Từ điển môn Khoa học tự nhiên lớp 6 Mở đầu về Khoa học tự nhiên - Từ điển Khoa học tự nhiên 6

Cách sử dụng và bảo quản kính hiển vi quang học - Khoa học tự nhiên 6

1. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

Kính hiểu vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng 40 lần đến 3000 lần.

Một kính hiển vi gồm các bộ phân chính

- Ống kính gồm:

+ Thị kính (kính để mắt vào quan sát): có ghi 5x (gấp 5 lần), 10x (Gấp 10 lần),…

+ Đĩa quay gắn các vật kính.

+ Vật kính (kính sát với vật cần quan sát): có ghi 10x, 40x,…

- Ốc điều chỉnh gồm: ốc to và ốc nhỏ

- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ

Ngoài ra còn có đèn để chiếu sáng mẫu vật, thân kính và chân kính làm giá đỡ các bộ phận khác.

2. Sử dụng kính hiển vi quang học

Bước 1: Chọn vật kính thích hợp (10x, 40x hoặc 100x) theo mục đích quan sát

Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản (cẩn thận không để mặt của vật kính chạm vào tiêu bản).

Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

3. Bảo quản kính hiển vi quang học

- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân để của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

4. Bài tập vận dụng