Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 10

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 7 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 10

Đề bài

Câu 1 :

 Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở hình vẽ. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?

  • A.
    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau
  • B.
    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  • C.
    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  • D.
    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau
Câu 2 :

 Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

  • A.
    a), b), c)
  • B.
    b), d), e)
  • C.
    a), d), e)
  • D.
    b), c), e)
Câu 3 :

 Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

  • A.
    Đông - Tây.
  • B.
    Tây - Bắc.
  • C.
    Đông - Nam.
  • D.
    Bắc - Nam.
Câu 4 :

 Chọn phát biểu đúng về nam châm:

  • A.
     Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
  • B.
     Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
  • C.
     Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
  • D.
     Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.
Câu 5 :

 Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A.
    Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B.
    Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C.
    Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D.
    Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
Câu 6 :

 Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A.
    Dùng kéo.
  • B.
    Dùng nam châm.
  • C.
    Dùng kìm.
  • D.
    Dùng panh.
Câu 7 :

 Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

  • A.
    Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do
  • B.
    Đặt thanh nam châm ở trạng thái tự do
  • C.
    Đặt  nam châm chữ U ở trạng thái tự do
  • D.
    Đặt nam châm dạng vòng ở trạng thái tự do
Câu 8 :

 Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của kim nam châm?

  • A.
    Vị trí 1.
  • B.
    Vị trí 2.
  • C.
    Vị trí 3.
  • D.
    Vị trí 4.
Câu 9 :

 Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?

  • A.
    Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • B.
    Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • C.
    Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • D.
    Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ.
Câu 10 :

 Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

  • A.
    Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
  • B.
    Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • C.
    Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau.
  • D.
    Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ.
Câu 11 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.

(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 12 :

So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ

  • A.
    cao hơn.
  • B.
    thấp hơn.
  • C.
    gần ngang bằng.
  • D.
    không thay đổi.
Câu 13 :

Khi nói về đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp, cho các phát biểu sau:

(1) Lá thường có dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

(2) Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp giúp hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

(3) Hệ thống gân lá giúp dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

(4) Biểu bì lá có các khí khổng giúp cho quá trình trao đổi khí và hơi nước trong quang hợp diễn ra dễ dàng.

(5) Ở các mấu thân hoặc cành, lá thường xếp song song và mặt lá thường tạo góc nghiêng với tia sáng mặt trời để thu được nhiều ánh sáng nhất.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.
Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây mà lá không có màu xanh như cây tía tô lá có màu tím, cây huyết dụ lá có màu đỏ?

  • A.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố carotenoid thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
  • B.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng vẫn chứa diệp lục nhưng với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác.
  • C.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố anthocyanin thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
  • D.
    Ở các cây này, không diễn ra quá trình quang hợp do chúng không có diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
Câu 15 :

Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng

(2) Nước

(3) Hàm lượng carbon dioxide

(4) Nhiệt độ

Số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 16 :

Cho các trường hợp sau:

(1) Một vận động viên đang thi đấu.

(2) Một nhân viên văn phòng đang làm việc.

(3) Một người đang ngủ.

Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là

  • A.
    (1) → (2) → (3).
  • B.
    (2) → (3) → (1).
  • C.
    (3) → (2) → (1).
  • D.
    (1) → (3) → (2).
Câu 17 :

Cho các biện pháp sau:

(1) Hạn chế chơi thể thao và lao động nặng

(2) Tránh thiếu hụt oxygen

(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí

(4) Trồng nhiều cây xanh

Số biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.
Câu 18 :

Ở thực vật, sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra vào

  • A.
    ban ngày.
  • B.
    ban đêm.
  • C.
    ban ngày và ban đêm.
  • D.
    lúc khí khổng đóng hoàn toàn.
Câu 19 :

Cho hình ảnh mô tả đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người sau:

(1), (2), (3) lần lượt là

  • A.
    khí quản; thanh quản; phế quản.
  • B.
    thanh quản; khí quản; phế quản.
  • C.
    phế quản; khí quản; thanh quản.
  • D.
    thanh quản; phế quản; khí quản.
Câu 20 :

Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả

  • A.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.
  • B.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở thân.
  • C.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở lá.
  • D.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở quả.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Quan sát hai thanh nam châm đặt trong ống thủy tinh ở hình vẽ. Tại sao thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A?

  • A.
    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau
  • B.
    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  • C.
    Lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau
  • D.
    Lực hút giữa hai nam châm do 2 cực khác tên ở gần nhau

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thanh nam châm B lại lơ lửng phía trên thanh nam châm A vì lực đẩy giữa hai nam châm do 2 cực cùng tên ở gần nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 2 :

 Chọn các phát biểu sai.

a) Nam châm hình trụ chỉ có một cực.

b) Các cực cùng tên thì đẩy nhau.

c) Thanh nam châm khi để tự do luôn nào chỉ hướng Bắc-Nam.

d) Cao su là vật liệu có từ tính.

e) Kim la bàn luôn chỉ hướng Mặt Trời mọc và lặn.

  • A.
    a), b), c)
  • B.
    b), d), e)
  • C.
    a), d), e)
  • D.
    b), c), e)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nam châm hình trụ có 2 cực

Cao su là vật liệu không có từ tính

Kim la bàn chỉ hướng Bắc Nam địa lí

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 3 :

 Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng nào?

  • A.
    Đông - Tây.
  • B.
    Tây - Bắc.
  • C.
    Đông - Nam.
  • D.
    Bắc - Nam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khi ở vị trí cân bằng, kim nam châm luôn chỉ hướng Bắc - Nam

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 4 :

 Chọn phát biểu đúng về nam châm:

  • A.
     Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.
  • B.
     Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.
  • C.
     Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.
  • D.
     Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 5 :

 Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  • A.
    Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  • B.
    Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  • C.
    Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  • D.
    Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 6 :

 Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  • A.
    Dùng kéo.
  • B.
    Dùng nam châm.
  • C.
    Dùng kìm.
  • D.
    Dùng panh.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nam châm

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 7 :

 Bằng cách nào chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường?

  • A.
    Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do
  • B.
    Đặt thanh nam châm ở trạng thái tự do
  • C.
    Đặt  nam châm chữ U ở trạng thái tự do
  • D.
    Đặt nam châm dạng vòng ở trạng thái tự do

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt kim nam châm ở trạng thái tự do chứng tỏ xung quanh Trái Đất có từ trường

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 8 :

 Hình dưới đây cho biết một số đường sức từ của nam châm thẳng. Vị trí nào dưới đây vẽ đúng hướng của kim nam châm?

  • A.
    Vị trí 1.
  • B.
    Vị trí 2.
  • C.
    Vị trí 3.
  • D.
    Vị trí 4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Vị trí 1 vẽ đúng hướng của kim nam châm

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 9 :

 Có thể tạo ra từ phổ bằng cách nào dưới đây?

  • A.
    Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • B.
    Rắc các hạt mạt đồng lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • C.
    Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ.
  • D.
    Rắc các hạt mạt nhôm lên tấm bìa đặt trong điện trường và gõ nhẹ.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Rắc các hạt mạt sắt lên tấm bìa đặt trong từ trường và gõ nhẹ Có thể tạo ra từ phổ

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 10 :

 Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.

  • A.
    Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
  • B.
    Ở bên ngoài Trái Đất, đường sức từ trường Trái Đất có chiều đi từ Nam bán cầu đến Bắc bán cầu.
  • C.
    Cực Bắc địa lí và cực Bắc địa từ không trùng nhau.
  • D.
    Cực Nam địa lí trùng cực Nam địa từ.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cực Bắc địa lí trùng cực Nam địa từ

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 11 :

Cho các phát biểu sau:

(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng lượng.

(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.

(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.

(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng lượng.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cả 4 phát biểu trên đều đúng.

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 12 :

So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ

  • A.
    cao hơn.
  • B.
    thấp hơn.
  • C.
    gần ngang bằng.
  • D.
    không thay đổi.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nhu cầu năng lượng ở trạng thái đang thi đấu sẽ cao hơn ở trạng thái đang nghỉ ngơi → So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ cao hơn với các biểu hiện ngoài như: nhịp hô hấp nhanh hơn, tim đập nhanh hơn, mô hôi toát ra nhiều hơn,…

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 13 :

Khi nói về đặc điểm cấu tạo, hình thái của lá phù hợp với chức năng quang hợp, cho các phát biểu sau:

(1) Lá thường có dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

(2) Các tế bào thịt lá chứa nhiều lục lạp giúp hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

(3) Hệ thống gân lá giúp dẫn nước cho quá trình quang hợp và dẫn các sản phẩm quang hợp đến các cơ quan khác.

(4) Biểu bì lá có các khí khổng giúp cho quá trình trao đổi khí và hơi nước trong quang hợp diễn ra dễ dàng.

(5) Ở các mấu thân hoặc cành, lá thường xếp song song và mặt lá thường tạo góc nghiêng với tia sáng mặt trời để thu được nhiều ánh sáng nhất.

Số phát biểu đúng là

  • A.
    2.
  • B.
    3.
  • C.
    4.
  • D.
    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phát biểu đúng là: (1), (2), (3), (4).

(5) Sai. Ở các mấu thân hoặc cành, lá thường xếp so le và mặt lá thường vuông góc với tia sáng mặt trời để thu được nhiều ánh sáng nhất.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 14 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở các loài cây mà lá không có màu xanh như cây tía tô lá có màu tím, cây huyết dụ lá có màu đỏ?

  • A.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố carotenoid thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
  • B.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng vẫn chứa diệp lục nhưng với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác.
  • C.
    Ở các cây này, vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường do chúng sử dụng sắc tố anthocyanin thay cho diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.
  • D.
    Ở các cây này, không diễn ra quá trình quang hợp do chúng không có diệp lục để hấp thụ và chuyển hóa năng lượng ánh sáng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các loại lá dù không có màu xanh lục nhưng chúng vẫn chứa diệp lục chỉ là với tỉ lệ thấp hơn các nhóm sắc tố tạo màu khác. Bởi vậy, các loài cây này vẫn diễn ra quá trình quang hợp bình thường.

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 15 :

Cho các yếu tố sau:

(1) Ánh sáng

(2) Nước

(3) Hàm lượng carbon dioxide

(4) Nhiệt độ

Số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Một số yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp ở thực vật như ánh sáng, nước, hàm lượng khí carbon dioxide, nhiệt độ,…

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 16 :

Cho các trường hợp sau:

(1) Một vận động viên đang thi đấu.

(2) Một nhân viên văn phòng đang làm việc.

(3) Một người đang ngủ.

Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là

  • A.
    (1) → (2) → (3).
  • B.
    (2) → (3) → (1).
  • C.
    (3) → (2) → (1).
  • D.
    (1) → (3) → (2).

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cường độ hoạt động của vận động viên đang thi đấu là mạnh nhất, sau đó đến nhân viên văn phòng đang làm việc và cuối cùng là người đang ngủ → Nhu cầu năng lượng của vận động viên đang thi đấu là nhiều nhất, sau đó đến nhân viên văn phòng đang làm việc và cuối cùng là người đang ngủ → Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng dần là: (3) → (2) → (1).

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 17 :

Cho các biện pháp sau:

(1) Hạn chế chơi thể thao và lao động nặng

(2) Tránh thiếu hụt oxygen

(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí

(4) Trồng nhiều cây xanh

Số biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là

  • A.
    1.
  • B.
    2.
  • C.
    3.
  • D.
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là: (2), (3), (4).

- (1) Sai. Để đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường nên có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức.

- Biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường là: (2), (3), (4).

- (1) Sai. Để đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình thường nên có chế độ lao động hoặc chơi thể thao vừa sức.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 18 :

Ở thực vật, sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra vào

  • A.
    ban ngày.
  • B.
    ban đêm.
  • C.
    ban ngày và ban đêm.
  • D.
    lúc khí khổng đóng hoàn toàn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sự vận chuyển khí oxygen vào bên trong khoang chứa khí và vận chuyển khí carbon dioxide ra bên ngoài môi trường thông qua khí khổng sẽ diễn ra trong quá trình hô hấp. Mà thực vật thực hiện hô hấp suốt ngày đêm.

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 19 :

Cho hình ảnh mô tả đường đi của các loại khí qua các cơ quan hô hấp ở người sau:

(1), (2), (3) lần lượt là

  • A.
    khí quản; thanh quản; phế quản.
  • B.
    thanh quản; khí quản; phế quản.
  • C.
    phế quản; khí quản; thanh quản.
  • D.
    thanh quản; phế quản; khí quản.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

Câu 20 :

Cho hình ảnh sau:

Hình ảnh trên mô tả

  • A.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ.
  • B.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở thân.
  • C.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở lá.
  • D.
    con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở quả.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Hình ảnh mô tả con đường hấp thụ, vận chuyển nước và muối khoáng ở rễ: Nước và muối khoáng từ đất được lông hút của rễ hấp thụ và đưa vào mạch gỗ để vận chuyển lên thân và lá.

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 9

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 9

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 8

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 8

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 7

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 7

Xem chi tiết
Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 6

Đề thi giữa học kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 6

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 5

Công thức tính vận tốc là:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 4

Vàng và carbon có tính chất khác nhau vì vàng là nguyên tố kim loại còn carbon là nguyên tố:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 3

Ở ruồi, cơ quan trao đổi khí với môi trường là:

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 2

Từ trường mạnh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người như gây chóng mặt, buồn nôn. Vì vậy, ở nơi có từ trường mạnh thường có bảng cảnh báo nào?

Xem chi tiết
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều - Đề số 1

Khi trồng một hạt đỗ đã nảy mầm trong chậu, Lan nhận thấy: Sau 2 ngày, cây tăng 3 cm; sau 5 ngày, cây tăng 7 cm. Những dữ liệu Lan thu được chứng minh cho

Xem chi tiết

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.