Đề thi học kì 1 KHTN 8 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 8 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên

Đề bài

Câu 1 :

Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

  • A.
    CaO
  • B.
    CO2
  • C.
    SO2
  • D.
    CO
Câu 2 :

Dãy các base tan trong nước gồm:

  • A.
    Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2.         
  • B.
    Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
  • C.
    NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.                   
  • D.
    Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.
Câu 3 :

Base kiềm nào tan tốt nhất trong nước 

  • A.
    NaOH
  • B.
    Ba(OH)2
  • C.
    KOH
  • D.
    Ca(OH)2
Câu 4 :

Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

  • A.
    OH-.
  • B.
    H+.
  • C.
    Ca2+.
  • D.
    Cl-.
Câu 5 :

 Phản ứng tỏa nhiệt là:

  • A.
    Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
  • B.
    Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
  • C.
    Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
  • D.
    Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ
Câu 6 :

Phản ứng hóa học là

  • A.
    quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
  • B.
    quá trình hai chất kết hợp tạo ra chất mới.
  • C.
     quá trình tỏa nhiệt.
  • D.
    quá trình thu nhiệt.
Câu 7 :

Quá trình biến đổi hóa học là:

  • A.
    quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
  • B.
    quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
  • C.
    quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
  • D.

    quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Câu 8 :

Phép đổi nào sau đây đúng?

  • A.
    1300 kg/m3 = 1,3 g/cm3
  • B.
    2700 kg/m3= 27 g/cm3
  • C.
    1500 kg/m3 = 15 g/cm3
  • D.
    500 kg/m3 = 5 g/cm3 
Câu 9 :

Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25 °C, 1 Bar). Người ta cho zinc (Zn) tác dụng với dung dịch sulfuric acid H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%). Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là:

  • A.
    9,8g
  • B.
    98g
  • C.
    100g
  • D.
    10g
Câu 10 :

 Đơn vị của moment lực là:

  • A.
    m/s.
  • B.
    N.m.
  • C.
    kg.m.
  • D.
    N.kg.
Câu 11 :

 Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

  • A.
    Cân bằng nhau.
  • B.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
  • C.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
  • D.
    Chưa thể khẳng định được điều gì.
Câu 12 :

 Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.
     Cái cầu thang gác
  • B.
     Mái chèo
  • C.
     Thùng đựng nước
  • D.
     Quyển sách nằm trên bàn
Câu 13 :

 Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Archimedes
  • B.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực
  • D.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes
Câu 14 :

 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A.
    p = F/S      
  • B.
    p = F.S      
  • C.
    p = P/S       
  • D.
    p = d.V
Câu 15 :

 Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.
     Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
     Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  • C.
     Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
  • D.
     Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.
Câu 16 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.
Câu 17 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.
Câu 18 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác
Câu 19 :

 Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B.
     Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C.
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D.
     Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau
Câu 20 :

 Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A.
     Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.
    Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.
    Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.
    Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.
Câu 21 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.
Câu 22 :

 Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = D.h
  • B.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C.
    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D.
    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.
Câu 23 :

 Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.
    phương của lực
  • B.
    chiều của lực
  • C.
    điểm đặt của lực
  • D.
    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép
Câu 24 :

Cho 2,9748 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

  • A.
    12,00 g.    
  • B.
    13,28 g.
  • C.
    23,64 g.    
  • D.
    26,16g.
Câu 25 :

 Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur (S) trong khí oxygen (O2) dư, sau phản ứng thu được V lít khí sulfur dioxide (SO2) ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là

  • A.
    4,958 lít.  
  • B.
    4,58 lít.  
  • C.
    4,95 lít.  
  • D.
    4,859 lít.
Câu 26 :

Phân bón hóa học dư thừa sẽ:

  • A.
    Góp phần cải tạo đất
  • B.
    Tăng năng suất cây trồng
  • C.
    Giảm độ chua của đất
  • D.
    Gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.
Câu 27 :

Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?

  • A.
    P.
  • B.
    K
  • C.
    N
  • D.
    Ca
Câu 28 :

Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng nào cho đất?

  • A.
    N, P, K
  • B.
    Ca, Mg, S
  • C.
    Si, B, Zn, Fe, Cu…
  • D.
    Ca, P, Cu
Câu 29 :

Muối không tan trong nước là:

  • A.
    CuSO4
  • B.
    Na2SO4
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    BaSO4
Câu 30 :

Điền vào chỗ trống "Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion…trong…bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)"

  • A.
    OH-, base
  • B.
    OH-, acid
  • C.
    H+, acid
  • D.
    H+, base

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Oxide nào sau đây là oxide trung tính?

  • A.
    CaO
  • B.
    CO2
  • C.
    SO2
  • D.
    CO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Oxide trung tính là oxide không phản ứng với base và acid

Lời giải chi tiết :

CO là oxide trung tính

Đáp án D

Câu 2 :

Dãy các base tan trong nước gồm:

  • A.
    Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2.         
  • B.
    Cu(OH)2; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH.
  • C.
    NaOH; Ca(OH)2; KOH; Ba(OH)2.                   
  • D.
    Fe(OH)3; Cu(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phân loại base

Lời giải chi tiết :

Base tan là base tạo thành từ kim loại: Na, Li, K, Ca, Ba

Đáp án C

Câu 3 :

Base kiềm nào tan tốt nhất trong nước 

  • A.
    NaOH
  • B.
    Ba(OH)2
  • C.
    KOH
  • D.
    Ca(OH)2

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của base

Lời giải chi tiết :

Base kiềm là chất tan tốt trong nước: NaOH

Đáp án A

Câu 4 :

Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra

  • A.
    OH-.
  • B.
    H+.
  • C.
    Ca2+.
  • D.
    Cl-.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của acid

Lời giải chi tiết :

Acid là phân tử khi tan trong nước phân li ra H+

Đáp án B

Câu 5 :

 Phản ứng tỏa nhiệt là:

  • A.
    Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
  • B.
    Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
  • C.
    Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
  • D.
    Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng tỏa ra năng lượng dưới dạng nhiệt

Lời giải chi tiết :

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh

Đáp án A

Câu 6 :

Phản ứng hóa học là

  • A.
    quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.
  • B.
    quá trình hai chất kết hợp tạo ra chất mới.
  • C.
     quá trình tỏa nhiệt.
  • D.
    quá trình thu nhiệt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của phản ứng hóa học

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác

Đáp án A

Câu 7 :

Quá trình biến đổi hóa học là:

  • A.
    quá trình mà chất chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, không tạo thành chất mới.
  • B.
    quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới.
  • C.
    quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới hoặc không tạo thành chất mới.
  • D.

    quá trình chất không biến đổi và không có sự hình thành chất mới.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm về biến đổi hóa học

Lời giải chi tiết :

Quá trình biến đổi hóa học là quá trình chất biến đổi có sự tạo thành chất mới

Đáp án B

Câu 8 :

Phép đổi nào sau đây đúng?

  • A.
    1300 kg/m3 = 1,3 g/cm3
  • B.
    2700 kg/m3= 27 g/cm3
  • C.
    1500 kg/m3 = 15 g/cm3
  • D.
    500 kg/m3 = 5 g/cm3 

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đổi đơn vị: 1 kg/m3 = 0,001 g/cm3

Lời giải chi tiết :

A. 1300 kg/m3 = 1,3 g/cm3

B. 2700 kg/m3 = 2,7 g/cm3

C. 1500 kg/m3 = 1,5 g/cm3

D. 500 kg/m3 = 0,5 g/cm3 

Đáp án A

Câu 9 :

Trong phòng thí nghiệm, cần điều chế 2,479 L khí hydrogen (ở 25 °C, 1 Bar). Người ta cho zinc (Zn) tác dụng với dung dịch sulfuric acid H2SO4 9,8% (hiệu suất phản ứng 100%). Khối lượng dung dịch H2SO4 cần dùng là:

  • A.
    9,8g
  • B.
    98g
  • C.
    100g
  • D.
    10g

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào phương trình phản ứng: Zn    +     H2SO4    →     ZnSO4   +   H2

Lời giải chi tiết :

Số mol H2 cần điều chế:   n = V/24,79 = 2,479/24,79 = 0,1 mol

PTHH:               Zn    +     H2SO4    →     ZnSO4   +   H2

Theo PTHH:               1mol         1mol                         1 mol

Phản ứng:            0,1 mol      0,1mol       ←                0,1 mol

Vậy khối lượng H2SO4 có trong dung dịch: m = n.M = 0,1.98 = 9,8 (g)

Khối lượng dung dịch H2SO4 9,8% cần dùng là:

mdd = mct.100% / C% = 9,8.100/9,8 = 100 (g)

Câu 10 :

 Đơn vị của moment lực là:

  • A.
    m/s.
  • B.
    N.m.
  • C.
    kg.m.
  • D.
    N.kg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đơn vị của moment lực là N.m

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 11 :

 Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ...

  • A.
    Cân bằng nhau.
  • B.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng sắt.
  • C.
    Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng.
  • D.
    Chưa thể khẳng định được điều gì.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hai quả cầu đặc có kích thước y như nhau, một quả bằng đồng và một quả bằng sắt được treo vào 2 đầu của đòn bẩy tại 2 điểm A và B. Biết OA = OB. Lúc này đòn bẩy sẽ Bị lệch về phía qủa cầu bằng đồng

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 12 :

 Trong các dụng cụ sau đây, dụng cụ nào là đòn bẩy?

  • A.
     Cái cầu thang gác
  • B.
     Mái chèo
  • C.
     Thùng đựng nước
  • D.
     Quyển sách nằm trên bàn

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Mái chèo là đòn bẩy

Lời giải chi tiết :

Đáp án: B

Câu 13 :

 Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

  • A.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng lực đẩy Archimedes
  • B.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng lực đẩy Archimedes và lực ma sát
  • C.
     Một hòn bi ở trong nước chỉ chịu tác dụng trọng lực
  • D.
     Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một hòn bi ở trong nước chịu tác dụng trọng lực và lực đẩy Archimedes

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 14 :

 Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?

  • A.
    p = F/S      
  • B.
    p = F.S      
  • C.
    p = P/S       
  • D.
    p = d.V

Đáp án : A

Phương pháp giải :

p = F/S là công thức tính áp suất

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 15 :

 Phát biểu nào sau đây về khối lượng riêng là đúng?

  • A.
     Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.
  • B.
     Nói khối lượng riêng của sắt là 7800 kg/m3 có nghĩa là 1 cm3 sắt có khối lượng 7800 kg.
  • C.
     Công thức tính khối lượng riêng là D = m.V.
  • D.
     Khối lượng riêng bằng trọng lượng riêng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Khối lượng riêng của một chất là khối lượng của một đơn vị thể tích chất đó.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 16 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

moment của ngẫu lực phụ thuộc vào vị trí trục quay của vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 17 :

 moment của ngẫu lực phụ thuộc vào

  • A.
    khoảng cách giữa giá của hai lực.
  • B.
    điểm đặt của mỗi lực tác dụng.
  • C.
    vị trí trục quay của vật.
  • D.
    trục quay.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

moment của ngẫu lực phụ thuộc vào vị trí trục quay của vật.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: C

Câu 18 :

 Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về lực đẩy Archimedes?

  • A.
     Hướng thẳng đứng lên trên.
  • B.
     Hướng thẳng đứng xuống dưới
  • C.
     Theo mọi hướng
  • D.
     Một hướng khác

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Lực đẩy Archimedes hướng thẳng đứng lên trên

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 19 :

 Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?

  • A.
     Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
  • B.
     Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
  • C.
     Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
  • D.
     Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 20 :

 Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm. Câu giải thích nào sau đây là không đúng?

  • A.
     Vì trọng lượng của sắt lớn hơn trọng lượng của nhôm
  • B.
    Vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm
  • C.
    Vì khối lượng riêng của sắt lớn hơn khối lượng riêng của nhôm
  • D.
    Vì trọng lượng riêng của miếng sắt lớn hơn trọng lượng của miếng nhôm có cùng thể tích.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Người ta thường nói sắt nặng hơn nhôm vì trọng lượng riêng của sắt lớn hơn trọng lượng riêng của nhôm

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 21 :

 Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không do áp suất khí quyển gây ra?

  • A.
    Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài.
  • B.
    Con người có thể hít không khí vào phổi.
  • C.
    Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn.
  • D.
    Vật rơi từ trên cao xuống.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vật rơi từ trên cao xuống không do áp suất khí quyển gây ra

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 22 :

 Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về áp suất khí quyển?

  • A.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = D.h
  • B.
    Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli.
  • C.
    Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm.
  • D.
    Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p = D.h là sai

Lời giải chi tiết :

Đáp án: A

Câu 23 :

 Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào:

  • A.
    phương của lực
  • B.
    chiều của lực
  • C.
    điểm đặt của lực
  • D.
    độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào độ lớn của áp lực và diện tích mặt bị ép

Lời giải chi tiết :

Đáp án: D

Câu 24 :

Cho 2,9748 L khí CO2 (ở 25 °C, 1 bar) tác dụng hoàn toàn với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được muối BaCO3 và H2O. Khối lượng muối BaCO3 kết tủa là

  • A.
    12,00 g.    
  • B.
    13,28 g.
  • C.
    23,64 g.    
  • D.
    26,16g.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

nCO2= 2,9748 : 24,79=0,12 mol

Phương trình hoá học:

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

Theo phương trình hoá học:

Cứ 1 mol CO2 phản ứng sinh ra 1 mol BaCO3.

Vậy 0,12 mol CO2 phản ứng sinh ra 0,12 mol BaCO3.

Khối lượng muối CaCO3 kết tủa là: 0,12.197 = 23,64 gam.

Đáp án C

Câu 25 :

 Đốt cháy hoàn toàn 6,4 gam sulfur (S) trong khí oxygen (O2) dư, sau phản ứng thu được V lít khí sulfur dioxide (SO2) ở điều kiện chuẩn. Giá trị của V là

  • A.
    4,958 lít.  
  • B.
    4,58 lít.  
  • C.
    4,95 lít.  
  • D.
    4,859 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào số mol của S và phương trình hóa học

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}{n_S} = \frac{{6,4}}{{32}} = 0,2{\rm{ mol}}\\{\rm{S  +  }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ }} \to {\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}\\0,2 \to {\rm{       0,2}}\\{{\rm{V}}_{{\rm{SO2}}}} = 0,2.{\rm{ 24,79  =  4,958L}}\end{array}\)

Đáp án A

Câu 26 :

Phân bón hóa học dư thừa sẽ:

  • A.
    Góp phần cải tạo đất
  • B.
    Tăng năng suất cây trồng
  • C.
    Giảm độ chua của đất
  • D.
    Gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tác hại của dư thừa phân bón hóa học

Lời giải chi tiết :

Phân bón hóa học dư thừa sẽ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước ngầm

Đáp án D

Câu 27 :

Phân đạm cung cấp nguyên tố gì cho cây trồng?

  • A.
    P.
  • B.
    K
  • C.
    N
  • D.
    Ca

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phân đạm cung cấp nguyên tố N cho cây trồng

Đáp án C

Câu 28 :

Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố dinh dưỡng nào cho đất?

  • A.
    N, P, K
  • B.
    Ca, Mg, S
  • C.
    Si, B, Zn, Fe, Cu…
  • D.
    Ca, P, Cu

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phân bón trung lượng

Lời giải chi tiết :

Phân bón trung lượng cung cấp những nguyên tố: Ca, Mg, S

Đáp án B

Câu 29 :

Muối không tan trong nước là:

  • A.
    CuSO4
  • B.
    Na2SO4
  • C.
    Ca(NO3)2
  • D.
    BaSO4

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào độ tan của muối trong nước

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

BaSO4 là muối màu trắng dạng rắn không tan trong nước

Câu 30 :

Điền vào chỗ trống "Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion…trong…bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)"

  • A.
    OH-, base
  • B.
    OH-, acid
  • C.
    H+, acid
  • D.
    H+, base

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm của muối

Lời giải chi tiết :

Muối là những hợp chất được tạo ra khi thay thế ion H+ trong acid bằng ion kim loại hoặc ion ammonium (NH4+)

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3 bước: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.