Đề kiểm tra 15 phút lần 1 học kì 2 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

 

  • A.

    để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

     

  • B.

    giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

     

  • C.

    mượn đường để tấn công Trung Quốc.

     

  • D.

    giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Câu 2 :

Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

 

  • A.

    Nguyễn Lộ Trạch

     

  • B.

    Nguyễn Trường Tộ

     

  • C.

    Bùi Viện

     

  • D.

    Phạm Phú Thứ

Câu 3 :

Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

 

  • A.

    Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

     

  • C.

    Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

     

  • D.

    Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Câu 4 :

Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Tác động của cuộc khai thác thuộc địa

     

  • B.

    Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế

     

  • C.

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Câu 5 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A.

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B.

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C.

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D.

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Câu 6 :

Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

     

  • B.

    Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

     

  • C.

    Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Câu 7 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Câu 8 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B.

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C.

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B.

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D.

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Câu 10 :

Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.

     

  • B.

    Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

     

  • C.

    Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong

     

  • D.

    Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cái cớ thực dân Pháp sử dụng để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất là gì?

 

  • A.

    để giải quyết vụ Đuy-puy gây rối ở Hà Nội.

     

  • B.

    giải quyết vụ các giáo sĩ bị tấn công ở Hà Nội.

     

  • C.

    mượn đường để tấn công Trung Quốc.

     

  • D.

    giúp đỡ triều đình Huế chống lại quân Thanh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, hơn 200 quân Pháp do Gacniê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.

Câu 2 :

Ai là người đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần?

 

  • A.

    Nguyễn Lộ Trạch

     

  • B.

    Nguyễn Trường Tộ

     

  • C.

    Bùi Viện

     

  • D.

    Phạm Phú Thứ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã kiên trì gửi lên triều đình 30 bản điều trần, đề cập đến một loạt vấn đề như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp, tài chính, chính đốn võ bị, mở rộng ngoại giao...

Câu 3 :

Tại sao trong trận chiến ở thành Hà Nội (năm 1873), quân triều đình dù đông nhưng vẫn bị quân Pháp đánh bại?

 

  • A.

    Nhân dân không ủng hộ cuộc kháng chiến.

     

  • B.

    Nhà Nguyễn không còn tướng tài.

     

  • C.

    Quân triều đình vũ khí thô sơ, tổ chức kém.

     

  • D.

    Không có sự ủng hộ của quý tộc nhà Nguyễn.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách thức tác chiến của quân đội nhà Nguyễn khi Pháp tấn công Bắc Kì lần thứ nhất để suy luận trả lời

Lời giải chi tiết :

Khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, quân triều đình dù đông vẫn không đánh thắng được Pháp do:

- Sự chênh lệch lực lượng lớn giữa quân triều đình với quân Pháp là: 7.000 quân triều đình và hơn 200 quân Pháp.

- Tuy nhiên, quân triều đình được trang bị vũ khí thô sơ, tổ chức kém, chiến đấu đơn lẻ và không tổ chức cho nhân dân kháng chiến. Trong khi quân đội Pháp là đội quân mạnh, trang bị vũ khí hiện đại.

Câu 4 :

Nhân tố nào là chất xúc tác thổi bùng lên một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Tác động của cuộc khai thác thuộc địa

     

  • B.

    Mâu thuẫn trong nội bộ triều đình Huế

     

  • C.

    Sự ra đời của chiếu Cần Vương

     

  • D.

    Mâu thuẫn dân tộc phát triển gay gắt

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào hoàn cảnh bùng nổ phong trào Cần Vương để suy luận trả lời.

Lời giải chi tiết :

Kể từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Việt Nam với Pháp và tay sai đã xuất hiện và phát triển gay gắt. Các phong trào đấu tranh chống Pháp liên tiếp diễn ra. Mặc dù triều đình đã đầu hàng nhưng nhân dân vẫn kháng chiến nhưng ở mức độ lẻ tẻ, quy mô địa phương. Chiến Cần Vương ban ra chính là chất xúc tác để các văn thân, sĩ phu và nhân dân cả nước đứng lên đấu tranh tạo thành một phong trào yêu nước rộng lớn cuối thế kỉ XIX

Câu 5 :

Nguyên nhân chủ yếu nào khiến nhà Nguyễn chấp nhận kí với Pháp bản Hiệp ước Nhâm Tuất (1862)?

 

  • A.

    Lo sợ sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân dân

     

  • B.

    Phái chủ hòa chiếm ưu thế trong triều đình

     

  • C.

    Sai lầm trong nhận thức về kẻ thù

     

  • D.

    Tạm thời hòa hoãn để chuẩn bị đánh lâu dài

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào thái độ của triều đình Nguyễn khi kí Hiệp ước Nhâm Tuất để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân chủ yếu khiến Triều đình Nguyễn chấp nhận kí hiệp ước Nhâm Tuất (1862) là do sai lầm trong nhận thức về kẻ thù. Ban đầu, triều đình Nguyễn đứng đầu là vua Tự Đức chỉ nghĩ rằng người Pháp đến Việt Nam chỉ để đòi những quyền lợi buôn bán nên chấp nhận đàm phán nhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế, chứ chưa nhận thức được dã tâm xâm lược của chúng.

Câu 6 :

Trước khi thực dân Pháp tiến đánh Bắc Kì lần thứ nhất, nhà Nguyễn đã có chủ trương gì?

 

  • A.

    Tích cực xây dựng đại đồn Chí Hòa để phòng thủ.

     

  • B.

    Tiếp tục thi hành chính đối nội, đối ngoại lỗi thời.

     

  • C.

    Chuẩn bị kĩ lưỡng hơn về mọi mặt để kháng Pháp.

     

  • D.

    Kêu gọi nhân dân đoàn kết kháng chiến chống Pháp.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Từ những hành động của Pháp sau khi chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì (trước khi tiến hành đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất), triều đình Huế vẫn tiếp tục thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời. Cụ thể là:

- Đối nội: đàn áp, tăng thuế

- Đối ngoại: thương lượng với Pháp.

Câu 7 :

Đặc điểm nổi bật của tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX là

 

  • A.

    Khủng hoảng trầm trọng, toàn diện

     

  • B.

    Chính trị không ổn định, kinh tế phát triển

     

  • C.

    Chính trị ổn định, kinh tế khủng hoảng

     

  • D.

    Mầm mồng tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Giữa thế kỉ XIX, trong khi thực dân Pháp ráo riết mở rộng xâm lược Nam Kì thì nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời, lạc hậu khiến cho kinh tế, xã hội Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Câu 8 :

Bản chất của phong trào nông dân Yên Thế là

 

  • A.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng tư sản

     

  • B.

    Cuộc đấu tranh tự phát của nông dân

     

  • C.

    Phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến

     

  • D.

    Phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào mục tiêu đấu tranh của phong trào để phân tích, đánh giá.

Lời giải chi tiết :

Khởi nghĩa nông dân Yên Thế nổ ra với nhiệm vụ mục tiêu là: đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thực, giữ đất, giữ làng do những người nông dân tiến hành

=> Khởi nghĩa Yên Thế là cuộc đấu tranh mang tính tự phát của nông dân

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây không đúng về trào lưu cải cách duy tân ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Các cải cách đều chấp nhận sự tồn tại chế độ phong kiến

     

  • B.

    Yếu tố duy tân, học tập làm theo cái mới được chú trọng

     

  • C.

    Các đề nghị cải cách còn tản mạn, rời rạc, thiếu tính hệ thống, khả thi

     

  • D.

    Ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào nội dung các cải cách để nhân xét, đánh giá

Lời giải chi tiết :

- Các đề nghị cải cách duy tân đều xuất phất từ yêu cầu sống còn của đất nước nhằm cải thiện tình hình để có thể đương đầu với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp => đều chú trọng học tập làm theo cái mới, đưa đất nước thoát khỏi lạc hậu.

- Tuy nhiên những đề nghị cải cách này vẫn chấp nhận sự tồn tại của chế độ phong kiến; rời rạc, lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống và chỉ dừng lại ở các bản điều trần chứ không có ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng như phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX

 

Câu 10 :

Đâu là thách thức chung lớn nhất đặt ra cho Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á từ giữa thế kỉ XIX?

 

  • A.

    Tiến hành cải cách duy tân đất nước hay giữ nguyên tình trạng khủng hoảng.

     

  • B.

    Đương đầu với nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây

     

  • C.

    Khôi phục chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng suy vong

     

  • D.

    Xoa dịu những mâu thuẫn trong lòng xã hội đang phát triển gay gắt

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Liên hệ hoàn cảnh lịch sử khu vực và trong nước giữa thế kỉ XIX để trả lời.

Lời giải chi tiết :

Từ giữa thế kỉ XIX, xuất phát từ nhu cầu tìm kiếm thị trường và thuộc địa, các nước thực dân phương Tây đã đẩy mạnh quá trình xâm lược thuộc địa. Châu Á là một khu vực hội tụ đẩy đủ các yếu tố “hấp dẫn” cả về vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân công rẻ mạt. Chính vì thế, khu vực này là một trong những đối tượng hàng đầu trong quá trình xâm lược thuộc địa của thực dân phương Tây.

=> Thức chung lớn nhất mà Việt Nam và các quốc gia ở khu vực châu Á phải đối mặt từ giữa thế kỉ XIX là đương đầu với cuộc xâm lược vũ trang và nguy cơ bị biến thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây.

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.