Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là ông lái đò tài hoa>
Với Nguyễn Tuân, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động của những con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi.
Đề bài
Chứng minh rằng con người trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là ông lái đò tài hoa
Lời giải chi tiết
Nguyễn Tuân chú ý tô đậm nét tài hoa, nghệ sĩ ở ông lái. Cũng như những nhân vặt chính diện khác, ông lái đò được nhà văn miêu tả như là một nghệ sĩ - có nghĩa là rất thuần thục, điêu luyện - trong nghề leo ghềnh vượt thác. Theo Nguyễn Tuân, nét tài hoa, nghệ sĩ của con người không chỉ thể hiện trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật mà còn thế hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đối với bất kì công việc gì, khi đạt tới trình độ khéo léo, điêu luyện, con người sẽ bộc lộ nét tài hoa.
Ông lái đò xứng đáng được coi là một nghệ sĩ còn vì ông có tâm hồn phong phú, cao đẹp. Khi vượt qua thác lũ, mọi việc vất vả, nguy hiểm xèo xèo tan trong trí nhớ những người lái đò. Họ coi việc đối mặt với sóng nước hung bạo, hiểm nguy là chuyện thường nhật, thường tính, không có gì đáng nói. Khi đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, học chỉ bàn về cá dầm xanh, cá anh vũ... Ông lái đò cũng như đồng nghiệp của mình còn gắn bó thiết tha với làng bản quê hương. Họ thường treo bu gà trống có bộ lông đẹp vá giọng gáy hay ở đuôi thuyền để đi đựờng xa, qua bờ này bến khác, có tiếng gù gáy đem theo, nó đỡ nhớ nương ruộng bản mường mình...
Như vậy, với Nguyễn Tuân, chủ nghĩa anh hùng đâu chỉ ở nơi giáp mặt với quân thù, mà có thể xuất hiện hàng ngày trong cuộc sống lao động của những con người bình thường giản dị, không tên tuổi, ở ngay cả những nơi xa xôi, hẻo lánh của Tổ quốc. Cuộc sống lao động của người lái đò vô danh nơi hoang vu kia xứng đáng là một thiên anh hùng ca lao động.
Loigiaihay.com
- Phân tích hình tượng người lái đò qua bài tùy bút Người lái đò Sông Đà
- Cảm nhận về hình tượng con sông Đà trong thiên tùy bút Người lái đò sông Đà - Nguyễn Tuân
- Hình tượng Người lái đò sông Đà
- Có ý kiến cho rằng: “Ông lái đò là một nghệ sĩ tài hoa”. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: “Ông lái đò là một người lao động bình thường”. Suy nghĩ của anh (chị) về hai ý kiến trên
- Giới thiệu vắn tắt sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"
- Viết đoạn văn nghị luận về hạnh phúc
- Viết đoạn văn nghị luận về sự đố kị
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường"
- Viết đoạn văn nghị luận về câu nói "Có những người không dám bước đi vì sợ gãy chân, nhưng sợ gãy chân mà không dám bước đi thì khác nào chân đã gãy"
- Viết đoạn văn nghị luận về "Đừng sống theo điều ta ước muốn, hãy sống theo điều ta có thể"