30 bài tập Những thành tựu văn hóa thời cận đại mức độ dễ

Làm đề thi

Câu hỏi 1 :

Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại là ai?

  • A Mô-da
  • B Bet-tô-ven
  • C Trai-xcốp-ki                   
  • D Sô-panh

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 37)

Mô-da (1756-1791) nhà soạn nhạc vĩ đại người Áo – người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.

Mô-da sinh ra trong một gia đình âm nhạc ở thị trấn San-buốc, nước Áo. Cha là Lê-ô-pôn, một nghệ sĩ chơi đàn violon có tiếng trong dàn nhạc của nhà quí tộc ở San-buốc, ông cũng là người dạy dỗ âm nhạc cho Mô-da. Gia đình Mô-da có 2 người con, đó là Nan-nếc, chị gái và Mô-da. Hai chị em cùng tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Nan-nếc nhiều hơn em trai năm tuổi, từ khi 4 tuổi, cô đã có biểu hiện của một tài năng âm nhạc, chỉ sau một năm luyện tập đã đánh được những bản nhạc khá hóc búa. Tuy nhiên, tài năng của người em còn vượt xa hơn. Sở dĩ, người ta gọi Mô-da là thần đồng âm nhạc vì tài năng của ông đặc biệt và được bộc lộ từ lúc còn rất nhỏ.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 2 :

Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nền văn học nào?

  • A Nền hài kịch Pháp
  • B Nền bi kịch cổ điển Pháp.
  • C Truyện ngụ ngôn Pháp
  • D Tiểu thuyết Pháp

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 37)

Thời cận đại xuất hiên nhiều nhà văn, nhà thơ lớn. Trong đó Coóc-nây (1606 – 1684) là đại biểu xuất sắc cho nên văn học bi kịch cổ điển Pháp.

-         Coóc-nây sinh ra trong một gia đình công chức xứ Normangdi. Ông say mê thơ ca và sân khấu, năm 1629 ông viết vở kịch đầu tiên Mêlilơ. Thành công của vở kịch khiến ông dấn thân đi Pari và bắt đầu sự nghiệp sáng tác của mình.

-         Năm 1635, ông viết vở bi kịch đầu tiên Mê đê nhưng không thành công. Sau đó, hướng ề mảng đề tải về Tây Ban Nha, ông viết một số kịch mà trong đó nổi bật lên như một vì sai chói lọi đó là vở kịch Lơ xít (1637)

-         Trong sự nghiệp sáng tác của Cóoc-nây quan trọng nhất là thời kì sáng tác thứ hai (1635-1643), thời kì của những kiệt tác trứ danh. Mượn đề tài văn học cổ đại. Cóoc-nây đã làm sống lại lí tưởng anh hùng La Mã thời cộng hòa với những con người xuất chúng.

Về sự nghiệp sáng tác:

-         Có thể nói một cách khái quát, vấn đề đặt ra trong tác phẩm của Cóoc – nây là thế giới quan bị ảnh hưởng bởi chủ nghĩa duy lí và tư tưởng chính trị về một quốc gia chuyên chế hùng mạnh. Với ông, tình cảm và lí trí là hai khía cạnh riêng biệt, đối lập nhau, không thể dung hòa tỏng bản tính con người. Nó là thước đo để định gia phẩn chất và vẻ đẹp người anh hùng, cơ sở dựng lên xung đột kiểu Cóoc- nây.

-         Là một nhà báo ủng hộ chế độ chuyên chế, bi kịch của ông gây sụ chú ý đầu tiên. Thêm nữa, sức mạnh của những bi kịch này là sức manh phi thường về nghệ thuật, bộc lộ ở cốt truyện li kì, những tình huống éo le, căng thẳng; hinh tương nhân vật anh hùng, chói lọi, ngon ngữ rắn rỏi, cô đúc,…

Chọn đáp án: B.

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 3 :

Ai là người đứng đầu nhóm Bách khoa toàn thư trong lĩnh vực tư tưởng ?

  • A Mê-li-ê
  • B Rút-xô
  • C Vôn-te
  • D Đi-đơ-rô

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 38)

Đi-đơ-rô là nhà triết học duy vật Pháp, người sáng lập ra Bách khoa toàn thư, ông là người đại diện chủ nghĩa vô thần Pháp thế kỉ XVII. Do quan điểm triết học của ông trảo qua quá trình phức tạp, ông bị giới tăng lữ căm ghét, bị giáo hội bắt giam do tội truyền bá tư tưởng võ thần và duy vật. Sau khi ra tù, ông sáng lập và chủ biên bộ sách Bách khoa toàn thư với 35 tâp lần lượt ra đời từ 1751-1780. Đi-đơ-rô chú trọng phê phán tôn giáo không tương thích với thế giới khoa học, ông phủ nhận đạo đức tôn giáo, chứng minh tính không nhất quán trong Ba ngôi một thể và sự mơ hồ của Đức Tin vào mầu nhiệm và phép lạ. Ông cho rằng không có bằng chứng nào về sự có mặt của Chúa Giê-su. Phê phán thái độ của các giáo hội, ông kêu gọi xóa bỏ sự khống chế của việc truyền bá giáo lí và các giáo điều cổ hủ. Tuy nhiên, tư tưởng của ông lại chịu hạn chế của thời đại, ông coi tôn giáo tác phẩm của sự sợ hãi, ngu dốt; ông cho rằng giáo dục, nâng cao dân trí là mọi người sẽ đi đến chỗ xóa bỏ mọi ngu  si, dốt nát; càn thiết phải đưa tôn giáo ra khỏi công việc của nhà nước.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 4 :

Đại diện cho nền triết học duy tâm khách quan Đức là ai ?

  • A Xanh Xi-mông
  • B Hê-ghen
  • C Phoi-ơ-bách
  • D Ô-oen. 

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 42)

Hê – ghen có danh tiếng lớn ngay khi còn sống, tuy ông có ảnh hưởng trong giới triết học Đức là chủ yếu những uy tín của ông ngày càng có ảnh hưởng trong thế giới nói tiếng Anh. Mặc dù ông vẫn là nhân vật gây chĩa rẽ tầm vóc kinh điển của ôn trong triết học phương Tây đều được mọi người công nhân.

Ông bàn về mối quan hệ giữa tự nhiên và tự do, tính nội tại và sự siêu nghiệm, về sự thống nhất của hai mặt mà không phải loại trừ hay giảm bớt thái cực nào. Những khái niệm có tầm ảnh hưởng của ông là về logic phân tích, biện chứng, chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, tinh thần biện chứng về “Ông chủ/nô lệ”, về cuộc sống đạo đức và tầm quan trọng của lich sử. Ông bị kết tội là cha đẻ của chủ nghĩa phát xít, dù nhiều người ủng hộ ông lại không đồng ý với quan điểm này.

Hê – ghen và Phoi-ơ-bách là những nhà triết học nổi tiếng của Đức. Hê-ghen là nhà triết học duy khách quan, còn Phoi-ơ-bách tuy đứng trên lập trường chủ nghĩa duy vật, siêu hình khi xem những thời kì lịch sử xã hội loài người không hề phát triển mà chỉ có sự khác nhau do sự thay đổi về tôn giáo.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 5 :

Các tác phẩm của tác gia nào được Lê-nin đánh giá như “tấm gương phản chiếu cách mạng Nga”?

  • A Sê-khốp
  • B Pu-skin
  • C Lép Tôn-xtôi
  • D Trai-cốp-xki.

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 39)

Lép Tôn-xtôi (1828-1910), nhà văn Nga nổi tiếng với các tác phẩm: Chiến tranh và hóa bình, An-na Ka-rê-ni-na, Phục sinh. Với chủ nghĩa hiện thực phê phán, qua các tác phẩm của mình, ông đã chống lại trật tự xã hội phong kiến Nga hoàng, ca ngợi phẩm chất của người dân Nga trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Lê-nin đã đánh giá tác phẩm của Tôn-xtôi như “Tấm gương phản chiến cách mạng Nga”.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 6 :

Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học do ai sáng lập?

  • A Phu-ri-ê và Ô-oen
  • B Các Mác và Lê-nin
  • C Xanh Xi-mông và Ăng-ghen
  • D Các Mác và Ăng-ghen

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 42)

Cùng với sự phát sinh và phát triển của giai cấp vô sản, phong trào công nhân, chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời, do C.Mác và Ăng –ghen sáng lập, được Lê-nin phát triể trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và phong trào đấu tranh của công nhân phát triển mạnh mẽ.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 7 :

Cung điện Véc – xai là thành tựu nổi tiếng của văn hóa thế giới thời kì cận đại trên lĩnh vục nào?

  • A Văn học              
  • B Điêu khắc              
  • C Kiến trúc             
  • D Hội họa

Đáp án: C

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 40)

Thời cận đại, đặc biệt vào cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, các lĩnh vực nghệ thuật như kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc,…cũng rất phát triển. Cung điện Véc-xai đươc hoàn thành vào năm 1708 là một côn trình kiến trúc đặc sắc.

Cung điện Versailles được mệnh danh là cung điện lộng lẫy nhất Châu Âu và đẹp nhấy thế giới bởi quy mô cung điện đồ sộ, kiến trúc tinh xảo và cách bày trí xa hoa... Cung điện Versailles còn là biểu tượng quyền lực tối thượng của các triều đại Phong kiến Pháp. Bởi thế, du lịch Châu Âu, đặc biệt là du lịch Pháp sẽ không trọng vẹn nếu bạn chưa viếng thăm Cung điện Versailles.

Cung điện Versailles nằm cách thủ đô Paris khoảng 20 km về phía Tây. Đây là biểu tượng quyền lực tốì thượng của các triều đại phong kiến Pháp. Là nơi ở của các vua Pháp Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI.

Với một cung điện rộng 67.000m2 gồm trên 2.000 phòng và công viên có diện tích 815 hecta (8000 ha trước Cách mạng Pháp), Versailles là một trong các cung điện đẹp nhất lớn nhất châu Âu cũng như trên thế giới.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 8 :

Nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga trong vở bale Hồ thiên nga của Trai-cốp-xki tên là

  • A Giselle
  • B Odette         
  • C Juliet  
  • D Siegfried

Đáp án: B

Lời giải chi tiết:

“Hồ Thiên Nga” là vở Ballet số 20 của Trai-cốp-xki, sáng tác khoảng năm 1875-1876. Vỏ ư kịch được dựng dựa trên những truyện truyền thuyết xã xưa của Đức kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Vở ballet được công diễn lần đầu ngày 4-3-1877, tại nhà hát Bolshoi với tên “Hồ thiên nga”.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 9 :

Hô-xê Mác-ti là nhà văn 

  • A Tiêu biểu cho tình tần đấu tranh, niềm tin vào thắng lợi của đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội
  • B Nhà văn lớn người Phi-lip-pin với tác phẩm tiêu biểu “Đừng động vào tôi”.
  • C Tố có kẻ thù xâm lược và miêu tả cuộc kháng chiến giành độc lập của nhân dân Phi-lip-pin
  • D Là nhà văn cách mạng nổi tiếng Trung Quốc

Đáp án: A

Lời giải chi tiết:

 (Sgk trang 40)

-         Đáp án A: Hô –xê Mác-ti là nhà văn nổi tiếng Cu-ba, tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh , niềm tin và thắng lợi của cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội của nhân dân Cu-ba

-         Đáp án B: là Hô-xê Ri-dan

-         Đáp án C: là Hô-xê Ri-dan

-         Đáp án D: Nhà văn Lỗ Tấn.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 10 :

Đâu là cuộc đấu tranh đầu tiên trên lĩnh vực tư tưởng của giai cấp tư sản với chế độ phong kiến?

  • A Phong trào văn hóa Phục hưng                     
  • B Cải cách tôn giáo
  • C Trào lưu triết học ánh sáng
  • D Chủ nghĩa xã hội không tưởng

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 41)

Đại diện cho chủ nghĩa xã hội không tưởng: Xanh Xi-măng (1760-1825), Phu-ri-ê (1772-1837), Ô-oen (1771-1858).

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 11 :

Họa sĩ danh tiếng với nghệ thuật vẽ tranh phong cảnh cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX là

  • A Van Gốc ( Hà Lan)                                      
  • B Phu-gia-ta ( Nhật Bản)
  • C  Pi-cát-xô ( Tây Ban Nha).                           
  • D Lê-vi-tan ( Nga)

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

Thế kỷ XIX được mệnh danh là thế kỷ của những người khổng lồ. Trong mọi lĩnh vực hoạt động, từ tự nhiên đến xã hội đều xuất hiện những thiên tài kiệt xuất. Nền hội họa Nga tự hào với Levitan (30/8/1860 - 4/8/1900).

Có gốc gác Do Thái từ nhiều đời, Levitan sinh ra, lớn lên, học hội họa rồi giảng dạy, sáng tác với tâm hồn Nga thuần khiết. Mười ba tuổi đã vào Trường Kiến trúc, Điêu khắc, Hội họa Moskow, được nhận học bổng vì nhà nghèo và tài năng.

Cuối thế kỷ XIX, nhắc đến họa sĩ vẽ tranh phong cảnh, người ta nghĩ ngay đến Levitan. Tranh ông đi vào lòng người bởi thiên nhiên có hồn, như đó là phân thân tâm hồn Nga trong ông vậy.

Đất nước Nga mênh mông, hùng vĩ, đẹp tuyệt làm say lòng bao người. Một vẻ đẹp sâu lắng, mang nỗi buồn xa xăm, trắc ẩn, khiến người ta nghĩ đến thân phận, đến sự có mặt của mình trên cõi đời này. Tất cả vẻ đẹp ấy đi vào tranh Levitan thành cái đạo Tự Nhiên.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 12 :

Tác giả của tập Thơ Dâng đạt giải Nô-ben văn học năm 1913 là:

  • A A.Pu-skin
  • B Béc-na Sô
  • C R. Ta-go
  • D E. Hai- nơ

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 39. 

Lời giải chi tiết:

R.Ta-go là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Ông để lại 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 cuốn tiểu thuyết, nhiều truyện ngắn, luận văn, bút kí, ca khúc và tranh vẽ, tiêu biểu là tập “Thơ Dâng” (đạt giải Nôben năm 1913). Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc.

Chọn đáp án: C         

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 13 :

Theo những nhà xã hội không tưởng phương thức sản xuất cuối cùng của xã hội loài người là gì?

  • A Chủ nghĩa tư bản.                                   
  • B Chủ nghĩa xã hội
  • C Chủ nghĩa cộng sản
  • D Chế độ không có tư hữu

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 41)

Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản từ giữa thế kỉ XIX đã gây ra nhiều đâu khổ cho nhân dân lao động. Trong hoàn cảnh ấy, một số nhà tư tưởng tiến bộ đương thời đã nghĩ đến việc xây dựng một chế độ xã hội mới, không có chế độ tư hữu, không có bóc lột, nhân dân làm chủ các phương tiện sản xuất của mình. Đó là tư tưởng của những nhà xã hội không tưởng.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 14 :

Đâu là tác giả của tập” thơ dâng” đạt giả Nôbel vào năm 1913?

  • A Vích-to Huy-gô                                   
  • B Lép Tôn- xtôi
  • C Mác Tuên                                            
  • D   Ra-bin- đra-nát Ta-go 

Đáp án: D

Lời giải chi tiết:

(Sgk trang 39)

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 15 :

Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XIX là:

  • A Tố cáo hiện thực xã hội
  • B Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp 
  • C Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ
  • D Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 38-39. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XIX là:

- Tố cáo hiện thực xã hội đương thời.

- Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp.

- Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ. 

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 16 :

Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XIX là:

  • A Tố cáo hiện thực xã hội
  • B Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp
  • C Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ
  • D Tất cả các ý trên

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 38-39. 

Lời giải chi tiết:

Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật cuối thế kỉ XIX là:

- Tố cáo hiện thực xã hội đường thời.

- Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp.

- Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ. 

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 17 :

“Nhật kí người điên”, “AQ chính truyện” là tác phẩm nổi tiếng của nhà văn nào?

  • A Vích-to Huy-go            
  • B Lỗ Tấn             
  • C Ri-đan              
  • D Mác Tuên

Đáp án: B

Phương pháp giải:

sgk trang 39. 

Lời giải chi tiết:

Ở các nước phương Đông, văn học cũng có những bước tiến bộ rõ rệt, phản ánh cuộc sống của nhân dân dưới ách thực dân phong kiến, lòng khát khao và ý chí anh hùng, quật khởi trong đấu tranh cho độc lập, tự do. Trong đó, tiêu biểu có nhà văn Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc với các tác phẩm lớn như: Nhật ký người điên, AQ chính truyện,…

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 18 :

Bản giao hưởng số 3, số 5, số 9 nổi tiếng của nhà soạn nhạc nào thời kì cận đại?

 

 

  • A Mô-da (Người Áo).          
  • B Bét-tô-ven (Người Áo).
  • C Mô-da (Người Đức).      
  • D Bét-tô-ven (Người Đức).

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 37.

Lời giải chi tiết:

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người ĐứC. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là bản giao hưởng số 3, sô 5, số 9.

Ông được mệnh danh “Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được  V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-tA. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ. Một lần khi nghe bản nhạc này, Lê-nin xúc động nói: “Tôi không biết còn tác phẩm nào có thể hay hơn Áp-pa-si-ô-na-ta, tôi sẵn sàng nghe lại bản nhạc này bất cứ lúc nào. Âm nhạc thật là tuyệt vời, quá sức người. Tôi luôn tự  hào và có lẽ hơi  ngây thơ khi nghĩ rằng, đấy, con người có thể làm nên được những điều kỳ diệu biết bao!”. Câu nói trên được M. Goóc-ki ghi lại và trở thành câu nói bất hủ, một lời nhận xét mẫu mực về những tác phẩm âm nhạc của thiên tài Bét-tô-ven.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 19 :

Văn học – nghệ thuật có vai trò như thế nào trong buổi đầu thời cận đại?

  • A Tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến
  • B Phê phán mặt trái của chế độ tư bản chủ nghĩa
  • C Hướng tới xây dựng xã hội mới không có chế độ tư hữu và bóc lột
  • D Hình thành quan điểm, tư tưởng của con người vô sản

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 37, suy luận. 

Lời giải chi tiết:

Vào buổi đầu thời cận đại, văn học nghệ thuật và tư tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản. Mang vào luồng gió mới, những nội dung của các tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh đa dạng hơn cuộc sống của con người, thể hiện khát khao công bằng và ước mong về cuộc sống tốt đẹp hơn của con người.

Thời kì giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX đánh dấu sự thắng lợi hoàn toàn của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến trên phạm vi toàn thế giới và chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc khi các nhà văn, nhà thơ đã phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội trong tác phẩm của mình.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 20 :

Trào lưu tư tưởng nào có vai trò quan trọng đối với sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII?

  • A Triết học ánh sáng                              
  • B  Chủ nghĩa xã hội không tưởng
  • C Triết học cổ điển Đức                           
  • D Kinh tế chính trị Anh

Đáp án: A

Phương pháp giải:

sgk trang 33. 

Lời giải chi tiết:

Trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII đã nảy sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn – các nhà Khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và sự phát triển tư tưởng của châu Âu. Đó là Mông-te-xki-ơ (1689-1755), Vôn-te (1694-1778), Rút-xô (1712 – 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mêliê (1644 – 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi-đơ-rô đứng đầu.

ð Các nhà khai sáng thế kỉ XVII – XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi”.

Chọn đáp án: A

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 21 :

Một trong những hành đông cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy -gô là

  • A Cứu vớt con người bằng trái tim.
  • B kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo.
  • C dùng tình thương để cứu thế gian.
  • D dùng sự nhẫn nại để thoát khổ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 39, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Các tác phẩm của Vích – to Huy – gô thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với những con người đau khổ, mong tìm giải pháp đem lại hạnh phúc cho họ. Ông cũng lên tiếng kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo, đó là một trong những hành động cụ thể thể hiện chủ nghĩa nhân đạo của Vích-to Huy-gô.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 22 :

Những thành tựu văn hóa thời cân đại có vai trò

 

  • A tấn công vào xã hội tư bản, bênh vực cho nhân dân lao động.
  • B tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.
  • C  tấn công vào xã hội tư bản, hình thành quan điểm của giai cấp phong kiến.
  • D lật đổ chế độ phong kiến, hình thành hệ thống tư tưởng tiến bộ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 37, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Vào buổi đầu thời cận đại, văn học, nghệ thuật tự tưởng có vai trò quan trọng trong việc tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản. Những thành tựu văn hóa đó thể hiện phong phú trên các lĩnh vực: văn học, âm nhạc, kiến trúc, ….

=> Những thành tựu văn hóa thời cận đại có vai trò: tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến, hình thành quan điểm tư tưởng của con người tư sản.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 23 :

Nhà tư tưởng không thuộc trào lưu Triết học Ánh sáng thế kỉ XVII-XVIII?

  • A Mông-te-xki-ơ
  • B Rem-bran  
  • C  Vôn-te 
  • D Rút-xô

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 38, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Những nhà tư tưởng thuộc trào lưu triết học ánh sáng bao gồm: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn – te (1694 – 1778), Rút-xô (1712 – 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mê-li-ê (1644 – 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi -đơ-rô (1713 – 1784) đứng đầu.

Rem-bran (1606 – 1699) là họa sĩ, nhà đồ họa Hà Lan nổi tiếng thế kỉ XVII về tranh chân dung, tranh phong cảnh với nhiều chất liệu – sơn dầu, khắc kim loại.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 24 :

Thơ Dâng là tác phẩm văn học đạt giải Nôben năm 1913 vì

 

  • A Thể hiện rõ tinh thần dân tộc và tinh thần nhân đạo sâu sắc
  • B Thể hiện rõ tình yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc
  • C Thể hiện rõ lòng yêu nước, đấu tranh vì nền hòa bình của nhân loại
  • D Thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 39, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Ta-go là nhà văn hóa lớn của Ấn Độ. Các sáng tác của ông thể hiện rõ lòng yêu nước, yêu hòa bình và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Tiêu biểu là tập “thơ Dâng” (đoạt giải Nôben năm 1913).

=> Thơ Dâng là tác phẩm văn học đoạt giải Nôben năm 1913 vì thể hiện rõ tình thần yêu nước, yêu hòa bình và tinh  thần nhân đạo sâu sắc.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 25 :

Tác dụng và ảnh ưởng của các nhà Triết học Ánh sáng Pháp ở thế kỉ XVII – XVIII đối với nước Pháp là

 

  • A những nhà cách mạng triệt để trong cuộc đấu tranh chống thế lực phong kiến
  • B  những người đi trước dọn đường cho Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 thắng lợi
  • C tư tưởng của họ để sáng lập ra triết học duy vật biện chứng
  • D lớp người đại diện cho những tư tưởng tiến bộ nhất ở châu Âu lúc bấy giờ.

Đáp án: B

Phương pháp giải:

Sgk trang 38, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Trào lưu triết học ánh sáng thế kỉ XVII – XVIII đã sản sinh ra nhiều nhà tư tưởng lớn – các nhà Khai sáng, có vai trò quan trọng trong sự thắng lợi của Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XIX và sự phát triển của tư tưởng châu Á. Những nhà tư tưởng thuộc trào lưu triết học ánh sáng bao gồm: Mông-te-xki-ơ (1689 – 1755), Vôn – te (1694 – 1778), Rút-xô (1712 – 1778), nhà tư tưởng cấp tiến Mê-li-ê (1644 – 1729) và nhóm Bách khoa toàn thư do Đi -đơ-rô (1713 – 1784) đứng đầu.

=> Các nhà khai sáng thế kỉ XVII – XVIII được xem như “những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp năm 1799 giành thắng lợi”. Đây cũng là ảnh hưởng và tác dụng của các nhà Triết học ánh sáng Pháp thế kỉ XVII – XVIII đối với cách mạng Pháp năm 1789.

Chọn đáp án: B

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 26 :

Ý nào sau đây không đúng khi nói về Mác Tuên?

  • A  Là nhà văn lớn của Mĩ vào những năm cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
  • B Viết tác phẩm: “Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ”
  • C Viết các tác phẩm ca ngợi xã hội đương thời, sử dụng bút pháp lãng mạn.
  • D  Viết các tác phẩm thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.

Đáp án: C

Phương pháp giải:

sgk trang 39, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Mác Tuên (1835-1910) là nhà văn lớn của Mĩ vào thế kỉ XIX – XX, với các tác phẩm nổi tiếng như: Những người I-nô-xăng đi du lịch, Những cuộc phiêu lưu của Tôm Xoay-ơ. Bằng ngòi bút trào phúng, hài hước, mang tinh thần phê phán sâu sắc, ông đã miêu tả chận thực cuôc sống xã hội Mĩ lúc bấy giờ, thể hiện lòng yêu thương con người, trước hết là nhân dân lao động nghèo khổ.

Chọn đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 27 :

Đáp án nào không đúng khi nói về Bét-tô-ven?

  • A Là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức
  • B Phần lớn thời gian ông sống ở Viên, Áo.
  • C Là tác giả của những bản giao hưởng số 3, số 5, số 9.     
  • D Là người có những cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

sgk trang 37, loại trừ.

Lời giải chi tiết:

Bét-tô-ven là nhà soạn nhạc thiên tài người Đức. Sáng tác của ông thấm đượm tinh thần dân chủ, cách mạng, trong đó nổi tiếng là bản giao hưởng số 3, sô 5, số 9.

Ông được mệnh danh”Vị đại tướng của các nhạc sĩ”. Ông là người kết thúc chủ nghĩa âm nhạc Cổ điển Viên bằng một dấu chấm tròn chĩnh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời chủ nghĩa Lãng mạn. Những tác phẩm âm nhạc của Bét-tô-ven được V. I. Lê-nin yêu thích hơn so với sáng tác của nhiều nhạc sĩ khác, bởi vì âm nhạc của Bét-tô-ven mang tính chiến đấu rất cao. Bét-tô-ven cũng đã nói rõ về mục đích âm nhạc của mình: “Âm nhạc cần phải làm cho ngọn lửa trong tâm hồn kiên cường bùng cháy !”. Mỗi lần khi nghe nhạc Bét-tô-ven, Lê-nin thường nhận xét “Có lẽ không thể nói vào đâu được nữa!”, Người thường khuyên vợ là Kơ-rúp-xcai-a và những người thân cận nên dành thời gian để nghe nhạc của ông. Trong toàn bộ sáng tác âm nhạc của Bét-tô-ven, Lê-nin đặc biệt yêu thích bản Sô-nát số 23 viết cho đàn piano được gọi là Áp-pa-si-ô-na-tA. Bản nhạc là thiên trường ca diễn tả hoàn hảo và sâu sắc về lòng dũng cảm của con người vươn tới chiến thắng vinh quang qua cuộc đấu tranh gian khổ. Một lần khi nghe bản nhạc này, Lê-nin xúc động nói: “Tôi không biết còn tác phẩm nào có thể hay hơn Áp-pa-si-ô-na-ta, tôi sẵn sàng nghe lại bản nhạc này bất cứ lúc nào. Âm nhạc thật là tuyệt vời, quá sức người. Tôi luôn tự  hào và có lẽ hơi  ngây thơ khi nghĩ rằng, đấy, con người có thể làm nên được những điều kỳ diệu biết bao!”. Câu nói trên được M. Goóc-ki ghi lại và trở thành câu nói bất hủ, một lời nhận xét mẫu mực về những tác phẩm âm nhạc của thiên tài Bét-tô-ven.

Người có cống hiến to lớn cho nghệ thuật hợp xướng là Mô – da.

 Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 28 :

Văn học phương Tây từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX không chịu ảnh hưởng bởi nhân tố nào?

  • A Chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc.
  • B Đời sống nhân dân lao động khổ cực.
  • C Giai cấp tư sản năm quyền thống trị và mở rộng việc xâm chiếm, đô hộ các nước thuộc địa.
  • D  Chế độ phong kiến áp bức bóc lột nhân dân được phản ánh trong văn học.

Đáp án: D

Phương pháp giải:

Sgk trang 38, 39, suy luận.

Lời giải chi tiết:

Cuôi thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi hoàn toàn trước  chế độ phong kiến, văn học phương Tây phản ánh đầy đủ, toàn diện hiện thực xã hội (sự áp bức của giai cấp tư sản nắm quyền thống trị với nhân dân lao động).

Ở phương Đông, văn học thể hiện cuộc sống nhân dân dưới ách thống trị phong kiến, lòng khát khao và ý chí quật cường, quật khởi của nhân dân trong cuộc đấu tranh đòi lập, tự do.

Chọn đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 29 :

Nội dung chủ yếu của văn học thế giới buổi đầu thời cận đại là gì?

  • A Bênh vực chế độ phong kiến.
  • B Lên án hệ tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa giáo.
  • C Tấn công vào thành trị của chế độ phong kiến và hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.
  • D Ca ngợi tự do cá nhân.

Đáp án: C

Đáp án - Lời giải

Câu hỏi 30 :

Ở buổi đầu thời cận đại, văn hóa có vai trò gì trong xã hội châu Âu?

  • A Xây dựng nền móng cho văn hóa mới của giai cấp vô sản.
  • B

     Lên tiếng nói đòi quyền lợi cho nhân dân lao động.

  • C Truyền bá các trào lưu tư tưởng tiến bộ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân.
  • D Đấu tranh chống lại chế độ phong kiến, hình thành quan điểm, tư tưởng của con người tư sản.

Đáp án: D

Đáp án - Lời giải

Xem thêm

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.