Đề khảo sát chất lượng đầu năm lớp 11 môn Lí - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

 Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

  • A.
     lực. 
  • B.
     trọng lượng.
  • C.
     vận tốc.
  • D.
     khối lượng.
Câu 2 :

 Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là M, R, G. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là

  • A.
     \(g = \frac{F}{{{R^2}}}\) 
  • B.
     \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)
  • C.
     \(g = \frac{{GM}}{R}\)
  • D.
     \(g = \frac{M}{{{R^2}}}\)
Câu 3 :

Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.
     Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
  • B.
     Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
  • C.
     Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
  • D.
     Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.
Câu 4 :

 Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều

  • A.
     Hướng vào tâm quỹ đạo. 
  • B.
     Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
  • C.
     Ngược hướng với véc tơ vận tốc.
  • D.
     Hướng ra xa tâm quỹ đạo.
Câu 5 :

 Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\bar S = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng

  • A.
     \(1\% \) 
  • B.
     \(5\% \)
  • C.
     \(11\% \)
  • D.
     \(10\% \)
Câu 6 :

 Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là

  • A.
     \(N/s\)
  • B.
    \(N/{m^2}\)
  • C.
     \(N/m\)
  • D.
     \(m/N\)
Câu 7 :

 Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng

  • A.
     20s
  • B.
     25s
  • C.
     10s
  • D.
     15s
Câu 8 :

 Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton

  • A.
     không bằng nhau về độ lớn.
  • B.
     tác dụng vào hai vật khác nhau
  • C.
     bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
  • D.
     tác dụng vào cùng một vật.
Câu 9 :

Chuyển động của một vật rơi tự do là

  • A.
     chuyển động tròn đều
  • B.
     chuyển động thẳng chậm dần đều
  • C.
     chuyển động thẳng đều
  • D.
     chuyển động thẳng nhanh dần đều.
Câu 10 :

 Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A.
     1N 
  • B.
     25N
  • C.
     2N
  • D.
     15N
Câu 11 :

 Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là

  • A.
     vận tốc lúc đầu.
  • B.
     gia tốc.
  • C.
     quãng đường đi được.
  • D.
     tọa độ lúc đầu.
Câu 12 :

Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là

  • A.
     \(s = vt\)
  • B.
     \(s = v + t\)
  • C.
     \(s = v{t^2}\)
  • D.
     \(s = {v^2}t\)
Câu 13 :

 Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?

  • A.
    Vật thực hiện công \(A < 0\); vật truyền nhiệt lượng \(Q > 0\).
  • B.
    Vật nhận công \(A > 0\); vật nhận nhiệt lượng \(Q > 0\).
  • C.
    Vật thực hiện công \(A > 0\); vật truyền nhiệt lượng \(Q < 0\).
  • D.
    Vật nhận công \(A < 0\); vật nhận nhiệt lượng \(Q < 0\).
Câu 14 :

 Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  • A.
    Khối lượng      
  • B.
    Thể tích
  • C.
    Áp suất           
  • D.
    Nhiệt độ tuyệt đối.
Câu 15 :

 Một lò xo có độ cứng \(k = 40N/m\), chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn \(3cm\) thế năng đàn hồi của lò xo bằng

  • A.
    \(0,018J\)
  • B.
    \(0,036J\;\)
  • C.
    \(1,2J\)                         
  • D.
    \(180J\)
Câu 16 :

 Một vật nhỏ trọng lượng \(2N\) rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng

  • A.
    \(4{\rm{ }}kg.m/s\)                    
  • B.
    \(1{\rm{ }}kg.m/s\;\)
  • C.
    \(0,5{\rm{ }}kg.m/s\)                
  • D.
    \(2{\rm{ }}kg.m/s\)
Câu 17 :

 Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Khi vật ở độ cao \(z\) so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

  • A.
    \({W_t} = gz\;\)
  • B.
    \({W_t} = mgz\;\)
  • C.
    \({W_t} = mz\;\)
  • D.
    \({W_t} = mg{z^2}\)
Câu 18 :

 Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?

  • A.
    Nhựa đường           
  • B.
    Chất béo 
  • C.
    Thủy tinh                
  • D.
    Muối ăn
Câu 19 :

 Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng:

  • A.
    tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được 
  • B.
    thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • C.
    tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • D.
    hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được
Câu 20 :

 Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

  • A.
    Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • B.
    Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
  • C.
    Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
  • D.
    Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 21 :

 Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:

  • A.
    \(m\)                
  • B.
     \(K\)   
  • C.
    \(\frac{1}{K}\)                            
  • D.
    \(\frac{1}{m}\)
Câu 22 :

 Nội năng của một vật bằng:

  • A.
    tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • B.
    nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
  • C.
    tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D.
    tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 23 :

 Đơn vị của động lượng là:

  • A.
    \(N/s\)                  
  • B.
    \(N.m\;\)
  • C.
    \(Nm/s\)               
  • D.
    \(kg.m/s\)
Câu 24 :

 Trong hệ tọa độ \(\left( {p,V} \right)\), đường đẳng nhiệt là:

  • A.
    nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ 
  • B.
    đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
  • C.
    đường parabol 
  • D.
    đường hypebol

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

 Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là

  • A.
     lực. 
  • B.
     trọng lượng.
  • C.
     vận tốc.
  • D.
     khối lượng.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về quán tính.

Lời giải chi tiết :

Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là khối lượng.

Câu 2 :

 Khối lượng Trái Đất, bán kính Trái Đất và hằng số hấp dẫn lần lượt là M, R, G. Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất là

  • A.
     \(g = \frac{F}{{{R^2}}}\) 
  • B.
     \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)
  • C.
     \(g = \frac{{GM}}{R}\)
  • D.
     \(g = \frac{M}{{{R^2}}}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức xác định gia tốc rơi tự do ở mặt đất

Lời giải chi tiết :

Biểu thức của gia tốc rơi tự do ở gần mặt đất: \(g = \frac{{GM}}{{{R^2}}}\)

Câu 3 :

Một quả cam khối lượng m đặt tại nơi có gia tốc trọng trường g. Khối lượng Trái Đất là M. Kết luận nào sau đây là đúng?

  • A.
     Trái Đất hút quả cam một lực bằng (M+m)g;
  • B.
     Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng mg.
  • C.
     Trái Đất hút quả cam một lực bằng Mg.
  • D.
     Quả cam hút Trái Đất một lực có độ lớn bằng Mg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Vận dụng biểu thức lực hấp dẫn

Lời giải chi tiết :

Lực hấp dẫn giữa quả cam và Trái Đất: \(F = G\frac{{Mm}}{{{R^2}}} = mg\)

Câu 4 :

 Véc tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều

  • A.
     Hướng vào tâm quỹ đạo. 
  • B.
     Cùng hướng với véc tơ vận tốc.
  • C.
     Ngược hướng với véc tơ vận tốc.
  • D.
     Hướng ra xa tâm quỹ đạo.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về lực hướng tâm và gia tốc hướng tâm

Lời giải chi tiết :

Véc-tơ gia tốc của vật chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm quỹ đạo.

Câu 5 :

 Phép đo quãng đường đi S của vật rơi tự do có sai số tuyệt đối \(\Delta S = 0,1cm\) và giá trị trung bình là \(\bar S = 10,0cm\). Sai số tỉ đối \(\delta S\) là tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng đo, tính bằng phần trăm. Giá trị của \(\delta S\) bằng

  • A.
     \(1\% \) 
  • B.
     \(5\% \)
  • C.
     \(11\% \)
  • D.
     \(10\% \)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính sai số tỉ đối: \(\delta S = \frac{{\Delta S}}{{\bar S}}.100\% \)

Lời giải chi tiết :

Sai số tỉ đối: \(\delta S = \frac{{\Delta S}}{{\bar S}}.100\%  = \frac{{0,1}}{{10,0}}.100\%  = 1\% \)

Câu 6 :

 Đơn vị của hệ số đàn hồi của lò xo là

  • A.
     \(N/s\)
  • B.
    \(N/{m^2}\)
  • C.
     \(N/m\)
  • D.
     \(m/N\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về các lượng và đơn vị của các đại lượng của lực đàn hồi

Lời giải chi tiết :

Hệ số đàn hồi của lò xo: \(k\) có đơn vị \(N/m\)

Câu 7 :

 Một vật chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc \(2m/{s^2}\), thời gian tăng vận tốc từ \(10m/s\) đến \(40m/s\) bằng

  • A.
     20s
  • B.
     25s
  • C.
     10s
  • D.
     15s

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng biểu thức: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)

Lời giải chi tiết :

Gia tốc: \(a = \frac{{\Delta v}}{{\Delta t}}\)\( \Rightarrow \) Thời gian tăng vận tốc: \(\Delta t = \frac{{\Delta v}}{a} = \frac{{40 - 10}}{2} = 15s\)

Câu 8 :

 Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niuton

  • A.
     không bằng nhau về độ lớn.
  • B.
     tác dụng vào hai vật khác nhau
  • C.
     bằng nhau về độ lớn nhưng không cùng giá
  • D.
     tác dụng vào cùng một vật.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

* Định luật III Niuton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều nhau.

* Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản lực.

+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.

+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.

+ Lực và phản lực không cân bằng vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.

Lời giải chi tiết :

Cặp lực và phản lực trong định luật III – Niuton cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn và được đặt vào 2 vật khác nhau.

Câu 9 :

Chuyển động của một vật rơi tự do là

  • A.
     chuyển động tròn đều
  • B.
     chuyển động thẳng chậm dần đều
  • C.
     chuyển động thẳng đều
  • D.
     chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực.

+ Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều theo phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới.

+ Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, mọi vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g.

Lời giải chi tiết :

Chuyển động của một vật rơi tự do là chuyển động thẳng nhanh dần đều.

Câu 10 :

 Có hai lực đồng qui có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A.
     1N 
  • B.
     25N
  • C.
     2N
  • D.
     15N

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vận dụng điều kiện của hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

Lời giải chi tiết :

Hợp lực: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)\( \Leftrightarrow 3N \le F \le 21N\)

Từ các phương án \( \Rightarrow F = 15N\) thỏa mãn

Câu 11 :

 Một vật chuyển động thẳng có phương trình \(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\), trong đó đại lượng \(a\) là

  • A.
     vận tốc lúc đầu.
  • B.
     gia tốc.
  • C.
     quãng đường đi được.
  • D.
     tọa độ lúc đầu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Sử dụng lí thuyết về chuyển động thẳng biến đổi đều

Lời giải chi tiết :

\(x = {x_0} + {v_0}t + \frac{1}{2}a{t^2}\)

Trong đó: \(a\) - gia tốc của chuyển động

Câu 12 :

Một vật chuyển động thẳng đều có tốc độ \(v\), quãng đường vật đi được trong thời gian t là

  • A.
     \(s = vt\)
  • B.
     \(s = v + t\)
  • C.
     \(s = v{t^2}\)
  • D.
     \(s = {v^2}t\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Sử dụng biểu thức tính quãng đường của chuyển động thẳng đều.

Lời giải chi tiết :

Quãng đường đi được của vật chuyển động thẳng đều: \(s = vt\)

Câu 13 :

 Kí hiệu A là công, Q là nhiệt lượng trong biểu thức của nguyên lí I nhiệt động lực học. Quy ước dấu nào sau đây là đúng?

  • A.
    Vật thực hiện công \(A < 0\); vật truyền nhiệt lượng \(Q > 0\).
  • B.
    Vật nhận công \(A > 0\); vật nhận nhiệt lượng \(Q > 0\).
  • C.
    Vật thực hiện công \(A > 0\); vật truyền nhiệt lượng \(Q < 0\).
  • D.
    Vật nhận công \(A < 0\); vật nhận nhiệt lượng \(Q < 0\).

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Nguyên lí I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Ta có: \(\Delta U = A + Q\)

Với quy ước về dấu:

+ \(Q > 0\) : Hệ nhận nhiệt lượng; \(Q < 0\): Hệ truyền nhiệt lượng

+ \(A > 0\): Hệ nhận công; \(A < 0\): Hệ thực hiện công

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên lí I nhiệt động lực học: \(\Delta U = A + Q\)

Quy ước dấu đúng là: vật nhận công \(A > 0\); vật nhận nhiệt lượng \(Q > 0\).

Câu 14 :

 Trong các đại lượng dưới đây, đại lượng nào không phải là thông số trạng thái của một lượng khí?

  • A.
    Khối lượng      
  • B.
    Thể tích
  • C.
    Áp suất           
  • D.
    Nhiệt độ tuyệt đối.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Trạng thái của một lượng khí được xác định bằng các thông số trạng thái: áp suất p, thể tích V và nhiệt độ tuyệt đối T.

Lời giải chi tiết :

Các thông số trạng thái của một lượng khí là: áp suất, thể tích, nhiệt độ tuyệt đối.

Khối lượng không phải là thông số trạng thái của một lượng khí.

Câu 15 :

 Một lò xo có độ cứng \(k = 40N/m\), chọn mốc thế năng ở vị trí lò xo không biến dạng thì khi lò xo dãn \(3cm\) thế năng đàn hồi của lò xo bằng

  • A.
    \(0,018J\)
  • B.
    \(0,036J\;\)
  • C.
    \(1,2J\)                         
  • D.
    \(180J\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. Công thức tính thế năng đàn hồi của một lò xo ở trạng thái có biến dạng \(\Delta l\) là: \({W_t} = \frac{1}{2}k.{\left( {\Delta l} \right)^2}\)

Lời giải chi tiết :

Chọn mốc thế năng tại vị trí lò xo không biến dạng.

Độ biến dạng của lò xo: \(\Delta l = 3cm = 0,03m\)

Thế năng đàn hồi của lò xo bằng: \({W_t} = \frac{1}{2}k.{\left( {\Delta l} \right)^2} = \frac{1}{2}.40.0,{03^2} = 0,018J\)

Câu 16 :

 Một vật nhỏ trọng lượng \(2N\) rơi tự do. Độ biến thiên động lượng của vật trong 1 giây đầu tiên bằng

  • A.
    \(4{\rm{ }}kg.m/s\)                    
  • B.
    \(1{\rm{ }}kg.m/s\;\)
  • C.
    \(0,5{\rm{ }}kg.m/s\)                
  • D.
    \(2{\rm{ }}kg.m/s\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Độn biến thiên động lượng: \(\Delta \overrightarrow p  = \overrightarrow {{p_2}}  - \overrightarrow {{p_1}} \)

Lời giải chi tiết :

Trọng lượng của vật: \(P = mg = m.10 = 2N \Rightarrow m = 0,2kg\)

Độ biến thiên động lượng: \(\Delta p = {p_2} - {p_1} = m.\left( {{v_2} - {v_1}} \right)\)

Vật rơi tự do nên: \(\left\{ \begin{array}{l}{v_1} = 0\\{v_2} = gt = 10.1 = 10\;m/s\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \Delta p = m{v_2} = 0,2.10 = 2kg.m/s\)

Câu 17 :

 Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Khi vật ở độ cao \(z\) so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là:

  • A.
    \({W_t} = gz\;\)
  • B.
    \({W_t} = mgz\;\)
  • C.
    \({W_t} = mz\;\)
  • D.
    \({W_t} = mg{z^2}\)

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Khi một vật khối lượng m đặt ở độ cao z so với mặt đất (trong trọng trường của Trái Đất) thì thế năng trọng trường của vật được định nghĩa bằng công thức: \({W_t} = mgz\)

Lời giải chi tiết :

Một vật khối lượng m ở nơi có gia tốc trọng trường \(g\). Khi vật ở độ cao \(z\) so với mốc thế năng thì thế năng trọng trường của vật có biểu thức là: \({W_t} = mgz\)

Câu 18 :

 Chất nào sau đây là chất rắn kết tinh?

  • A.
    Nhựa đường           
  • B.
    Chất béo 
  • C.
    Thủy tinh                
  • D.
    Muối ăn

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể.

+ Chất rắn đơn tinh thể: được cấu tạo từ một tinh thể, có tính dị hướng. Ví dụ: hạt muối ăn, viên kim cương...

+ Chất rắn đa tinh thể: cấu tạo từ nhiều tinh thể con gắn kết hỗn độn với nhau, có tính đẳng hướng. Ví dụ: kim loại...

Lời giải chi tiết :

Muối ăn là chất rắn kết tinh.

Câu 19 :

 Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng:

  • A.
    tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được 
  • B.
    thương của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • C.
    tích của công và nhiệt lượng mà vật nhận được
  • D.
    hiệu công và nhiệt lượng mà vật nhận được

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Nguyên lí I của nhiệt động lực học: Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Ta có: \(\Delta U = A + Q\)

Với quy ước về dấu:

+ \(Q > 0\) : Hệ nhận nhiệt lượng; \(Q < 0\): Hệ truyền nhiệt lượng

+ \(A > 0\): Hệ nhận công; \(A < 0\): Hệ thực hiện công

Lời giải chi tiết :

Theo nguyên lí I của nhiệt động lực học, độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được: \(\Delta U = A + Q\)

Câu 20 :

 Nhận định nào sau đây về nhiệt lượng là sai?

  • A.
    Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
  • B.
    Đơn vị nhiệt lượng cũng là đơn vị nội năng.
  • C.
    Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
  • D.
    Nhiệt lượng không phải là nội năng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

+ Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công, truyền nhiệt.

+ Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

Lời giải chi tiết :

Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng \( \Rightarrow \) Chỉ khi nào có sự biến thiên nội năng thì mới có nhiệt lượng.

\( \Rightarrow \) Phát biểu không đúng là: Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.

Câu 21 :

 Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là:

  • A.
    \(m\)                
  • B.
     \(K\)   
  • C.
    \(\frac{1}{K}\)                            
  • D.
    \(\frac{1}{m}\)

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Lí thuyết sự nở vì nhiệt của vật rắn: Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ \(\Delta t\) và độ dài ban đầu \({l_0}\) của vật đó: \(\Delta l = l - {l_0} = \alpha .{l_0}.\Delta t\)

Trong đó \(\alpha \) được gọi là hệ số nở dài. Giá trị của \(\alpha \) phụ thuộc chất liệu của vật rắn và có đơn vị đo là \(\frac{1}{K}\) hay \({K^{ - 1}}\).

Lời giải chi tiết :

Hệ số nở dài của vật rắn có đơn vị là \(\frac{1}{K}\) hay \({K^{ - 1}}\).

Câu 22 :

 Nội năng của một vật bằng:

  • A.
    tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • B.
    nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
  • C.
    tổng khối lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.
  • D.
    tổng động lượng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+ Trong nhiệt động lực học, nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.

+ Có thể làm thay đổi nội năng bằng các quá trình thực hiện công, truyền nhiệt.

+ Số đo độ biến thiên nội năng trong quá trình truyền nhiệt là nhiệt lượng.

Lời giải chi tiết :

Nội năng của một vật bằng tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

Câu 23 :

 Đơn vị của động lượng là:

  • A.
    \(N/s\)                  
  • B.
    \(N.m\;\)
  • C.
    \(Nm/s\)               
  • D.
    \(kg.m/s\)

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Động lượng \(\overrightarrow p \) của một vật là một vecto cùng hướng với vận tốc của vật và được xác định bởi công thức \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \).

Đơn vị của động lượng là kilogam mét trên giây (kí hiệu \(kg.m/s\)).

Lời giải chi tiết :

Biểu thức động lượng \(\overrightarrow p  = m.\overrightarrow v \)

Khối lượng m đơn vị là kg, vận tốc v đơn vị là m/s

\( \Rightarrow \) Động lượng \(\overrightarrow p \) có đơn vị là \(kg.m/s\).

Câu 24 :

 Trong hệ tọa độ \(\left( {p,V} \right)\), đường đẳng nhiệt là:

  • A.
    nửa đường thẳng có đường kéo dài đi qua gốc tọa độ 
  • B.
    đường thẳng đi qua gốc tọa độ 
  • C.
    đường parabol 
  • D.
    đường hypebol

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+ Quá trình đằng nhiệt là quá trình biến đổi trạng thái khi nhiệt độ không đổi.

+ Định luật Bô-lơ - Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.

Hệ thức: \(p\~\frac{1}{V} \Rightarrow \;PV = const\)

+ Trong hệ tọa độ \(\left( {p,V} \right)\) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

Lời giải chi tiết :

Trong hệ tọa độ \(\left( {p,V} \right)\) đường đẳng nhiệt là đường hypebol.

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.