4: Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống: 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng … gam.

A. 92g

B. 920g

C. 9,2g

D. 0,92g

Câu 5: Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm

A. Là hai lực cân bằng

B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây

C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực

D. Cùng phương, cùng chiều nhau

Câu 6: Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.

A. Lực đàn hồi

B. Khối lượng

C. Lực cân bằng

D. Trọng lượng

Câu 7: Bạn A nâng hòn đá nặng 3kg theo phương thẳng đứng. Tính lực tác dụng ít nhất của bạn A để nâng được hòn đá?

A. 3000N

B. 3N

C. 30N

D. 300N

Câu 8: Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

Câu 9: Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

D. Cả ba trường hợp trên

Câu 10: Giả sử rằng: Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì thời gian ngày, đêm trên Trái Đất là

A. 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.

B. 12 tháng ngày, không có ban đêm.

C. 3 tháng ngày, 9 tháng đêm.

D. 12 tháng đêm, không có ban ngày.

Câu 11: Theo em tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.

D. Trái Đất hình cầu. 

Câu 12: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà.

B. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

C. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí.

Câu 13: Hệ Mặt trời là

A. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. một tập họp các thiên thể trong Dải Ngân Hà

D. một tập họp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

Câu 14: Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng?

A. Do ánh sáng Mặt Trời

B. Do Mặt Trăng tự phát sáng

C. Do ánh sáng của Trái Đất

D. Không có đáp án nào đúng 

Câu 15: Hoạt động nào dưới đây góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học?

A. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

B. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông …

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Câu 16: Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm thấp

B. vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở

C. vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất

D. vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun

Câu 17: Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây?

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể.

2) Đi bằng 2 chân

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 3, 4                          D. 2, 3, 4.

Câu 18: Thế năng đàn hồi của vật là:

A. Năng lượng do vật chuyển động.                          B. Năng lượng do vật có độ cao.

C. Năng lượng do vật bị biến dạng.                           D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

Câu 19: Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hoạt động?

A. Quạt trần                     B. Lò vi sóng                   C. Bếp than                      D. Bếp điện từ

Câu 20: Năng lượng nào dưới đây là năng lượng tái tạo?

A. năng lượng mặt trời                                             B. năng lượng của dầu mỏ

C. năng lượng của xăng                                           D. năng lượng của khí hóa lỏng

Câu 21: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm                                           B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt                          D. Di chuyển được

Câu 22: Da của loài cá nào sau đây có thể dùng làm túi, đóng giày?

A. Cá mập                       B. Cá nhám                      C. Cá chép                       D. Cá quả

Câu 23: Nhóm động vật nào sau đây không thuộc động vật có xương sống?

A. Cá                               B. Chân khớp                  C. Lưỡng cư                    D. Bò sát

Câu 24: Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau                                                     B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc                                                    D. có sự tiếp xúc

Câu 25: Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày                        B. Ruột già                      C. Ruột non                     D. Ruột thừa

Câu 26: Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.                                                      B. Làm lạnh vật.

C. Chiếu sáng vật.                                                    D. Cho vật chuyển động

Câu 27: Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là:

A. ánh sáng mạnh, gió yếu                                      B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.

C. gió mạnh, râm mát                                              D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp

Câu 28: Đại diện ruột khoang nào sau đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ                       B. San hô                         C. Thủy tức                      D. Sứa

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1: Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày?

Câu 2: Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật. Ý kiến của em là gì?

Đáp án

Đáp án và lời giải chi tiết

Phần 1. Trắc nghiệm (7 điểm)

Câu 1:

Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và…của quả chanh là hai lực…

A. Trọng lực - lực kéo

B. Cân bằng- biến dạng

C. Trọng lực - lực hút

D. Cân bằng - không biến dạng

 

Phương pháp giải

Một quả chanh nổi lơ lửng trong một cốc nước muối; lực đẩy của nước muối lên phía trên và Trọng lực của quả chanh là hai lực lực kéo

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 2:

Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Khối nào có trọng lượng lớn nhất?

A. Khối đồng

B. Khối sắt

C. Khối nhôm

D. Ba khối có trọng lượng bằng nhau

 

Phương pháp giải

Ba khối kim loại : 2kg đồng, 2kg sắt và 2kg nhôm. Ba khối có trọng lượng bằng nhau

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 3:

Lực có thể gây ra những tác dụng nào dưới đây?

A. Chỉ có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động.

B. Chỉ có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại.

C. Chỉ có thể làm cho vật biến dạng.

D. Có thể gây ra tất cả các lực nêu trên.

 

Phương pháp giải

Lực có thể gây ra những tác dụng:

- có thể làm cho vật đang đứng yên phải chuyển động

- có thể làm cho vật đang chuyển động phải dừng lại

- có thể làm cho vật biến dạng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 4:

Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống: 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng … gam.

A. 92g

B. 920g

C. 9,2g

D. 0,92g

 

Phương pháp giải

Tìm những con số thích hợp để điển vào chỗ trống: 20 thếp giấy nặng 18,4 niutơn. Mỗi thếp giấy có khối lượng 92 gam

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 5:

Quả dọi của người thợ hồ cùng lúc chịu tác dụng bởi hai lực: Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm

A. Là hai lực cân bằng

B. Trọng lực luôn lớn hơn lực căng dây

C. Lực căng dây lớn hơn trọng lực

D. Cùng phương, cùng chiều nhau

 

Phương pháp giải

Trọng lực và lực kéo lên dây ( lực căng dây). hai lực này có đặc điểm là hai lực cân bằng

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 6:

Điền vào chỗ trống trong câu sau: Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của ... của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng.

A. Lực đàn hồi

B. Khối lượng

C. Lực cân bằng

D. Trọng lượng

 

Phương pháp giải

Một người ngồi trên một chiếc xe đạp. Dưới tác dụng của Trọng lượng của người, lò xo ở yên xe bị nén xuống. Nó đã bị biến dạng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 7:

Bạn A nâng hòn đá nặng 3kg theo phương thẳng đứng. Tính lực tác dụng ít nhất của bạn A để nâng được hòn đá?

A. 3000N

B. 3N

C. 30N

D. 300N

 

Phương pháp giải

F = P = 10 x m = 10 x 3 = 30 N

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 8:

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, cơ năng đã chuyển hóa như thế nào?

A. Động năng chuyển hóa thành thế năng.

B. Thế năng chuyển hóa thành động năng.

C. Không có sự chuyển hóa nào.

D. Động năng và thế năng đều tăng.

 

Phương pháp giải

Thả một vật từ độ cao h xuống mặt đất. Hãy cho biết trong quá trình rơi, Thế năng chuyển hóa thành động năng

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 9:

Trong các trường hợp sau, trường hợp nào có sự chuyển hóa thế năng thành động năng?

A. Mũi tên được bắn đi từ cung.

B. Nước trên đập cao chảy xuống.

C. Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

D. Cả ba trường hợp trên

 

Phương pháp giải

- Mũi tên được bắn đi từ cung.

- Nước trên đập cao chảy xuống.

- Hòn bi lăn từ đỉnh dốc xuống dưới.

Có sự chuyển hóa thế năng thành động năng

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 10:

Giả sử rằng: Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì thời gian ngày, đêm trên Trái Đất là

A. 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.

B. 12 tháng ngày, không có ban đêm.

C. 3 tháng ngày, 9 tháng đêm.

D. 12 tháng đêm, không có ban ngày.

 

Phương pháp giải

Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì thời gian ngày, đêm trên Trái Đất là 6 tháng ngày, 6 tháng đêm.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 11:

Theo em tại sao có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa?

A. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với vận tốc không đổi.

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì một năm.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi.

D. Trái Đất hình cầu. 

 

Phương pháp giải

Có hiện tượng ngày và đêm dài ngắn theo mùa vì Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 12:

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà.

B. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

C. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí.

 

Phương pháp giải

Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 13:

Hệ Mặt trời là

A. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà

D. một tập hợp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

 

Phương pháp giải

Hệ Mặt trời là một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 14:

Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng?

A. Do ánh sáng Mặt Trời

B. Do Mặt Trăng tự phát sáng

C. Do ánh sáng của Trái Đất

D. Không có đáp án nào đúng 

 

Phương pháp giải

Chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng do ánh sáng Mặt Trời

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 15:

Hoạt động nào dưới đây góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học?

A. Săn bắt, buôn bán động vật hoang dã

B. Xây dựng khu công nghiệp, đô thị, đường giao thông …

C. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất và mặt nước thành đất nông nghiệp

D. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

 

Phương pháp giải

Hoạt động góp phần hạn chế sự suy giảm đa dạng sinh học là: thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 16:

Vì sao khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất?

A. vì giun đất chỉ sống được trong điều kiện độ ẩm thấp

B. vì nước ngập cơ thể nên chúng bị ngạt thở

C. vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất

D. vì nước mưa làm trôi lớp đất xung quanh giun

 

Phương pháp giải

Khi mưa nhiều, trên mặt đất lại có nhiều giun đất vì nước mưa gây sập lún các hang giun trong đất.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 17:

Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm nào dưới đây?

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể.

2) Đi bằng 2 chân

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

A. 1, 2, 3                          B. 1, 2, 4                          C. 1, 3, 4                          D. 2, 3, 4.

 

Phương pháp giải

Hầu hết động vật lớp Thú có những đặc điểm:

1) Lông mao bao phủ khắp cơ thể.

3) Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

4) Có răng

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 18:

Thế năng đàn hồi của vật là:

A. Năng lượng do vật chuyển động.                          B. Năng lượng do vật có độ cao.

C. Năng lượng do vật bị biến dạng.                           D. Năng lượng do vật có nhiệt độ.

 

Phương pháp giải

Thế năng đàn hồi của vật là năng lượng do vật bị biến dạng.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 19:

Trong các vật sau đây, vật nào không cần năng lượng điện khi hoạt động?

A. Quạt trần                     B. Lò vi sóng                   C. Bếp than                      D. Bếp điện từ

 

Phương pháp giải

Bếp than hoạt động không cần năng lượng điện.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 20:

Năng lượng nào dưới đây là năng lượng tái tạo?

A. năng lượng mặt trời                                             B. năng lượng của dầu mỏ

C. năng lượng của xăng                                           D. năng lượng của khí hóa lỏng

 

Phương pháp giải

Năng lượng mặt trời là năng lượng tái tạo.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 21:

Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào dưới đây?

A. Có giá trị thực phẩm                                           B. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể

C. Có cơ thể mềm, không phân đốt                          D. Di chuyển được

 

Phương pháp giải

Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành Thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm có cơ thể mềm, không phân đốt.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 22:

Da của loài cá nào sau đây có thể dùng làm túi, đóng giày?

A. Cá mập                       B. Cá nhám                      C. Cá chép                       D. Cá quả

Phương pháp giải

Da của loài cá mập có thể dùng làm túi, đóng giày

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 23:

Nhóm động vật nào sau đây không thuộc động vật có xương sống?

A. Cá                               B. Chân khớp                  C. Lưỡng cư                    D. Bò sát

 

Phương pháp giải

Nhóm động vật chân khớp không thuộc động vật có xương sống.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 24:

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực …. với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

A. nằm gần nhau                                                     B. cách xa nhau
C. không tiếp xúc                                                    D. có sự tiếp xúc

 

Phương pháp giải

Lực tiếp xúc xuất hiện khi vật (hoặc đối tượng) gây ra lực có sự tiếp xúc với vật (hoặc đối tượng) chịu tác dụng của lực.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 25:

Giun đũa thường kí sinh ở vị trí nào trên cơ thể người?

A. Dạ dày                        B. Ruột già                      C. Ruột non                     D. Ruột thừa

 

Phương pháp giải

Giun đũa thường kí sinh ở ruột non trên cơ thể người.

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 26:

Trường hợp nào sau đây là biểu hiện của một vật có động năng?

A. Đun nóng vật.                                                      B. Làm lạnh vật.

C. Chiếu sáng vật.                                                    D. Cho vật chuyển động

 

Phương pháp giải

Trường hợp là biểu hiện của một vật có động năng là: Cho vật chuyển động

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 27:

Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là:

A. ánh sáng mạnh, gió yếu                                      B. nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.

C. gió mạnh, râm mát                                              D. ánh sáng yếu, nhiệt độ thấp

 

Phương pháp giải

Đặc điểm khí hậu ở nơi đất trống không có rừng là: nhiệt độ cao, nắng gắt, nóng.

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 28:

Đại diện ruột khoang nào sau đây có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội?

A. Hải quỳ                       B. San hô                         C. Thủy tức                      D. Sứa

 

Phương pháp giải

Đại diện ruột khoang là sứa có cơ thể hình dù, thích nghi với lối sống bơi lội.

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Phần 2: Tự luận (3 điểm)

Câu 1:

Trái Đất không tự phát sáng mà được chiếu bởi Mặt Trời.

a) Vì sao Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất?

b) Phần nào của Trái Đất sẽ là ban ngày?

 

Phương pháp giải

Áp dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết

Đáp án

a) Mặt Trời chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất vì: Trái Đất có dạng hình cầu nên Mặt Trời luôn chỉ chiếu sáng được một nửa Trái Đất.

b) Phần được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban ngày, phần không được Mặt Trời chiếu sáng sẽ là ban đêm.

Câu 2:

Hai bạn tranh cãi nhau về san hô. Một bạn nói san hô thuộc giới Thực vật vì nó có thể nảy mầm tạo nên rất nhiều nhánh mà ta nhìn thấy như một vườn san hô. Bạn kia lại cho rằng san hô thuộc giới Động vật. Ý kiến của em là gì?

Lời giải chi tiết

Phần lớn san hô đều có thể nảy mầm sinh trưởng. 

Những mầm này không thể tách khỏi cơ thể mẹ mà tạo thành một quần thể liên kết và sống chung có dạng hình nhánh cây, gây ra hiểu lầm san hô là thực vật. Thực tế san hô là một loại động vật bậc thấp thuộc ngành Ruột khoang, thường dùng xúc tu quanh miệng để bắt mồi. 

Tuy nhiên, 80% nhu cầu dinh dưỡng của san hô đến từ hoạt động quang hợp của loài tảo đơn bào cộng sinh với nó. Đây cũng là lí do mà một số người hiểu lầm san hô là một loài thực vật tự dưỡng có khả năng quang hợp.


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 6 - Chân trời sáng tạo - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí