Bài 6. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức>
Em hãy nêu hoạt động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và cho biết việc làm đó đã mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 12 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh
Mở đầu
Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 46 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy nêu hoạt động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội và cho biết việc làm đó đã mang lại lợi ích gì cho cộng đồng, xã hội.
Phương pháp giải:
Em hãy dựa vào hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi
Lời giải chi tiết:
Doanh nghiệp có thể thể hiện trách nhiệm xã hội của mình thông qua nhiều hoạt động khác nhau, bao gồm:
Bảo vệ môi trường: Sử dụng năng lượng hiệu quả, hạn chế rác thải, bảo vệ nguồn nước, trồng cây xanh, xử lí chất thải…
Lợi ích: Bảo vệ môi trường sống cho con người cụ thể là khu vực xung quanh doanh nghiệp, nhà máy, góp phần vào quá trình phát triển bền vững.
Hỗ trợ cộng đồng: mở quỹ học bổng, đào tạo nghề, xây dựng trường học, nhà tình nghĩa…
Lợi ích: nâng cao đời sống cho nhân dân, tạo dựng cộng đồng đoàn kết, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 trang 48 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Từ thông tin, em hiểu thế nào là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Hãy nêu nội dung các hình thức thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Lấy ví dụ thực tế để minh hoạ cho mỗi hình thức.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Định nghĩa:
Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho sự phát triển bền vững thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội.
Trách nhiệm xã hội được thực hiện qua một số hình thức cơ bản sau:
Trách nhiệm kinh tế: tiết kiệm chi phí, đạt doanh thu, lợi nhuận cao, đảm bảo việc làm cho người lao động, cung ứng nhiều sản phẩm chất lượng, an toàn cho khách hàng…
Ví dụ: trong đại dịch Covid - 19, doanh nghiệp vẫn đảm bảo được việc làm và tiền lương cho nhân viên lao động
Trách nhiệm pháp lí: tuân thủ pháp luật kinh doanh; thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp thuế;...
Ví dụ: doanh nghiệp tiến hành kê khai và nộp thuế đầy đủ, đúng hạn
Trách nhiệm đạo đức: thực hiện tốt đạo đức kinh doanh; làm điều đúng, chính đáng, công bằng; tránh gây hại cho con người, xã hội và môi trường,...
Ví dụ: doanh nghiệp sản xuất có quy trình xử lí chất thải đảm bảo chất lượng không làm ảnh hưởng đến mội trường và nguồn nước xung quanh nhà máy
Trách nhiệm nhân văn: tham gia các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện, nhân đạo, đóng góp các nguồn lực cho cộng đồng,...
Ví dụ: doanh nghiệp có quỹ học bổng trao cho học sinh có thành tích học tập xuất sắc
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 trang 48 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy cho biết doanh nghiệp V đã thực hiện các hình thức trách nhiệm xã hội nào của doanh nghiệp. Theo em, Ban lãnh đạo doanh nghiệp V đã thể hiện trách nhiệm công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp như thế nào?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Doanh nghiệp V đã thực hiện hình thức trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lí, trách nhiệm nhân văn đối với xã hội.
Ban lãnh đạo doanh nghiệp V đã thể hiện trách nhiệm công dân khi tham gia điều hành doanh nghiệp thông qua việc:
Tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, thuế, bảo vệ người tiêu dùng và các quy định khác của pháp luật có liên quan
Duy trì chất lượng sản phẩm, liên tục phát triển mới để đem lại những sản phẩm tốt cung cấp ra thị trường
Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo, công ích, đóng góp cho sự phát triển cộng đồng và xã hội
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 trang 48 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Theo em, doanh nghiệp T đã thực hiện đúng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Doanh nghiệp T chưa thực hiện đúng trách nhiệm xã hội cụ thể là trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp.
Vì: Doanh nghiệp T để xảy ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất (bụi cát xây dựng, khói thải, nước thải không được xử lí mà xả thẳng ra môi trường). Ngoài ra doanh nghiệp T còn không đảm bảo môi trường lao động khi không trang bị đồ bảo hộ cho công nhân.
Câu 4
Trả lời câu hỏi trang 49 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Từ các thông tin trên, em hãy cho biết việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại những ý nghĩa gì đối với xã hội, cộng đồng và doanh nghiệp.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp mang lại những ý nghĩa:
Đối với doanh nghiệp: nâng cao chất lượng, giá trị thương hiệu và uy tín doanh nghiệp, tạo dựng niềm tin với công chúng, tăng lợi thế cạnh tranh từ đó giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển
Đối với xã hội: góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững của đất nước, hỗ trợ giải quyết những khó khăn, thách thức của cộng đồng và xã hội; góp phần bảo vệ môi trường.
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 50 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Vì sao?
a. Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
b. Đảm bảo kinh doanh đạt hiệu quả không phải là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
c. Đảm bảo cung ứng sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng không phải là trách nhiệm bắt buộc của doanh nghiệp đối với xã hội.
d. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất thân thiện với môi trường là trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Ý kiến đúng khi nói về thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là: a,d. Vì:
a. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động là trách nhiệm bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ.
d. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất thân thiện với môi trường là trách nhiệm đạo đức của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần quan tâm việc bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 50 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
a. Là một doanh nghiệp nhỏ ngành dệt may ở một xã thuần nông, doanh nghiệp V đã cung ứng cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, thân thiện với môi trường. Công ty đã thu hút được những lao động là thanh niên trong xã, đào tạo họ trở thành những người thợ lành nghề, có việc làm và thu nhập ổn định. Hằng năm, doanh nghiệp còn hỗ trợ kinh phí cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã được đi học đại học, tham gia nhiều hoạt động cộng đồng trong xã. Nhờ vậy, uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, người lao động và xã hội ngày càng tăng, công việc kinh doanh ngày càng phát triển.
b. Là doanh nghiệp chuyên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, Công ty A đặc biệt lưu ý đến việc kiểm soát chất lượng đầu vào, luôn chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lý, ưu tiên chọn nhà cung cấp có chứng nhận VietGAP chuỗi thực phẩm an toàn, chứng nhận hữu cơ, hàng Việt Nam chất lượng cao.... Ngoài ra, công ty còn định kỳ khảo sát, đánh giá trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp. Vì vậy, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng.
- Em hãy cho biết các doanh nghiệp trong những trường hợp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội nào.
- Theo em, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên mang lại lợi ích gì cho xã hội và doanh nghiệp?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Các doanh nghiệp trong những trường hợp trên đã thực hiện những hình thức trách nhiệm xã hội sau:
Doanh nghiệp V:
Trách nhiệm kinh tế: Cung cấp cho thị trường nhiều sản phẩm có chất lượng, thân thiện với môi trường.
Trách nhiệm pháp lý: Tuân thủ các quy định của Nhà nước.
Trách nhiệm đạo đức: Đào tạo lao động là thanh niên trong xã trở thành người thợ lành nghề, có việc làm và thu nhập ổn định
Trách nhiệm nhân văn: hỗ trợ kinh phí cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong xã được đi học đại học; tham gia nhiều hoạt động cộng đồng
Công ty A:
Trách nhiệm kinh tế: Kiểm soát chất lượng đầu vào, chọn những nhà cung cấp tuân thủ đúng các quy định của Nhà nước.
Trách nhiệm pháp lý: Tuân thủ các quy định của Nhà nước về hồ sơ pháp lý.
Trách nhiệm đạo đức: Định kỳ khảo sát, đánh giả trực tiếp điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà xưởng cũng như rà soát quá trình tiếp nhận, phân loại, sơ chế, sản xuất, đóng gói của nhà cung cấp.
Việc thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp trên mang lại lợi ích sau:
Đối với doanh nghiệp: uy tín của doanh nghiệp với khách hàng, người lao động và xã hội ngày càng tăng, công việc kinh doanh ngày càng phát triển, sản phẩm của công ty được nhiều khách hàng tin tưởng, ưa chuộng, doanh thu ngày càng tăng.
Đối với xã hội: tạo ra việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, cung cấp sản phẩm chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục học tập, tham gia vào các hoạt động cộng đồng, góp phần vào sự phát triển của xã hội.
Luyện tập 3
Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 51 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Phát biểu nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp? Giải thích vì sao.
a.Thực hiện trách nhiệm xã hội làm tăng chi phí, giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
b.Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh tốt, tăng uy tín với khách hàng giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn.
c.Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần cùng Nhà nước giải quyết những thách thức của phát triển bền vững.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu phản ánh đúng ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là: b và c
Vì:
b. Thực hiện trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ xây dựng được hình ảnh tốt, tăng uy tín với khách hàng giúp doanh nghiệp đạt kết quả kinh doanh cao hơn. Hình ảnh doanh nghiệp được nâng tầm khi họ chung tay góp sức cho cộng đồng, từ đó thu hút khách hàng và gia tăng doanh thu.
c.Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội góp phần cùng Nhà nước giải quyết những thách thức của phát triển bền vững. Doanh nghiệp chung tay thực hiện trách nhiệm xã hội, góp phần giải quyết các vấn đề của xã hội và thách thức môi trường, hướng đến sự phát triển bền vững.
Luyện tập 4
Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 51 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy bày tỏ ý kiến của mình đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các trường hợp dưới đây:
a. Công ty Q chuyên chế biến thuỷ, hải sản, sử dụng nhiều lao động thời vụ. Một số lao động đã ký hợp đồng làm việc có thời hạn trên 3 tháng với công ty nhưng không được đóng bảo hiểm xã hội. Công ty cũng thường trả chậm lương cho nhân viên.
b. Công ty xây dựng B đã thu của nhiều khách hàng hàng trăm tỉ đồng tiền bán nhà nhưng không giao nhà theo tiến độ cam kết. Đã quá hạn giao nhà theo hợp đồng hơn 7 năm nhưng các khách hàng vẫn chưa được nhận nhà.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Công ty Q đã không thực hiện trách nhiệm xã hội của mình khi không đóng bảo hiểm xã hội và chậm trả lương cho nhân viên. Đây là những hành động không tuân thủ các quy định pháp luật về lao động và cần chấm dứt ngay lập tức để đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động.
b. Công ty đã không thực hiện đúng trách nhiệm của mình khi thu tiền của khách hàng nhưng không giao nhà theo tiến độ cam kết. Đây là hành vi không tuân thủ các cam kết với khách hàng và vi phạm quyền lợi của khách hàng. Việc này sẽ làm mất uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của công ty.
Vận dụng
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 51 SGK GD Kinh tế và Pháp luật 12 KNTT
Em hãy tìm hiểu hoạt động thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường /trách nhiệm nhân văn của doanh nghiệp ở địa phương và cho biết em sẽ làm gì để góp phần lan tỏa hoạt động đó.
Phương pháp giải:
Em hãy đọc thông tin cho trước kết hợp hiểu biết cá nhân để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
Tập đoàn TH true milk đã có rất nhiều hoạt động để thực hiện trách nhiệm xã hội:
Trách nhiệm bảo vệ môi trường: Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng hệ thống điện năng lượng mặt trời, hệ thống chiếu sáng LED, tái sử dụng nhiệt thải, sử dụng nước tiết kiệm, xử lý nước thải hiệu quả, bảo vệ nguồn nước ngầm, sử dụng bao bì làm từ vật liệu tái chế, phân hủy sinh học, giảm thiểu rác thải nhựa
Trách nhiệm nhân văn: Chương trình "Ước mơ Việt Nam": Hỗ trợ trẻ em nghèo, mồ côi, khuyết tật được học tập và phát triển, cung cấp nước sạch cho người dân vùng khó khăn, tổ chức các chương trình khám sức khỏe miễn phí cho người dân…
Để lan tỏa hành động đẹp đó em sẽ:
Chia sẻ thông tin: Chia sẻ thông tin về hoạt động của TH True Milk trên mạng xã hội, các diễn đàn, website cá nhân,... để lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng.
Tham gia các hoạt động tuyên truyền: Tham gia các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường và trách nhiệm nhân văn do TH True Milk hoặc các tổ chức khác tổ chức.
Tham gia các hoạt động tình nguyện do TH True Milk tổ chức như trồng cây xanh, dọn dẹp vệ sinh môi trường, hỗ trợ người nghèo, trẻ em mồ côi,...
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 15. Nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới và hợp đồng thương mại quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 16. Công pháp quốc tế về dân cư, lãnh thổ và chủ quyền quốc gia - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 14. Một số vấn đề chung về pháp luật quốc tế - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ di sản văn hoá, môi trường và tài nguyên thiên nhiên - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức
- Bài 12. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 12 Kết nối tri thức