Con mối và con kiến>
Con mối và con kiến (KNTT) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7
- Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Truyện ngụ ngôn (Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến (siêu ngắn)
- Soạn bài Đẽo cày giữa đường, Ếch ngồi đáy giếng, Con mối và con kiến (chi tiết)
1. Tìm hiểu chung
a. Xuất xứ
- Trích từ Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, tập III, Nguyễn Cừ - Phan Trọng Thưởng biên soạn và tuyển chọn
b. Thể loại: truyện thơ ngụ ngôn
c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả
d. Bố cục
- 2 khổ thơ đầu: Lời của con mối
- 3 khổ thơ sau: Lời của con kiến
2. Giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
Câu chuyện thông qua cuộc hội thoại giữa hai con vật là kiến và mối để nói lên sự đối lập giữa lối sống của hai bộ phận con người trong xã hội hiện nay. Từ đó khẳng định rằng chỉ có chăm chỉ cần cù làm lụng cuộc sống mới có thể ấm êm, bền vững.
b. Giá trị nghệ thuật
- Cách nói bằng ngụ ngôn, cách giáo huấn tự nhiên, độc đáo, đặc sắc.
- Sử dụng nhân hóa.
- Lời thơ ngắn gọn nhưng thâm thúy.
- Mượn chuyện loài vật để nói bóng gió, kín đáo chuyện loài người.
Sơ đồ tư duy về văn bản Con mối và con kiến:
- Một số câu tục ngữ Việt Nam
- Con hổ có nghĩa
- Cuộc chạm trán trên đại dương - Giuyn Véc-nơ
- Đường vào trung tâm vũ trụ - Hà Thủy Nguyên
- Dấu ấn Hồ Khanh - Nhật Văn
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục