Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc gì trong đoạn trích Ta đi tới? Theo em, đây chỉ là cảm xúc của cá nhân nhà thơ hay còn là cảm xúc chung của cộng đồng? Vì sao?
Đọc toàn bộ bài thơ để xác định cảm xúc của tác giả.
Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ”, nhà thơ đã bộc lộ niềm xúc động, tự hào trước sức mạnh của dân tộc ta, tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dân ta. Chính sức mạnh đó, tinh thần đó đã làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam. Cái “tôi” của tác giả cất tiếng nói đại diện cho nhiều cái “tôi” khác, cũng có nghĩa cái “tôi” đã hòa vào cái “ta”. Cảm xúc cá nhân của tác giả đã hòa vào cảm xúc chung của cả cộng đồng.
Cách 2Nhà thơ đã bộc lộ tình cảm hết mình vì cách mạng và lòng yêu nước trong những năm chiến đấu gian khổ.
Đây chính là cảm xúc chung của cộng đồng bởi thời ấy, cách mạng chính là mục tiêu chung của dân tộc Việt Nam.
Cách 3- Nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc căm thù giặc sâu sắc, sự xót thương cho những khó khăn vất vả đã trải qua. Đặc biệt là cảm giác vui sướng, tự hào khi chiến thắng giành thắng lợi.
- Theo em, đây là cảm xúc chung của cộng đồng (Mây của ta, trời thắm của ta…)
Các bài tập cùng chuyên đề
Đọc trích đoạn bài thơ Ta đi tới, em hình dung như thế nào về bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng,…) đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả?
Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích Ta đi tới. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?
Những địa danh nào được nhắc đến trong đoạn trích Ta đi tới? Theo em, việc xuất hiện một loạt địa danh như vậy mang lại hiệu quả gì trong việc thể hiện tình cảm của tác giả?
Trong đoạn trích Ta đi tới, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ ấy.
Nhận xét về cách đặt nhan đề của bài thơ Ta đi tới.
Bối cảnh lịch sử (không gian, thời gian, những sự kiện quan trọng…) của văn bản Ta đi tới đã gợi nguồn cảm hứng thơ ca cho tác giả:
- Không gian:…
- Thời gian:…
- Những sự kiện quan trọng:…
- Cảm xúc của nhà thơ khi nhìn lại chặng đường cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp “ba ngàn ngày không nghỉ” trong Ta đi tới:…
- Nhận xét về tính chất của cảm xúc:
Chọn: Mang tính cá nhân ( ) Cảm xúc chung của cộng đồng ( )
Lí do em khẳng định điều đó:…
Hình ảnh trung tâm của đoạn trích Ta đi tới:…
Mối liên hệ giữa hình ảnh trung tâm đó với những hình ảnh khác trong đoạn trích:…
Những địa danh được nhắc đến trong đoạn trích Ta đi tới:…
Hiệu quả của việc xuất hiện một loạt địa danh trong việc thể hiện tình cảm của tác giả:…
Trong đoạn trích Ta đi tới, tác giả sử dụng lặp đi lặp lại cấu trúc: “Ai…”, “Đường…”. Tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ ấy:…
Nhận xét về cách đặt nhan đề bài thơ Ta đi tới:…
Bài thơ Ta đi tới thuộc thể thơ nào?