Bài 41. Đột biến gene Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9>
Quan sát hình 41.1, trả lời các câu hỏi sau:
Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - KHTN - Lịch sử và Địa lí
41.1
Quan sát hình 41.1, trả lời các câu hỏi sau:
1. Các allele đột biến số 1, số 2 và số 3 có thay đổi gì so với allele kiểu dại?
2. Đột biến gene là gì?
3. Đột biến gene gồm những dạng nào?
Phương pháp giải:
Quan sát hình 41.1
Lời giải chi tiết:
1.
Allele 1: mất 1 cặp nucleotide
Allele 2: Thêm 1 cặp nucleotide
Allele 3: Thay thế cặp A-T số 3 bằng cặp G-C
2. Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene.
3. Đột biến gene gồm 3 dạng:
- Thêm cặp nucleotide
- Mất cặp nucleotide
- Thay thế cặp nucleotide
41.2
Từ các allele đột biến: IA, IB, IO, viết các kiểu gene quy định nhóm máu ở người.
Phương pháp giải:
Các allele đột biến: IA, IB, IO.
Lời giải chi tiết:
Các kiểu gene quy định nhóm máu ở người: IAIA, IAIO, IAIB, IBIB, IBIO, IOIO.
41.3
Đúng hay sai khi cho rằng đột biến gene vừa có lợi vừa có hại? Lấy ví dụ.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 41.2
Lời giải chi tiết:
Đúng, ví dụ: Đột biến gene tạo giống lúa CM5 năng suất cao, chống chịu tốt trong khi đó cũng gây bệnh, tật di truyền ở người.
41.4
Quan sát hình 41.2, cho biết thể đột biến nào có lợi, thể đột biến nào không có lợi đối với con người.
Phương pháp giải:
Quan sát hình 41.2
Lời giải chi tiết:
b) Có lợi
a) c) Không có lợi
41.5
Chọn khẳng định đúng về đột biến gene.
A. Đột biến gene là sự thay đổi một cặp nucleotide trong gene.
B. Đột biến gene là sự thay đổi một số cặp nucleotide trong gene.
C. Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử DNA.
D. Đột biến gene là những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử DNA.
Phương pháp giải:
Dựa vào lý thuyết đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
Đột biến gene là những biến đổi trong cấu trúc của gene liên quan tới một hoặc một số cặp nucleotide, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử DNA.
Đáp án C.
41.6
Hình dưới đây cho biết gene ban đầu l, quá trình đột biến tạo ra các dạng đột biến I, I, IV, V. Xác định các dạng đột biến gene.
Phương pháp giải:
Quan sát hình trên.
Lời giải chi tiết:
Dạng II: Thay thế cặp A-T bằng cặp G-C.
Dạng III: Mất một cặp G-C.
Dạng IV: Mất một cặp T-A
Dạng V: Thêm một cặp T-A
41.7
Phát biểu nào không đúng về đột biến gene?
A. Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên NST.
B. Đột biến gene có thể làm biến đổi đột ngột một tính trạng nào đó trên cơ thể sinh vật.
C. Đột biến gene làm phát sinh các allele mới trong quần thể.
D. Đột biến gene làm biến đổi một hoặc một số cặp nucleotide trong cấu trúc của gene.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
Phát biểu không đúng: Đột biến gene làm thay đổi vị trí của gene trên NST.
Đáp án A.
41.8
Đột biến gene gây hậu quả gì?
A. Làm biến đổi cấu trúc protein, từ đó làm phát sinh các biến dị.
B. Làm biến đổi cấu trúc của gene dẫn đến biến đổi trong cấu trúc mRNA và có thể làm biến đổi cấu trúc của protein tương ứng.
C. Làm biến đổi cấu trúc của gene dẫn đến biến đổi trong cấu trúc mRNA và làm biến đổi cấu trúc của protein tương ứng.
D. Làm xuất hiện các biến đổi đột ngột, gián đoạn về một hoặc một số tính trạng nào đó trên một hoặc một vài cá thể nào đó trong quần thể.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
Hậu quả đột biến gene: Làm biến đổi cấu trúc của gene dẫn đến biến đổi trong cấu trúc mRNA và có thể làm biến đổi cấu trúc của protein tương ứng.
Đáp án B.
41.9
Đặc điểm nào dưới đây là của đột biến gene?
A. Luôn có hại cho cơ thể sinh vật.
B. Mọi thể đột biến đều có lợi cho con người.
C. Có hại cho sinh vật nhưng có lợi cho con người.
D. Có thể có lợi hoặc không có lợi tùy tổ hợp gene.
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc điểm của đột biến gene.
Lời giải chi tiết:
Đột biến gene có thể có lợi hoặc không có lợi tùy tổ hợp gene.
Đáp án D.
- Bài 40. Dịch mã và mối quan hệ từ gene đến tính trạng Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 39. Tái bản DNA và phiên mã tạo RNA Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 38. Nucleic acid và gene Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 37. Các quy luật di truyền của Mendel Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 36. Khái quát về di truyền học Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
>> Xem thêm
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm KHTN 9 - Kết nối tri thức - Xem ngay
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 51. Sự phát sinh và phát triển sự sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 50. Cơ chế tiến hóa Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 49. Khái niệm tiến hóa và các hình thức chọn lọc Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 48. Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9
- Bài 47. Di truyền học với con người Vở thực hành Khoa học tự nhiên 9