Đề số 2 - Đề kiểm tra 45 phút (Đề kiểm tra 1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 6


Đề kiểm tra 45 phút - Đề số 2 - Học kì 2 - Ngữ văn 6 có đáp án và lời giải chi tiết

Đề bài

I.TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Câu 1: Các phó từ (đã, sẽ, đang, đương, sắp) là phó từ:

A. Chỉ quan hệ thời gian

B. Chỉ sự tiếp diễn tương tự

C. Chỉ kết quả và hướng

D. Chỉ mức độ

Câu 2: Phó từ là những từ thường đi kèm với:

A. Danh từ, động từ

B. Danh từ, tính từ

C. Tính từ, đại từ

D. Động từ, tính từ

Câu 3: Có mấy loại phó từ chính:

A. Hai loại             B. Ba loại

C. Bốn loại            D. Năm loại

Câu 4: Vế A trong phép so sánh là:

A. Sự vật được so sánh

B. Sự vật dùng để so sánh

C. Phương tiện so sánh

D. Không có ý nào đúng cả

Câu 5: Trong ví dụ sau tác giả đã sử dụng kiểu nhân hóa nào?

“Núi cao chi lắm núi ơi

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương”

A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật

B. Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.

C. Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 6: Trong câu thơ sau nhà thơ đã sử dụng kiểu ẩn dụ nào?

“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ấn dụ chuyển đối cảm giác

Câu 7: Hoán dụ là:

A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

B. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên sự vật, hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

CĐối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng.

D.  Tất cả đều đúng.

Câu 8.Thành phần chính của câu là:

A.Chủ ngữ

B.Trạng ngữ

C. Vị ngữ

D. Cả A và C

Câu 9: Vị ngữ trong câu "Ngoài sân trường, học sinh đang trồng cây xanh" có cấu tạo là:

A. Động từ

B. Cụm động từ

C. Cụm danh từ

D. Cụm tính từ

Câu 10: Trong những ví dụ sau, trường hợp nào không phải là câu trần thuật đơn?

A.Hoa cúc nở vàng vào mùa thu.

B.Chim én về theo mùa gặt.

C. Tôi đi học còn em bé đi nhà trẻ.

D. Những dòng sông đỏ nặng phù sa.

Câu 11: Trong bài ca dao sau có sử dụng biện pháp tu từ nào?

“Mồ hôi mà chảy xuống đồng

Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”

A. So sánh           

B. Ẩn dụ

C. Hoán dụ             

D. Nhân hóa

Câu 12: Trong các từ sau, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. Ẩn dụ

B. Nhân hóa

C. Hoán dụ

D. Nói quá

2. TỰ LUẬN (7 điểm)

 Câu 1 (3 điểm)

Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.

Câu 2 (4 điểm)

So sánh để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa ẩn dụ và hoán dụ. Lấy ví dụ minh họa.

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

1

2

3

4

5

6

A

D

A

A

C

B

7

8

9

10

11

12

B

D

B

C

D

D

II. TỰ LUẬN

Câu 1. Nhân dân ta đã so sánh công cha với “núi Thái Sơn”, là một ngọn núi rất cao, và so sánh nghĩa mẹ với “nước trong nguồn chảy ra”, nguồn nước không bao giờ cạn được. Qua đó cho thấy công ơn của cha mẹ vô cùng to lớn. Vì vậy chúng ta phải biết sống tốt để đền đáp công ơn của cha mẹ.

Câu 2. So sánh ẩn dụ và hoán dụ:

Giống nhau

 

Ẩn dụ

Hoán dụ

-    Đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác.

-    Đều có tác dụng làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Khác nhau

 

Giữa hai sự vật, hiện tượng có nét tương đồng.

Giữa hai sự vật, hiện tượng có quan hệ gần gũi.

Ví dụ:

Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng

Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ”.

⟹ Hình ảnh Bác Hồ được ví với mặt trời. Mặt trời soi sáng, đem lại sự sống cho muôn loài, muôn vật. Bác Hồ là người soi đường chỉ lối cho dân tộc Việt Nam.

Bàn tay ta làm nến tất cả.

Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”.

Bàn tay là chỉ sức lao động của con người (Bàn tay và con người có mối quan hệ gần gũi, quan hệ giữa bộ phận và toàn thể).

Nguồn: Sưu tầm

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4 trên 3 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí