Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Động năng ban đầu cực đại của quang electron tách khỏi kim loại khi chiều sáng thích hợp không phụ thuộc vào:

  • A.

    Tần số của ánh sáng kích thích

  • B.

    Bước sóng của ánh sáng kích thích.

  • C.

    Bản chất kim loại dùng làm ca tốt

  • D.

    Cường độ của chùm sáng kích thích.

Câu 2 :

Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?

  • A.

    Tia lửa điện

  • B.

    Hồ quang

  • C.

    Bóng đèn ống

  • D.

    Bóng đèn pin

Câu 3 :

Chiếu một bức xạ  đơn sắc có bước sóng $λ$ vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện ngoài là ${λ_0}$  thì thấy có hiện tượng quang điện xảy ra (electron bứt ra khỏi kim loại). Với $c$ là tốc độ photon trong chân không. Khi đó, ta có mối quan hệ đúng là: 

  • A.

    \({\lambda _0} > \lambda \)

  • B.

    $\lambda \geqslant \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}$                              

  • C.

    \(\lambda  < \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)                              

  • D.

     \(\lambda  \leqslant {\lambda _0}\)

Câu 4 :

Số photon của nguồn sáng phát ra trong thời gian t là:

  • A.

    \({N_p} = \frac{P}{{t\varepsilon }}\)

     

  • B.

    \({N_p} = \frac{P}{\varepsilon }\)

     

  • C.

    \({N_p} = \frac{{P\lambda }}{{hc}}t\)

     

  • D.

    \({N_p} = \frac{{P\lambda }}{{hc}}\)

     

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn ?

  • A.

    Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở suất của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

  • B.

    Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối bán dẫn.

  • C.

    Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống( đèn Nêon).

  • D.

    Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn cũng được cung cấp bởi nhiệt.

Câu 6 :

Hiện tượng quang - phát quang là:

  • A.

    Sự hấp thụ ánh sáng

  • B.

    Sự phát xạ ánh sáng

  • C.

    Sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

  • D.

    Sự hấp thụ ánh sáng có năng lượng thấp

Câu 7 :

Gọi năng lượng của photon ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là \({{\rm{\varepsilon }}_{\rm{D}}}{\rm{, }}{{\rm{\varepsilon }}_{\rm{L}}}\) và \({{\rm{\varepsilon }}_{\rm{T}}}\) thì

  • A.

    \({\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}\)

  • B.

    \({\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}\)

  • C.

    \({\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}\)

  • D.

    \({\varepsilon _D}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _T}\)

Câu 8 :

Hiện tượng các êlectrôn................... để cho chúng trở thành các êlectron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.  Hãy chọn các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống?

  • A.

    Bị bật ra khỏi catốt

  • B.

    Phá vỡ liên kết để trở thành electrôn dẫn

  • C.

    Chuyển động mạnh hơn

  • D.

    Chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn

Câu 9 :

Chọn câu trả lời đúng. Giới hạn quang điện của Natri là \(0,5\mu m.\) Công thoát của Kẽm lớn hơn của Natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là:

  • A.

    \(0,7\mu m\)

  • B.

    \(0,36\mu m\)

  • C.

    \(0,9\mu m\)                             

  • D.

    \(0,63\mu m.\)

Câu 10 :

Catốt của một tế bào quang điện làm bằng Xeđi được chiếu bởi bức xạ có \(\lambda  = {\rm{ }}0,3975\mu m\) . Cho cường độ dòng quang điện bão hòa \(2\mu A\)  và hiệu suất quang điện H = 0,5%. Số photon tới catốt trong mỗi giây là

  • A.

    1,5.1015 photon

  • B.

    1015 photon

  • C.

    2,5.1015 photon

  • D.

    1012 photon

Câu 11 :

Nguồn sáng đơn sắc có công suất \(1,5W\) phát ra bức xạ có bước sóng \(\lambda  = {\rm{ }}546nm\). Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A.

    2,6.1020 hạt

  • B.

    8,9.1020 hạt

  • C.

    8,9.1020 hạt

  • D.

    1,8.1020 hạt

Câu 12 :

Trong một đèn huỳnh quang, ánh sáng kích thích có bước sóng \(0,36\mu m\) thì photon ánh sáng huỳnh quang có thể mang năng lượng là?

  • A.

    $5 eV$

  • B.

    $3 eV$

  • C.

    $4 eV$

  • D.

    $6 eV$

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Động năng ban đầu cực đại của quang electron tách khỏi kim loại khi chiều sáng thích hợp không phụ thuộc vào:

  • A.

    Tần số của ánh sáng kích thích

  • B.

    Bước sóng của ánh sáng kích thích.

  • C.

    Bản chất kim loại dùng làm ca tốt

  • D.

    Cường độ của chùm sáng kích thích.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Động năng ban đầu cực đại của quang electron tách khỏi kim loại khi chiều sáng thích hợp không phụ thuộc vào cường độ của chùm sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc vào bước sóng (tần số) của ánh sáng kích thích và bản chất kim loại dùng làm catốt

Câu 2 :

Sự phát sáng của vật nào dưới đây là sự phát quang?

  • A.

    Tia lửa điện

  • B.

    Hồ quang

  • C.

    Bóng đèn ống

  • D.

    Bóng đèn pin

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Trong các vật trên, ta có sự phát sáng của bóng đèn ống là sự phát quang

Câu 3 :

Chiếu một bức xạ  đơn sắc có bước sóng $λ$ vào một tấm kim loại có giới hạn quang điện ngoài là ${λ_0}$  thì thấy có hiện tượng quang điện xảy ra (electron bứt ra khỏi kim loại). Với $c$ là tốc độ photon trong chân không. Khi đó, ta có mối quan hệ đúng là: 

  • A.

    \({\lambda _0} > \lambda \)

  • B.

    $\lambda \geqslant \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}$                              

  • C.

    \(\lambda  < \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}}\)                              

  • D.

     \(\lambda  \leqslant {\lambda _0}\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Điều kiện xảy ra hiện tượng quang điện: \(\lambda {\text{ }} \leqslant {\text{ }}{\lambda _0}\)

Lời giải chi tiết :

Để gây ra hiện tượng quang điện:

\(\lambda \le {\lambda _0} \Leftrightarrow \frac{c}{f} \le {\lambda _0}\)

Câu 4 :

Số photon của nguồn sáng phát ra trong thời gian t là:

  • A.

    \({N_p} = \frac{P}{{t\varepsilon }}\)

     

  • B.

    \({N_p} = \frac{P}{\varepsilon }\)

     

  • C.

    \({N_p} = \frac{{P\lambda }}{{hc}}t\)

     

  • D.

    \({N_p} = \frac{{P\lambda }}{{hc}}\)

     

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Số photon của nguồn sáng phát ra trong thời gian t được xác định bởi biểu thức:

 \({N_p} = \frac{{Pt}}{\varepsilon } = \frac{{P\lambda }}{{hc}}t\)

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng quang dẫn ?

  • A.

    Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm mạnh điện trở suất của chất bán dẫn khi bị chiếu sáng.

  • B.

    Trong hiện tượng quang dẫn, electron được giải phóng ra khỏi khối bán dẫn.

  • C.

    Một trong những ứng dụng quan trọng của hiện tượng quang dẫn là việc chế tạo đèn ống( đèn Nêon).

  • D.

    Trong hiện tượng quang dẫn, năng lượng cần thiết để giải phóng electron liên kết thành electron dẫn cũng được cung cấp bởi nhiệt.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng quang dẫn là hiện tượng giảm điện trở suất, tức là tăng độ dẫn điện của bán dẫn khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

Khi bán dẫn được chiếu sáng bằng chùm sáng có bước sóng thích hợp thì trong bán dẫn có thêm electron dẫn và lỗ trống được tạo thành. Do đó, mật độ hạt tải điện tăng, tức là điện trở suất của nó giảm. Cường độ ánh sáng chiếu vào bán dẫn càng mạnh thì điện trở suất của nó càng nhỏ.

Câu 6 :

Hiện tượng quang - phát quang là:

  • A.

    Sự hấp thụ ánh sáng

  • B.

    Sự phát xạ ánh sáng

  • C.

    Sự hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

  • D.

    Sự hấp thụ ánh sáng có năng lượng thấp

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng quang - phát quang là hiện tượng chất phát quang có thể hấp thụ ánh sáng có bước sóng này để phát ra ánh sáng có bước sóng khác

Câu 7 :

Gọi năng lượng của photon ánh sáng đỏ, ánh sáng lục và ánh sáng tím lần lượt là \({{\rm{\varepsilon }}_{\rm{D}}}{\rm{, }}{{\rm{\varepsilon }}_{\rm{L}}}\) và \({{\rm{\varepsilon }}_{\rm{T}}}\) thì

  • A.

    \({\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}\)

  • B.

    \({\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}\)

  • C.

    \({\varepsilon _T}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _D}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}\)

  • D.

    \({\varepsilon _D}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _L}{\rm{ }} > {\rm{ }}{\varepsilon _T}\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Sử dụng công thức tính năng lượng của photon $\varepsilon  = hf = \dfrac{{hc}}{\lambda }$ để đánh giá.

+ Chiều giảm dần của bước sóng: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím

Lời giải chi tiết :

Ta có :  

$\left. \begin{gathered}\varepsilon  = hf = \frac{{hc}}{\lambda } \hfill \\{\lambda _{\text{D}}} > {\lambda _L} > {\lambda _T} \hfill \\\end{gathered}  \right\} \Rightarrow {\varepsilon _D} < {\varepsilon _L} < {\varepsilon _T}$

Câu 8 :

Hiện tượng các êlectrôn................... để cho chúng trở thành các êlectron dẫn gọi là hiện tượng quang điện bên trong.  Hãy chọn các cụm từ sau đây điền vào chỗ trống?

  • A.

    Bị bật ra khỏi catốt

  • B.

    Phá vỡ liên kết để trở thành electrôn dẫn

  • C.

    Chuyển động mạnh hơn

  • D.

    Chuyển lên quỹ đạo có bán kính lớn hơn

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ta có: Hiện tượng quang điện trong là hiện tượng ánh sáng giải phóng các electron liên kết thành các electron dẫn đồng thời tạo ra các lỗ trống tham gia vào quá trình dẫn điện.

Câu 9 :

Chọn câu trả lời đúng. Giới hạn quang điện của Natri là \(0,5\mu m.\) Công thoát của Kẽm lớn hơn của Natri là 1,4 lần. Giới hạn quang điện của kẽm là:

  • A.

    \(0,7\mu m\)

  • B.

    \(0,36\mu m\)

  • C.

    \(0,9\mu m\)                             

  • D.

    \(0,63\mu m.\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức liên hệ giữa công thoát và giới hạn quang điện: A = hc/λ0

Lời giải chi tiết :

Ta có:

$A = \frac{{hc}}{{{\lambda _0}}} \Rightarrow \frac{{{A_{Zn}}}}{{{A_{Na}}}} = \frac{{{\lambda _{0Na}}}}{{{\lambda _{0Zn}}}} = 1,4 \Rightarrow {\lambda _{0Zn}} = 0,36\mu m$

Câu 10 :

Catốt của một tế bào quang điện làm bằng Xeđi được chiếu bởi bức xạ có \(\lambda  = {\rm{ }}0,3975\mu m\) . Cho cường độ dòng quang điện bão hòa \(2\mu A\)  và hiệu suất quang điện H = 0,5%. Số photon tới catốt trong mỗi giây là

  • A.

    1,5.1015 photon

  • B.

    1015 photon

  • C.

    2,5.1015 photon

  • D.

    1012 photon

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+ Áp dụng công thức tính hiệu suất lượng tử:

\(H = \frac{{{n_e}}}{{{n_p}}}100\% \)

+ Áp dụng công thức tính số electron bứt ra khỏi catốt trong 1s:

 \({n_e} = \frac{{{N_e}}}{t} = \frac{{{I_{bh}}}}{e}\)

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Hiệu suất lượng tử:

\(H = \frac{{{n_e}}}{{{n_p}}}100\% \)

Mặt khác, ta có:

\({n_e} = \frac{{{N_e}}}{t} = \frac{{{I_{bh}}}}{e}\)

 

\( \to {n_p} = \frac{{{n_e}}}{H} = \frac{{{I_{bh}}}}{{eH}} = \frac{{{{2.10}^{ - 6}}}}{{1,{{6.10}^{ - 19}}.\frac{{0,5}}{{100}}}} = 2,{5.10^{15}}\)

=> Số photon tới catốt trong mỗi giây là: np

Câu 11 :

Nguồn sáng đơn sắc có công suất \(1,5W\) phát ra bức xạ có bước sóng \(\lambda  = {\rm{ }}546nm\). Số hạt photon mà nguồn sáng phát ra trong 1 phút gần giá trị nào nhất sau đây?

  • A.

    2,6.1020 hạt

  • B.

    8,9.1020 hạt

  • C.

    8,9.1020 hạt

  • D.

    1,8.1020 hạt

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng công thức tính công suất của nguồn sáng: \(P = N\varepsilon  = \dfrac{{Nhc}}{\lambda }\) (N là số photon nguồn phát ra trong 1s)

Lời giải chi tiết :

Số phôtôn mà nguồn sáng phát ra trong 1s: \(N = \dfrac{{P\lambda }}{{hc}} = \dfrac{{1,{{5.546.10}^{ - 9}}}}{{6,{{625.10}^{ - 34}}.3,{{10}^8}}} = 4,{12.10^{18}}(photon/s)\)

=> Số photôn mà nguồn phát ra trong 1 phút là:  60N = 2,47.1020 hạt

Câu 12 :

Trong một đèn huỳnh quang, ánh sáng kích thích có bước sóng \(0,36\mu m\) thì photon ánh sáng huỳnh quang có thể mang năng lượng là?

  • A.

    $5 eV$

  • B.

    $3 eV$

  • C.

    $4 eV$

  • D.

    $6 eV$

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+ Vận dụng đặc điểm của ánh sáng huỳnh quang

+ Áp dụng công thức tính bước sóng ánh sáng: $\lambda  = \dfrac{c}{f}$

Lời giải chi tiết :

Ta có:

+ Ánh sáng huỳnh quang có bước sóng dài hơn bước sóng của ánh sáng kích thích

=> Năng lượng của ánh sáng huỳnh quang nhỏ hơn năng lượng của ánh sáng kích thích ( do năng lượng ε tỉ lệ nghịch với bước sóng ánh sáng)

+ Năng lượng của ánh sáng kích thích:  

$\varepsilon  = \dfrac{{hc}}{\lambda } = \dfrac{{6,{{625.10}^{ - 34}}{{.3.10}^8}}}{{0,{{36.10}^{ - 6}}}} = 5,{521.10^{ - 19}}J = 3,45{\text{e}}V$

Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 7: Hạt nhân nguyên tử - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 6: Lượng tử ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 5: Sóng ánh sáng - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 3

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 2

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 4: Dao động và sóng điện từ - Đề số 1

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 3: Dòng điện xoay chiều - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 2: Sóng cơ và sóng âm - Đề số 01

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 04

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 03

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 02

Xem chi tiết
Đề kiểm tra 15 phút chương 1: Dao động cơ - Đề số 01

Xem chi tiết

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.