Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu.
Đọc kĩ tác phẩm, chú ý các luận điểm và cách lập luận của tác giả, vận dụng khả năng phân tích.
Cách 1
- Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ:
+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.
+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?
+ Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.
+ Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.
+ Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
Phân tích một luận điểm tiêu biểu:
Luận điểm: Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn con người.
1.Giải thích
Tác giả giải thích: : Nói đến hình ảnh trong thơ. Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống. Tóe lên ở những nơi giao nhau của tâm hồn với ngoại vật, trước hết là những cảm xúc. Cảm xúc là phần thịt xương hơn cả của đời sống tâm hồn.
2.Bình luận:
- Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.
- Thơ không nói bằng ý niệm thuần túy.
- Người làm thơ bắt chợt trong lòng mình một ý nghĩ hay tình cảm, dù thành thực và sâu sắc, cũng không vội dừng lại, đem những tiếng có vần điệu chăng lưới bắt lấy ý nghĩ hay tình cảm ấy.
- Những hình ảnh còn tươi nguyên, mà nhà thơ tìm thấy, bao giờ cũng mới mẻ, đột ngột lạ lùng.
3. Chứng minh:
Tác giả đưa ra dẫn chứng là những câu thơ hay, những quan niệm thể hiện tiếng nói của tâm hồn con người.
- Trên trời có đám mây xanh/ Ở giữa mây trắng, xung quanh mây vàng/ Ước gì anh lấy được nàng.
- Mượn câu nói của một nhà văn Pháp, nhà thơ bao giờ cũng là ngôi thứ nhất. Nhưng những hình ảnh mới lạ ấy đều có trong đời thực, chúng ta đều thấy.
Cách 2Luân điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ: “Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con người cũng dính liền với sự suy nghĩ.”
Cách 3Các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ:
+ Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ.
+ Đầu mối của thơ có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?
+ Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.
+ Chữ và tiếng trong thơ phải còn có giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm.
+ Cuối cùng, tôi muốn nói tới vấn đề thơ tự do, thơ không vần. Theo tôi, những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những võ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
Phân tích một luận điểm tiêu biểu: “Nói đến hình ảnh trong thơ, Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.”
Câu nói của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã khẳng định vai trò quan trọng của hình ảnh trong thơ ca và nhấn mạnh bản chất sâu sắc của thơ như tiếng nói của tâm hồn con người. Hình ảnh là những bức tranh sinh động được tạo ra bằng ngôn ngữ, giúp người đọc hình dung được những gì nhà thơ muốn miêu tả. Hình ảnh thơ có thể là cụ thể, sinh động hoặc trừu tượng, mang tính biểu tượng. Nhờ có hình ảnh, thơ ca trở nên hấp dẫn, sinh động và có sức truyền cảm hơn.
Thơ ca không chỉ là những câu chữ được sắp xếp theo một quy luật nhất định, mà còn là tiếng nói của tâm hồn con người. Khi tiếp xúc với cuộc sống, những cảm xúc, suy nghĩ của con người được khơi gợi và muốn được thể hiện ra ngoài. Thơ ca là một phương tiện để con người bày tỏ những cảm xúc ấy một cách trực tiếp và sinh động nhất. So với những phương tiện thể hiện khác như văn xuôi, hội họa, âm nhạc, thơ ca có khả năng thể hiện trực tiếp và nhanh chóng nhất những rung động của tâm hồn con người. Khi những cảm xúc dâng trào, con người thường tìm đến thơ ca để bộc lộ những gì mình đang cảm nhận. Thơ ca là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói chân thực và mộc mạc nhất của tâm hồn con người.
Thơ ca không phải là những sản phẩm được tạo ra một cách ngẫu nhiên, mà nó xuất phát từ chính cuộc sống. Cuộc sống với muôn vàn vẻ đẹp, với những cung bậc cảm xúc khác nhau là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Khi tiếp xúc với cuộc sống, nhà thơ cảm nhận, suy ngẫm và tìm cách thể hiện những cảm xúc ấy qua thơ ca. Câu nói của Nguyễn Đình Thi đã khẳng định giá trị và vai trò quan trọng của thơ ca trong đời sống tinh thần của con người. Thơ ca là tiếng nói của tâm hồn, là phương tiện để con người bày tỏ những cảm xúc, suy nghĩ và thể hiện cái nhìn của mình về cuộc sống.
Các bài tập cùng chuyên đề
Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
Văn bản Mấy ý nghĩ về thơ thuộc thể loại nào?
Tờ báo nào đã đăng tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ vào năm 1949?
Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của tác phẩm Mấy ý nghĩ về thơ ?
Đặc trưng cơ bản nhất của thơ là:
Đáp án nào dưới đây không đúng về khẳng định thơ diễn tả tâm hồn con người:
Theo Nguyễn Đình Thi, hình ảnh thơ là:
Trong tác phẩm, Nguyễn Đình Thi cho rằng tư tưởng của thơ bắt nguồn từ đâu?
Theo tác giả, đường đi của thơ khác với văn xuôi ở điểm nào?
Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Thi ?
Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Thi?
Sáng tác của Nguyễn Đình Thi thường viết về đề tài gì?
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm:
Đâu không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Thi?
Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi?
Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm bao nhiêu?
Nguyễn Đình Thi có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?
Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến nào?
Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?
Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao?
Chú ý một số quan niệm về thơ được tác giả nêu lên và nhận xét.
Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích gì?
Chỉ ra các ý được triển khai ở đoạn 3
Người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?
Tác giả quan niệm như thế nào về vần và các khía cạnh hình thức khác trong thơ?
Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần
Ở phần 1 của văn bản, những quan niệm nào về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét? Mục đích của việc nhận xét đó là gì?
Theo tác giả, điều gì đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó?
Tác giả cho rằng: “Chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác…Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay”. Bạn có tán thành với quan đó không? Vì sao?