Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình trang 33, 34, 35, 36 SGK Công nghệ 3 Cánh diều>
Hãy kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình dưới đây và xếp chúng vào đúng nhóm theo bảng gợi ý.
Khởi động
Hãy kể tên các sản phẩm công nghệ có trong hình dưới đây và xếp chúng vào đúng nhóm theo bảng gợi ý.
Lời giải chi tiết:
Tên các sản phẩm công nghệ:
+ Hình 1: bếp ga
+ Hình 2: đèn học, quạt
+ Hình 3: bát, đĩa, dao, dĩa
CH mục 1 KP 1
Hãy nêu những nguy hiểm có thể xảy ra từ các đồ dùng sắc nhọn dễ vỡ trong các tình huống dưới đây.
Lời giải chi tiết:
Những nguy hiểm có thể xảy ra từ các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ trong các tình huống:
+ Tình huống 1: làm đổ vỡ bình hoa trong gia đình, gây nguy hiểm nếu dẫm phải hoặc có thể bị thương lúc thu dọn.
+ Tình huống 2: đùa nghịch với kéo có thể gây đứt tay, làm bạn hoặc chính mình bị thương.
CH mục 1 KP 2
Để phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ em cần phải làm gì?
Lời giải chi tiết:
Để phòng tránh bị thương do các đồ dùng sắc nhọn, dễ vỡ em cần:
+ Học cách sử dụng dao, kéo an toàn.
+ Không dùng dao, kéo, vật sắc nhọn để đùa nghịch.
+ Sắp xếp đồ đạc trong gia đình gọn gàng, ngăn nắp.
+ Báo với người lớn khi thấy mảnh sành, sứ, thuỷ tinh vỡ.
+ Nhờ người lớn giúp đỡ khi cần lấy dao, kéo để ở nơi cao và chỉ sử dụng khi có người lớn ở nhà.
CH mục 2 KP 1
Hãy đoán xem điều nguy hiểm gì có thể xảy ra với bạn trong mỗi bức tranh sau.
Lời giải chi tiết:
Điều nguy hiểm có thể xảy ra với bạn trong mỗi bức tranh:
- Tranh 1: bị bỏng do bàn là đang nóng.
- Tranh 2:
+ bị bỏng do nhiệt từ bếp ga, nồi đang nóng, ấm điện hoặc phích nước.
+ bị thương chảy máu do làm vỡ phích.
+ có nguy cơ cháy nổ do chưa tắt bếp ga và rút ấm điện.
- Tranh 3: bị bỏng, dễ gây cháy nổ do nghịch bếp ga.
- Tranh 4: bị bỏng do nghịch bật lửa.
CH mục 2 KP 2
Dựa vào các thông tin dưới đây, em cùng bạn thảo luận cách phòng tránh tai nạn bỏng, ngạt khí ga trong gia đình.
Lời giải chi tiết:
Cách phòng tránh tai nạn bỏng, ngạt khí ga trong gia đình:
+ Không nghịch bàn là đang nóng.
+ Không chơi đùa trong bếp và chạm vào các vật nóng.
+ Không tự ý bật bếp ga, nghịch lửa.
+ Báo với người lớn khi bị bỏng, ngửi thấy mùi ga hoặc phát hiện bếp ga chưa tắt.
+ Không tự ý nấu nướng, sử dụng các đồ dùng công nghệ trong gia đình khi chưa có sự cho phép của người lớn.
CH mục 3 KP 1
Hãy mô tả các tình huống mất an toàn điện trong từng bức tranh. Cho biết điều nguy hiểm gì có thể xảy ra?
Lời giải chi tiết:
Các tình huống mất an toàn điện trong từng bức tranh và điều nguy hiểm gì có thể xảy ra:
Hình |
Tình huống mất an toàn điện |
Hậu quả |
1 |
Tự ý rút ổ cắm điện |
Có nguy cơ bị giật điện |
2 |
Nghịch, dùng que chọc vào ổ điện |
Có nguy cơ bị giật điện |
3 |
Dây điện bị đứt, hở, mất lớp nhựa cách điện bên ngoài |
Có nguy cơ bị giật điện |
4 |
Chạy nhảy gần nơi có dây điện |
Dễ vấp ngã, làm đứt dây gây chập điện, giật điện, hỏng hóc các đồ dùng điện |
CH mục 2 KP 2
Dựa vào các thông tin dưới đây, em cùng bạn thảo luận cách phòng tránh tai nạn điện.
Lời giải chi tiết:
Cách phòng tránh tai nạn điện:
+ Học cách sử dụng đồ điện an toàn.
+ Không lại gần dây điện, nguồn bị đứt, hở và báo cho người lớn biết.
+ Chỉ cắm phích điện khi tay khô ráo.
+ Không chọc bất cứ vật gì vào ổ cắm điện.
+ Không chơi đùa, chạy nhảy gần khu vực có nguồn điện, dây điện.
+ Không tự ý sử dụng đồ điện khi không có người lớn ở nhà.
CH mục 3 TC
Em và bạn cùng chơi: Hành động an toàn sẽ hô "An toàn", hành động nguy hiểm sẽ hô "Nguy hiểm".
Lời giải chi tiết:
Gợi ý một số hành động an toàn và hành động nguy hiểm:
Hành động an toàn |
Hành động nguy hiểm |
Cắm phích điện khi tay khô ráo |
Chơi đùa ở khu vực bếp |
Sắp xếp ngăn nắp bát, đĩa trên giá đựng |
Dùng dây điện nguồn bị đứt |
Hỏi ý kiến người lớn khi muốn sử dụng dao, kéo |
Dùng tay kéo dây điện để rút phích điện |
Báo với bố mẹ khi ngửi thấy trong nhà có mùi ga |
Nghịch bếp ga, bật lửa |
Nhờ người lớn dọn dẹp mảnh sành, sứ, thuỷ tinh bị vỡ |
Nghịch bàn là đang nóng |
CH mục 3 TH
Em cùng người thân sử dụng các sản phẩm công nghệ trong gia đình an toàn, đúng cách.
Lời giải chi tiết:
Đang cập nhật …
- Bài 5. Sử dụng máy thu hình trang 27, 28, 29, 30, 31, 32 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 4. Sử dụng máy thu thanh trang 21, 22, 23, 24, 25, 26 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 3. Sử dụng quạt điện trang 15, 16, 17, 18, 19, 20 SGK Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo
- Bài 1. Tự nhiên và công nghệ trang 6, 7, 8, 9 SGK Công nghệ 3 Chân trời sáng tạo
- Bài 2. Sử dụng đèn học trang 10, 11 12, 13, 14 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 9. Làm đồ chơi trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 8. Làm biển báo giao thông trang 47, 48, 49,, 50 , 51,52, 53, 54 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 7. Làm đồ dùng học tập trang 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình trang 33, 34, 35, 36 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 5. Sử dụng máy thu hình trang 27, 28, 29, 30, 31, 32 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 9. Làm đồ chơi trang 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 8. Làm biển báo giao thông trang 47, 48, 49,, 50 , 51,52, 53, 54 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 7. Làm đồ dùng học tập trang 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 6. An toàn với môi trường công nghệ trong gia đình trang 33, 34, 35, 36 SGK Công nghệ 3 Cánh diều
- Bài 5. Sử dụng máy thu hình trang 27, 28, 29, 30, 31, 32 SGK Công nghệ 3 Cánh diều