Đề số 4 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7>
Đề thi học kì 2 (Đề kiểm tra học kì 2 - Đề thi cuối năm) – Ngữ văn 7 – Đề số 4 có đáp án và lời giải chi tiết
Đề bài
I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn, sau đó trả lời bằng cách lựa chọn đáp án em cho là đúng
[...] “Nhưng chúng ta hãy theo dõi, theo dõi bằng đôi cánh của trí tưởng tượng, những trò lố chính thức của ông Va-ren. Hãy theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim, nơi người đồng bào tôn kính của chúng ta đang rên xiết.
Ôi thật là một tấn kịch. Ôi thật là một cuộc chạm trán! Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn, kẻ đã ruồng bỏ quá khứ, ruồng bỏ lòng tin, ruồng bỏ giai cấp mình, lúc này mặt đối mặt với người kia, con người đã hy sinh cả gia đình và của cải để xa lánh khỏi thấy mặt bọn cướp nước mình, sống xa lìa quê hương, luôn luôn bị lũ này săn đuổi, bị chúng nhử vào muôn nghìn cạm bẫy, bị chúng kết án tử hình vắng mặt”...
(Ngữ văn 7, tập II)
Câu 1: Đoạn trích trên nằm ở văn bản nào?
A. Ý nghĩa văn chương.
B. Sống chết mặc bay.
C. Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.
D. Ca Huế trên sông Hương.
Câu 2: Tác giả của văn bản trên là của ai?
A. Hoài Thanh.
B. Nguyễn Ái Quốc.
C. Hà Ánh Minh.
D. Phạm Duy Tốn.
Câu 3: Câu văn “Hãy theo theo ông ta đến tận Hà Nội, tận cổng nhà lao chính, tận xà lim,..." là loại nào xét về cấu tạo?
A. Câu đơn bình thường.
B. Câu ghép đẳng lập.
C. Câu đặc biệt.
D. Câu ghép.
Câu 4: Đoạn trích được sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh. B. Liệt kê.
C. Nhân hoá. D. Ẩn dụ.
Câu 5: Trong câu “Con người đã phản bội giai cấp vô sản Pháp, tên chính khách đã bị đồng bọn đuổi ra khỏi tập đoàn” dấu phẩy dùng để làm gì?
A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận cùng chức năng.
B. Ngăn cách phần nòng cốt câu với phần giải thích thêm.
C. Ngăn cách giữa các vế của một câu ghép.
D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận của một phép liệt kê.
Câu 6: Dòng nào thể hiện chính xác nhất đại ý của đoạn văn?
A. Kể về cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
B. Tác giả nói với mọi người về nhân vật Va-ren.
C. Kể về người anh hùng Phan Bội Châu.
D. Tác giả ghi lại cảm xúc khi tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa Va-ren và Phan Bội Châu.
II. TỰ LUẬN (7 điểm)
Hãy giải thích ý nghĩa của câu ca dao:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
C |
B |
D |
B |
C |
D |
II. TỰ LUẬN
- Mở bài:
+ Giới thiệu câu ca dao, điều người xưa muốn nhắn nhủ.
- Thân bài:
+ Giải thích ý nghĩa của câu ca dao: Iiình ảnh “nhiễu điều phủ lấy giá gương” có ý nghĩa gì?
+ Nêu thêm một số câu tục ngừ, ca dao cùng chủ đề.
+ Giải thích ý nghĩa cua vấn đề: Tinh thần đoàn kết, thương yêu đùm bọc giúp đõ' lần nhau là giá trị và truyền thông tốt đẹp của dân tộc.
+ Lảm rõ sự vận dụng cua câu ca dao vào đời sống: cần có hành động thiết thực cụ thế như “nhường cơm sẻ áo”, quan tâm giúp đờ nhừng người gặp khó khăn hoạn nạn...
- Kết bài:
+ Rút ra ý nghĩa cua vấn đề đã giải thích.
+ Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
- Đề số 6 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
- Đề số 7 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
- Đề số 8 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
- Đề số 9 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Ngữ văn 7
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục