Đề kiểm tra 15 phút Văn 8 - Đề số 4

Tải về

Đề bài

Câu 1. (5 điểm)

Phân biệt sự khác nhau giữa câu nghi vấn và câu cầu khiến.

Câu 2. (5 điểm)

So sánh hình thức và nghĩa của hai câu sau:

a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

Quảng cáo
decumar

Lời giải chi tiết

Câu 1. 

Phân biệt sự khác nhau giữa câu nghi vấn và câu cầu khiến.

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức về câu nghi vấn và câu cầu khiến

Lời giải chi tiết:

Sự khác nhau giữa câu nghi vấn và câu cầu khiến:

a. Câu nghi vấn:

- Là cầu có chức năng chính là để hỏi.

- Kết thúc câu bằng dấu chấm hỏi.

- Những từ dùng để hỏi như: ai, gì, sao, nào, tại sao, bao nhiêu...

b. Câu cầu khiến:

- Là câu có chức năng chính là dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ...

- Kết thúc câu bằng dấu chấm than hoặc dấu chấm (ý cầu khiến không được nhấn mạnh).

- Những từ cầu khiến như: hãy, đừng, chớ... đi, thôi, nào...

Câu 2. 

So sánh hình thức và nghĩa của hai câu sau:

a. Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

b. Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!

Phương pháp:

Đọc và so sánh, chú ý hình thức, dấu câu, ngữ nghĩa

Lời giải chi tiết:

So sánh hình thức và nghĩa của hai câu:

- Câu a: “Hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!” là câu cầu khiến không có chủ ngữ, kết thúc bằng dấu chấm than; biểu lộ thái độ thương cảm, xót thương.

- Câu b: “Thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ xót ruột!” cũng là câu cầu khiến, kết thúc bằng dấu chấm nhưng có sự xuất hiện của chủ ngữ “Thầy em”, tạo nên ngữ điệu cầu khiến, thể hiện tình yêu thương, chăm sóc rất chu đáo của chị Dậu. Chính vì thế, câu nói của chị Dậu rất tình cảm, rất dịu dàng. 

Nguồn: Sưu tầm


Bình chọn:
4 trên 5 phiếu
Tải về

>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.