Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7>
Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 14 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
Đề bài
Câu 1. (2 điểm) Trình bày những phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận?
Câu 2. (2 điểm)
Sau khi học xong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt”, em sẽ làm gi để góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt?
Câu 3.
Em hãy phân tích những đức tính giản dị của Bác Hồ trong văn bản “Đức tính giản dị của Bóuc Hồ” (Phạm Văn Đồng).
Lời giải chi tiết
Câu 1
Bài văn nghị luận thường sử dụng các phương pháp lập luận sau đây:
- Lập luận theo quan hệ nhân quả.
- Lập luận tương đồng.
Như vậy, đế xác lập luận điếm trong từng phần và mối quan hệ giữa các phần, chúng ta có thế sứ dụng các phương pháp lập luận khác nhau để tạo nên sự đa dạng, hấp dẫn, thuyết phục.
Câu 2
Đế góp phần giữ gìn sự trong sáng cua tiếng Việt, mỗi người phải luôn có ý thức rèn luyện tiếng Việt trong học tập và giao tiếp.
Ví dụ: Phải coi trọng việc dùng từ đặt câu, diễn đạt.
+ Dùng từ chính xác phù hợp với hoàn canh đối tượng giao tiếp.
+ Viết đúng chính tả đế không gây hiểu nhầm, hiểu sai.
+ Đặt câu đúng cấu trúc ngữ pháp, tránh viết câu què, câu cụt.
+ Coi trọng các quy tắc ngữ âm, từ vựng tiếng Việt.
- Trong giao tiếp ngoài xã hội
+ Phát âm chuẩn.
+ Khi nói phải “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
+ Dùng từ trong sáng dễ hiểu.
+ Không lạm dụng tiếng nước ngoài trong tiếng Việt.
+ Thường xuyên đọc sách báo để trau dồi vốn ngôn ngữ và kĩ nàng diễn đạt.
=> Trên đây là nhừng yêu cầu cần làm đế góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
Câu 3.
- Đức tính giản dị và khiêm tốn của Hồ Chủ tịch có tính nhất quán giữa cuộc đời hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác.
- Giản dị trong lôi sống, trong tác phong sinh hoạt, sự giản dị của Bác thể hiện qua bữa cơm, nơi ở chỉ là cái nhà sàn đơn sơ. “Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn không đê rơi vãi một hột cơm, cái bát bao giờ cũng sạch, thức ăn còn lại bao giờ cũng được sắp xếp tươm tất”
“Cái nhà sàn chỉ vẻn vẹn vài ba phòng, luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm hoa vườn”
- Giản dị trong quan hệ với mọi người thể hiện qua các chi tiết.
+ Viết thư cho một đồng chí
+ Nói chuyện với các cháu miền Nam.
+ Đi thãm nhà tập thể của còng nhân từ nơi làm việc đến phòng ngủ nhà ăn.
+ Việc gì tự làm được thì không cần người khác giúp.
+ Đặt tên cho người phục vụ: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.
Những chi tiết ấy cho thấy trong quan hệ với mọi người, Bác luôn có thái độ tôn trọng và yêu quý tất cả.
- Bác giản dị trong cách nói và cách viết
+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do.
+ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí ấy không bao giờ thay đổi.
Đó là những câu nói nổi tiếng về nội dung, ý nghĩa và ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thuộc. Sở dĩ văn phong Bác giản dị là vì Bác xác định đối tượng của mình là quần chúng nhân dân nên Bác nói rất dễ hiểu để dân dễ nhớ được, làm được.
=> Đức tính giản dị và sâu sắc trong lối sống, lối nói và viết là một vẻ đẹp cao quý trong con người Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác sống giản dị vì cuộc đời Bác luôn gắn liền với cuộc đấu tranh gian khổ của nhân dân. Bác sống giản dị vì Người được tôi luyện trong đấu tranh gian khổ của nhân dân. Những lời bình luận của tác giả thể hiện thái độ tôn kính, ngưỡng vọng đối với lãnh tụ.
Nguồn: Sưu tầm
Loigiaihay.com
- Đề số 15 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
- Đề số 16 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
- Đề số 17 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
- Đề số 18 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
- Đề số 19 - Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Học kì 2 - Ngữ văn 7
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục