

Đề thi cuối học kì 2 Tiếng Việt 5 - Đề số 5>
Xuân đến trên thảo nguyên Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo. Mùa xuân đang lùa những đàn gia súc màu xanh của nó đến. Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phủ lên từng chỗ. Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên thổi vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi.
Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 5 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh
Đề bài
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
GV cho học sinh đọc một đoạn trong các bài tập đọc và trả lời một số câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc theo quy định.
II. Đọc thầm văn bản sau:
Xuân đến trên thảo nguyên
Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo. Mùa xuân đang lùa những đàn gia súc màu xanh của nó đến. Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phủ lên từng chỗ. Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên thổi vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi. Các cồn tuyết cũng xẹp xuống, những tảng băng trên núi đã chuyển mình và các dòng suối đóng băng cũng nứt nẻ, vỡ toác ra, rồi tràn lên, cuồn cuộn chảy thành những thác nước dũng mãnh kéo ầm ầm trong các thung lũng.
Có lẽ đó chính là mùa xuân đầu tiên trong thời niên thiếu của tôi. Dù sao đối với tôi nó cũng vẫn đẹp hơn tất cả các mùa xuân trước. Đứng ở trường chúng tôi, từ trên đỉnh đồi, có thể nhìn thấy cả thế giới tươi đẹp của mùa xuân mở rộng ra trước mắt. Mặt đất dường như dang tay chạy từ trên núi xuống và không đủ sức dừng lại nữa, cứ lao vùn vụt vào các vùng xa tắp của cánh thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, bao phủ trong một làn hơi huyền ảo. Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồ nước băng tan xanh biếc, những bầy ngựa đang hí lên; trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng.
Mùa xuân tới gieo vui vào lòng chúng tôi. Chúng tôi bày đủ các trò chơi, luôn cất tiếng cười vô cớ, cứ đến giờ tan học, suốt dọc đường về làng, chúng tôi vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ.
(Theo Ai-ma-tốp)
Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Mùa đông đến trên thảo nguyên
B. Mùa xuân đến trên thảo nguyên
C. Mùa xuân đầu tiên
D. Mùa xuân trong thung lũng
Câu 2. Trong đoạn thứ nhất, những biểu hiện nào của tự nhiên cho biết mùa xuân đang đến?
A. Băng tuyết tan, luồng hơi ấm bốc lên, dòng suối tràn lên, cuồn cuộn chảy.
B. Các cánh đồng nứt nẻ, vỡ toác ra.
C. Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo.
D. Tất cả gia súc đều biến thành màu xanh, băng tuyết tan, luồng hơi ấm bốc lên, dòng suối tràn lên, cuồn cuộn chảy.
Câu 3. Đối với nhân vật "tôi", đây là mùa xuân như thế nào?
A. Đây là mùa xuân đầu tiên ở trường.
B. Đây là mùa xuân đẹp hơn tất cả những mùa xuân trước.
C. Đây là mùa xuân đầu tiên của tác giả.
D. Đây là mùa xuân đẹp nhất trong thời niên thiếu, đẹp hơn tất cả những mùa xuân đã qua.
Câu 4. Đứng ở ngôi trường trên đỉnh đồi, nhân vật “tôi” nhìn thấy thế giới tươi đẹp của mùa xuân ra sao?
Câu 5. Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của các bạn nhỏ khi mùa xuân đến?
A. Xuân gieo vui vào lòng, bày đủ trò chơi, cất tiếng cười vô cớ, trên đường đi học về vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ.
B. Mùa xuân gieo vui vào lòng, vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ trên đường làng.
C. Trên đường đi học về vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ, cất tiếng cười vô cớ.
D. Đứng trên đỉnh đồi ngắm cảnh đẹp của mùa xuân, cất tiếng cười vô cớ.
Câu 6. Đâu là câu ghép trong những câu sau?
A. Đứng ở trường chúng tôi, từ trên đỉnh đồi, có thể nhìn thấy cả thế giới tươi đẹp của mùa xuân mở rộng ra trước mắt.
B. Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên thổi vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi.
C. Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phủ lên từng chỗ.
D. Mặt đất dường như dang tay chạy từ trên núi xuống và không đủ sức dừng lại nữa, cứ lao vùn vụt vào các vùng xa tắp của cánh thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, bao phủ trong một làn hơi huyền ảo.
Câu 7. Hai câu sau liên kết với nhau bằng phương tiện nào?
Có lẽ đó chính là mùa xuân đầu tiên trong thời niên thiếu của tôi. Dù sao đối với tôi nó cũng vẫn đẹp hơn tất cả các mùa xuân trước.
Câu 8. Hãy liệt kê các vế của câu ghép sau:
Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồ nước băng tan xanh biếc, những bầy ngựa đang hí lên; trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng.
Câu 9. Từ “nâng” trong câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng.
Câu 10. Viết 2-3 câu về mùa xuân, trong đó có câu ghép.
B. Kiểm tra viết
Đề bài: Viết bài văn kể lại một câu chuyện trong sách Tiếng Việt 5 trong đó có những chi tiết sáng tạo.
-------- Hết --------
Lời giải
HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
THỰC HIỆN: BAN CHUYÊN MÔN LOIGIAHAY.COM
1. B |
2. D |
3. D |
5. A |
6. C |
A. Kiểm tra đọc
I. Đọc thành tiếng
II. Đọc thầm văn bản sau:
Câu 1. Bài văn miêu tả cảnh gì?
A. Mùa đông đến trên thảo nguyên
B. Mùa xuân đến trên thảo nguyên
C. Mùa xuân đầu tiên
D. Mùa xuân trong thung lũng
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Bài văn miêu tả cảnh mùa xuân đến trên thảo nguyên.
Đáp án B.
Câu 2. Trong đoạn thứ nhất, những biểu hiện nào của tự nhiên cho biết mùa xuân đang đến?
A. Băng tuyết tan, luồng hơi ấm bốc lên, dòng suối tràn lên, cuồn cuộn chảy.
B. Các cánh đồng nứt nẻ, vỡ toác ra.
C. Mùa đông đã du mục sang bên kia đèo.
D. Tất cả gia súc đều biến thành màu xanh, băng tuyết tan, luồng hơi ấm bốc lên, dòng suối tràn lên, cuồn cuộn chảy.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ nhất để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn thứ nhất, những biểu hiện của tự nhiên cho biết mùa xuân đang đến là: tất cả gia súc đều biến thành màu xanh, băng tuyết tan, luồng hơi ấm bốc lên, dòng suối tràn lên, cuồn cuộn chảy.
Đáp án D.
Câu 3. Đối với nhân vật "tôi", đây là mùa xuân như thế nào?
A. Đây là mùa xuân đầu tiên ở trường.
B. Đây là mùa xuân đẹp hơn tất cả những mùa xuân trước.
C. Đây là mùa xuân đầu tiên của tác giả.
D. Đây là mùa xuân đẹp nhất trong thời niên thiếu, đẹp hơn tất cả những mùa xuân đã qua.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Đối với nhân vật "tôi", đây là mùa xuân đẹp nhất trong thời niên thiếu, đẹp hơn tất cả những mùa xuân đã qua.
Đáp án D.
Câu 4. Đứng ở ngôi trường trên đỉnh đồi, nhân vật “tôi” nhìn thấy thế giới tươi đẹp của mùa xuân ra sao?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn thứ hai để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết::
Đứng ở ngôi trường trên đỉnh đồi, nhân vật “tôi” nhìn thấy thế giới tươi đẹp của mùa xuân: mặt đất trải rộng mênh mông, thảo nguyên lấp lánh như bạc, hồ nước băng tan xanh biếc, những bầy ngựa đang hí lên, đàn sếu bay trên trời xanh, mây trắng.
Câu 5. Những chi tiết nào miêu tả niềm vui của các bạn nhỏ khi mùa xuân đến?
A. Xuân gieo vui vào lòng, bày đủ trò chơi, cất tiếng cười vô cớ, trên đường đi học về vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ.
B. Mùa xuân gieo vui vào lòng, vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ trên đường làng.
C. Trên đường đi học về vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ, cất tiếng cười vô cớ.
D. Đứng trên đỉnh đồi ngắm cảnh đẹp của mùa xuân, cất tiếng cười vô cớ.
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn cuối để chọn đáp án đúng.
Lời giải chi tiết:
Những chi tiết miêu tả niềm vui của các bạn nhỏ khi mùa xuân đến là xuân gieo vui vào lòng, bày đủ trò chơi, cất tiếng cười vô cớ, trên đường đi học về vừa chạy vừa gọi nhau ầm ĩ.
Đáp án A.
Câu 6. Đâu là câu ghép trong những câu sau?
A. Đứng ở trường chúng tôi, từ trên đỉnh đồi, có thể nhìn thấy cả thế giới tươi đẹp của mùa xuân mở rộng ra trước mắt.
B. Từ miền ấy, những luồng hơi ấm bốc lên thổi vào núi, mang theo hơi thở mùa xuân của đất đai, hương vị của sữa đang lên hơi.
C. Trên những cánh đồng, băng tuyết đã tan, mặt đất ướt như sương phủ lên từng chỗ.
D. Mặt đất dường như dang tay chạy từ trên núi xuống và không đủ sức dừng lại nữa, cứ lao vùn vụt vào các vùng xa tắp của cánh thảo nguyên đang lấp lánh như bạc dưới ánh nắng, bao phủ trong một làn hơi huyền ảo.
Phương pháp giải:
Em xác định thành phần câu và vế câu để tìm câu ghép.
Lời giải chi tiết:
Câu ghép là: Trên những cánh đồng, băng tuyết (CN1) / đã tan (VN1), mặt đất (CN2) / ướt như sương phủ lên từng chỗ (VN2).
Đáp án C.
Câu 7. Hai câu sau liên kết với nhau bằng phương tiện nào?
Có lẽ đó chính là mùa xuân đầu tiên trong thời niên thiếu của tôi. Dù sao đối với tôi nó cũng vẫn đẹp hơn tất cả các mùa xuân trước.
Phương pháp giải:
Em nhớ lại các cách liên kết câu.
Lời giải chi tiết:
Hai câu liên kết với nhau bằng từ ngữ thay thế. Từ “nó” thay thế” cho “mùa xuân đầu tiên trong thời niên thiếu của tôi”.
Câu 8. Hãy liệt kê các vế của câu ghép sau:
Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồ nước băng tan xanh biếc, những bầy ngựa đang hí lên; trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng.
Phương pháp giải:
Em xác định thành phần câu.
Lời giải chi tiết:
Vế câu 1: Ở một nơi nào xa tít tận góc biển chân trời có những hồ nước băng tan xanh biếc
Vế câu 2: những bầy ngựa đang hí lên
Vế câu 3: đàn sếu bay qua
Vế câu 4: cánh nâng những làn mây trắng
Câu 9. Từ “nâng” trong câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Trên nền trời xanh, đàn sếu bay qua, cánh nâng những làn mây trắng.
Phương pháp giải:
Em giải nghĩa từ “nâng”.
Lời giải chi tiết:
“nâng” là dùng tay hoặc một bộ phận nào đó để làm cho vật gì đó ở vị trí thấp được đưa lên cao.
Từ “ nâng” trong câu được dùng theo nghĩa chuyển vì cánh chim không thể nào nhấc mây lên được. Tác giả chỉ muốn nói hình ảnh những cánh chim bay lướt qua làm mây như bay theo, giống như cánh chim đang “nâng” mây vậy.
Câu 10. Viết 2-3 câu về mùa xuân, trong đó có câu ghép.
Phương pháp giải:
Em xác định nội dung của câu ghép cần đặt.
Lời giải chi tiết:
Mùa xuân đến, cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua nở. Khung cảnh mùa xuân khiến lòng em thấy rộn ràng và vui tươi hẳn lên.
B. Kiểm tra viết
Phương pháp giải:
- Em xác định câu chuyện định kể và lập dàn ý về đối tượng đó với bố cục 3 phần.
- Dựa trên dàn ý đã lập để viết bài văn hoàn chỉnh.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý :
1. Mở bài: Giới thiệu tên câu chuyện, tên tác giả,... (Nếu đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện, em cần giới thiệu mình là nhân vật nào.)
2. Thân bài: Kể lại câu chuyện theo trình tự hợp lí, trong đó có chi tiết được kể sáng tạo theo 1 trong 3 cách:
– Sáng tạo thêm chi tiết (có thể lựa chọn sáng tạo một hoặc nhiều chi tiết).
– Thay đổi cách kết thúc theo tưởng tượng của em.
– Đóng vai nhân vật để kể lại câu chuyện (chú ý cách xưng hộ, cách thể hiện lời nói, suy nghĩ, cảm xúc phù hợp với nhân vật).
3. Kết bài: Nêu suy nghĩ, cảm xúc,... về câu chuyện hoặc nêu kết thúc của câu chuyện dưới góc nhìn của nhân vật (nếu đóng vai kể chuyện).
Bài tham khảo 1:
Mình tên là Mư Hoa, một bạn nhỏ đến từ ngôi làng nổi tiếng với cánh đồng hoa tuyệt đẹp trong câu chuyện “Cánh đồng hoa” của tác giả Lê Anh Vinh và Bùi Thị Diển.
Trước đây, cánh đồng hoa vốn là một cánh đồng cỏ rộng lớn ở đầu làng mình. Đó là nơi mà mình thường cùng Ja Ka, Ja Prok và Mư Nhơ đến vui chơi, nhảy múa vào mỗi ngày nghỉ hay lúc rảnh rỗi. Những ngày hạnh phúc, vui vẻ cứ thế trôi qua bình yên cho đến một ngày trên cánh đồng bỗng xuất hiện một đống rác lớn. Đống rác đó qua mỗi ngày lại càng to hơn, bốc mùi hôi thối khiến cỏ héo ủa và chúng mình thì chẳng thể vui chơi nổi ở đó nữa. Điều đó khiến mình và các bạn buồn lắm. Bởi cánh đồng cỏ từng rất đẹp giờ đây trở nên bẩn thỉu, hoang tàn, còn tụi trẻ con thì chẳng còn nơi nào để vui chơi. Chính vì vậy, mà tụi mình đã quyết tâm giải quyết tình huống này. Sau khi suy nghĩ và đưa ra nhiều biện pháp nhưng không khả thi. Mình đã đưa ra một sáng kiến hay, được cả nhóm chấp thuận. Đó là trồng hoa lên cánh đồng cỏ, để biến nơi đây thành cánh đồng hoa xinh đẹp, khiến mọi người không nỡ đổ rác ở đây nữa. Kế hoạch đó không chỉ được nhóm bạn của mình tin tưởng mà còn được nhiều cô bác trong làng ủng hộ. Thế là mọi người cùng nhau dọn rác đi, cuốc đất, trồng hoa và chia nhau chăm sóc chúng. Sau ba tháng, những cây hoa bắt đầu nở rộ, biến cả một cánh đồng cỏ lúc đầu thành một cánh đồng hoa rộng lớn. Nhờ vậy, chẳng còn một ai đem rác đến đổ ở đây nữa. Mình và các bạn lại có những buổi ca hát, nhảy múa tưng bừng với nhau ở cánh đồng này. Và làng mình cũng nhờ vậy mà thu hút được nhiều khách ghé thăm do mong muốn tận mắt chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cánh đồng hoa ấy.
Còn mình và Ja Ka, Ja Prok và Mư Nhơ thì càng thêm vinh dự và vui sướng khi nhận được giấy khen của Ủy ban nhân dân xã về hành động đã làm. Mỗi bạn được tặng một giấy khen và một chiếc cúp có hình cây non rất đẹp. Chúng mình còn được tuyên dương trước toàn trường vào giờ chào cờ thứ 2 đầu tuần nữa.
Bài tham khảo 2 :
Câu chuyện “Thanh âm của gió” của tác giả Vũ Thành Lê là một câu chuyện dành cho thiếu nhi có nội dung hay, thú vị và hấp dẫn.
Câu chuyện kể về một nhóm gồm bốn bạn nhỏ là Điệp, Văn, Bống và anh trai của Bống. Hằng ngày, các bạn sẽ cùng nhau đi chăn trâu. Thường thì các bạn sẽ đi men theo suối để tìm những đám cỏ tươi non mọc bên dòng nước. Chỉ cần như vậy thôi là bầy trâu đã no căng bụng, chẳng cần phải đi đâu tìm cỏ. Đặc biệt, khi đến giữa lưng núi, nhóm bạn còn có cả một đồng cỏ rộng lớn, thoáng đãng ngay cạnh bờ suối để vui chơi nữa. Nên sau khi cho trâu ăn no cỏ và nằm nghỉ ngơi, các bạn ấy sẽ cùng nhau tổ chức đủ trò chơi trên cánh đồng cỏ đó. Hôm nay, thay vì chơi trò đuổi bắt như trước đó, nhóm bạn đã có một trò chơi thú vị và mới lạ hơn nhiều do em Bống nghĩ ra. Đó là trò chơi “nghe tiếng gió nói”. Bằng cách úp lòng bàn tay vào hai bên tai, rồi mở ra, đóng vào liên tiếp, người chơi sẽ nghe được “lời” gió nói với mình. Thoạt đầu, mọi người còn ngờ vực lắm, nhưng sau khi làm thử, thì ai cũng thích thú vô cùng. Mỗi bạn sẽ nghe được một âm thanh khác nhau, sau đó chia sẻ cho bạn của mình. Tiếng cười, tiếng nói cứ thế vang lên rôm rả và giòn giã suốt cả buổi chiều trên cánh đồng đỏ. Mãi khi gió nói với Văn là “đói… đói….rồi” thì mọi người mới nhận ra trời đã gần tối. Thế là cả nhóm vội vàng đứng dậy, dắt trâu về nhà. Tối đó, trong bữa cơm, Bống hào hứng kể với bố mẹ trò chơi mà chiều nay cả nhóm cùng chơi. Bố của Bống hào hứng lắm. Chiều hôm sau, bố đi làm đồng về sớm, nên đã lội suối lên chỗ cánh đồng cỏ mà Bống và các bạn cùng chơi để thử chơi trò chơi này.
Từ câu chuyện “Thanh âm của gió” em cảm nhận được niềm vui ngây thơ và trong trẻo của các bạn thiếu nhi. Đồng thời em còn có những phút giây thư giãn thật vui vẻ và ý nghĩa cùng với các nhân vật trong câu chuyện.

