Hãy nêu một vài điểm giống và khác nhau trong cách thể hiện hình ảnh người bà của văn bản Những chiếc lá thơm tho với văn bản khác mà em đã đọc (ví dụ: Hương khúc của Nguyễn Quang Thiều).
Vận dụng thao tác phân tích, nhớ lại các văn bản viết về người bà đã biết.
Cách 1
a, Điểm giống: Trong văn bản “Những chiếc lá thơm tho” nói riêng và các văn bản viết về bà nói chung, hình ảnh người bà hiện lên luôn là sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất. Đặc biệt bà luôn nhẹ nhàng, ân cần, lo lắng cho con cho cháu. Dạy cho con cháu biết làm ăn, biết yêu lao động, biết yêu thương quan tâm đến mọi người và sống có hiếu.
b, Điểm khác: Mỗi văn bản lại cho cách diễn tả khác nhau về người bà vì vậy hình ảnh người bà xuất hiện trong mỗi văn bản không giống nhau. Mỗi văn bản do các tác giả viết, mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà vì vậy cách thể hiện hình ảnh người bà trong mỗi văn bản không bao giờ có sự trùng lặp.
Cách 2a. Điểm giống: hình ảnh người bà luôn hiện lên với sự chu đáo, tỉ mỉ, hi sinh, chăm sóc con cháu từ điều nhỏ nhất.
b. Điểm khác: mỗi nhà văn lại chọn cho mình một hoàn cảnh, một không gian, một thời gian khác nhau, kỉ niệm khác nhau về bà
Cách 3- Giống nhau: Hình ảnh người bà hiện lên cũng những tình yêu và kỉ niệm tuổi thơ cùng người cháu.
- Khác nhau:
+ Văn bản “Hương khúc” nói về: kỉ niệm của người cháu cùng bà bên chõ bánh khúc.
Cách 4Điểm giống và khác nhau giữa văn bản Những chiếc lá thơm tho với văn bản Hương khúc.
- Điểm giống: Cả hai văn bản đều là những hồi ức của tác giả về những kỷ niệm ngày thơ bé với bà.
- Điểm khác: Những chiếc lá thơm tho, hình ảnh người bà hiện lên qua sự nhớ nhung của tác giả dựa trên những kỷ niệm. Ở thực tại xảy ra nhớ về quá khứ hình ảnh người bà hiện lên. Còn Hương khúc là kể về tuổi thơ, hình ảnh người bà hiện lên qua quá trình làm nên những chiếc bánh khúc.
Các bài tập cùng chuyên đề
Tình cảm giữa nhân vật “tôi” với bà được thể hiện như thế nào qua những kỉ niệm ấu thơ của văn bản Những chiếc lá thơm tho?
Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “thơm” trong những câu sau: “Những chiếc lá của bà thơm. Thơm ngọt ngào suốt hành trình tuổi thơ tôi. Thơm bâng khuâng cho đến tận bây giờ và thơm dịu dàng cho cả những ngày mai”
Hãy chia sẻ với bạn một câu chuyện về tình cảm của cháu đối với ông bà mà em biết hoặc em đã trải qua?
Theo lời nhân vật “tôi” trong bài thơ Những chiếc lá thơm tho, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?
Trong văn bản Những chiếc lá thơm tho, người bà dạy nhân vật “tôi” làm những gì với những chiếc lá?
Trong văn bản Những chiếc lá thơm tho, khi nhân vật “tôi” còn nhỏ, khi bà dường như biết trước sự ra đi của ông, bà đã sai anh rể của nhân vật “tôi” đi hái lá gì?
Theo lời nhân vật “tôi” trong văn bản Những chiếc lá thơm tho, những chiếc lá của bà ngoài việc có thể tạo thành hình những con vật, đồ vật thì còn có tác dụng gì?
Những từ nào được tác giả sử dụng để miêu tả những chiếc lá trong văn bản Những chiếc lá thơm tho?
Trong văn bản Những chiếc lá thơm tho, tại sao tác giả viết: “Nhà tôi những ngày ấy thơm mùi khuynh diệp mà ai nấy cũng xao xác, thất thần, nhất là ba tôi và bà”?
Tình cảm giữa nhân vật “tôi” đối với bà được khắc họa như thế nào qua văn bản Những chiếc lá thơm tho?
Giữa những năm 1990, lúc đó nhà thơ Trương Gia Hòa là sinh viên khoa Ngữ văn – Báo chí Trường Đại học nào?