Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại SBT Lịch sử 10 Kết nối tri thức >
Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 10 tất cả các môn - Kết nối tri thức
Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...
Bài tập 1
Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 18 SBT Lịch sử 10
Bài tập 1. Hãy xác định chỉ một ý trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 12 dưới đây.
1. “Di sản văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích lũy trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hóa không gồm loại nào sau đây?
A. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.
B. Di sản văn hóa vật thể.
C. Di sản văn hóa phi vật thể.
D. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
Phương pháp giải
Đọc mục 1-a, b SGK trang 26, 27, 28.
Lời giải chi tiết
- Di sản văn hóa gồm: di sản văn hóa vật thể, di sản văn hóa phi vật thể, di sản thiên nhiên và di sản hỗn hợp.
=> Chọn A.
2. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo “tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?
A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
B. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.
C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
D. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Phương pháp giải
Đọc mục 1-a SGK trang 26.
Lời giải chi tiết
- Điều cốt lõi trong hoạt động bảo tồn di sản là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ cho được “yếu tố gốc cấu thành di tích”, hay phải đảm bảo “tính xác thực”, “tính toàn vẹn”, “giá trị nổi bật” của di sản, dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học.
=> Chọn B.
3. Ý nào dưới đây không đúng về điểm chung trong nội dung phản ánh của các hình 1, 2, 3 (Lịch sử 10, tr. 27)?
A. Đều là những di sản nổi tiếng của thế giới hoặc của Việt Nam.
B. Đều là những di sản vật thể, vật chất.
C. Các di sản đều mang những giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời.
D. Đều thuộc loại hình di sản văn hóa – lịch sử tiêu biểu.
Phương pháp giải
B1: Đọc mục 1-a SGK trang 26, 27.
B2: Quan sát hình 1, 2, 3 trang 27 SGK.
Lời giải chi tiết
- Hình 1, 2 có điểm chung đều là những di sản vật chất mang giá trị lịch sử - văn hóa lâu đời của thế giới và của Việt Nam.
- Hình 3 là di sản thiên nhiên thắng cảnh của riêng Việt Nam.
=> Chọn D.
4. Trong bảo tồn và phát huy giá trị của di sản, yêu cầu quan trọng nhất đặt ra là gì?
A. Phải phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
B. Phải đảm bảo giá trị thẩm mĩ của di sản.
C. Phải đảm bảo giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, vì sự phát triển bền vững.
D. Đáp ứng yêu cầu quảng bá hình ảnh về đất nước và con người Việt Nam.
Phương pháp giải
Đọc mục 1-a SGK trang 27.
Lời giải chi tiết
- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản, vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
=> Chọn C.
5. Trong bảo tồn giá trị của di sản, Sử học đóng vai trò như thế nào?
A. Thành tựu nghiên cứu của Sử học về di sản sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho việc bảo tồn.
B. Giúp cho việc bảo tồn di sản đạt hiệu quả cao, ít tốn kém.
C. Việc bảo tồn di sản sẽ đáp ứng nhu cầu của cuộc sống hiện tại.
D. Đáp ứng thị yếu của khách du lịch, nâng cao hiệu quả khai thác của di sản.
Phương pháp giải
Đọc mục 1-a SGK trang 27.
Lời giải chi tiết
- Kết quả nghiên cứu của Sử học sẽ là cơ sở khoa học cho công tác xác định, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản, vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
=> Chọn A.
6. Điểm khác của công nghiệp văn hóa so với các ngành công nghiệp khác là gì?
A. Sản phẩm tạo ra có tính hàng hóa, có giá trị kinh tế vượt trột.
B. Đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.
C. Các sản phẩm được tạo ra trên cơ sở khai thác và phát huy giá trị của di sản văn hóa.
D. Có sự đóng góp quan trọng của máy móc và công nghiệp hiện đại.
Phương pháp giải
Đọc mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải chi tiết
- Công nghiệp văn hóa là lĩnh vực công nghiệp sản xuất và phân phối các loại hàng hóa dựa trên sự khai thác và phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
=> Chọn C.
7. Lĩnh vực/loại hình nào dưới đây không thuộc công nghiệp văn hóa?
A. Điện ảnh.C. Xuất bản.
B. Thời trang.D. Du lịch khám phá.
Phương pháp giải
Đọc tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải chi tiết
Dựa vào tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29 ta thấy du lịch khám phá không thuộc công nghiệp văn hóa.
=> Chọn D.
8. Vai trò của Sử học trong sự phát triển công nghiệp văn hóa là gì?
A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo cho công nghiệp văn hóa.
B. Cung cấp nguồn nhân lực cho công nghiệp văn hóa.
C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hóa.
D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hóa.
Phương pháp giải
Đọc mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải chi tiết
- Sử học cung cấp tri thức; ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc,…thông qua các nguồn sử liệu và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại.
=> Chọn A.
9. Lĩnh vực nào dưới đây thuộc công nghiệp văn hóa.
A. Du lịch mạo hiểm.C. Ngành du lịch nói chung.
B. Du lịch văn hóa.D. Du lịch khám phá.
Phương pháp giải
Đọc tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29.
Lời giải chi tiết
Dựa vào tư liệu 1 trong mục 2-a SGK trang 29 ta thấy du lịch văn hóa thuộc công nghiệp văn hóa.
=> Chọn B.
10. Điểm chung trong nội dung phản ánh của các tư liệu 2, 3, 4 (Lịch sử 10, tr.34) là gì?
A. Vai trò của lịch sử - văn hóa trong sự phát triển của ngành du lịch.
B. Nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa.
C. Vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế - xã hội.
D. Sự hấp dẫn của di sản văn hóa đối với khách du lịch.
Phương pháp giải
B1: Đọc mục 3-a SGK trang 31.
B2: Quan sát tư liệu ở mục 3-a trang 31 SGK.
Lời giải chi tiết
- Qua tư liệu và nội dung mục 3-a ta thấy:
+ Tư liệu 2 khẳng định sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch văn hóa
+ Tư liệu 3 khái quát vai trò của ngành du lịch đối với sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu.
- Những di sản vật chất và văn hóa trên đều là những đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Do đó khi được khai thác và phát triển hợp lí đều đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển của ngành du lịch.
=> Chọn A.
11. Ý nào không đúng về vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
A. Là cách duy nhất để quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc gia đối với du khách quốc tế.
B. Góp phần khắc phục những tác động tiêu cực của tự nhiên và con người đối với di sản vật thể và di sản thiên nhiên.
C. Góp phần tái tạo, gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể cho thế hệ sau.
D. Góp phần làm tăng giá trị khoa học, bảo vệ đa dạng sinh học vì sự phát triển bền vững của di sản thiên nhiên.
Phương pháp giải
Đọc mục 1-b trang 28 SGK.
Lời giải chi tiết
Từ nội dung mục 1-b trang 28 SGK ta thấy ý A sai.
=> Chọn A.
12. Ý nào không phù hợp về vai trò của công nghiệp hóa đối với Sử học, cũng như việc quảng bá tri thức, truyền thống lịch sử - văn hóa?
A. Thông qua công nghiệp văn hóa, những giá trị về lịch sử - văn hóa truyền thống của dân tộc được quảng bá, lan tỏa dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn.
B. Công nghiệp văn hóa góp phần củng cố, bảo tồn và trao truyền cho thế hệ sau những giá trị và truyền thống lịch sử - văn hóa.
C. Công nghiệp văn hóa giúp cho những thành tựu nghiên cứu của Sử học gắn liền với cuộc sống, phục vụ cuộc sống.
D. Công nghiệp văn hóa đóng góp nguồn lực vật chất lớn nhất để tái đầu tư nghiên cứu lịch sử cũng như bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình lịch sử - văn hóa.
Phương pháp giải
Đọc mục 2-b trang 30 SGK.
Lời giải chi tiết
- Qua nội dung mục 2-b ta thấy ý D sai. => Chọn D.
Bài tập 2
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 21 SBT Lịch sử 10
2.1. Điền những thông tin phù hợp vào bảng theo gợi ý sau về vai trò của Sử học đối với công nghiệp văn hóa.
Phương pháp giải:
Đọc mục 2-a SGK trang 29, 30
Lời giải chi tiết:
STT |
Dữ liệu |
Thuộc lĩnh vực nào |
Vai trò của lịch sử - văn hóa đối với lĩnh vực |
1 |
Hình 1. Hình ảnh từ bộ phim lịch sử nổi tiếng Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mỹ |
Điện ảnh |
Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, dữ liệu,.. cho sự ra đời và thành công của một số tác phẩm điện ảnh,… |
2 |
Hình 2. Buổi biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong lễ hội đầu xuân (tại Ninh Bình) |
Nghệ thuật biểu diễn |
Cung cấp cơ sở khoa học lịch sử, văn hóa, cung cấp cơ sở dữ liệu,… cho các tiết mục biểu diễn nghệ thuật truyền thống. |
2.2. Từ kết quả của Bài tập phần 2.1, hãy suy luận về vai trò của Sử học đối với một số lĩnh vực khác nhau của công nghiệp văn hóa theo bảng sau.
STT |
Lĩnh vực |
Vai trò của Sử học |
1 |
Kiến trúc |
|
2 |
Phần mềm và các trò chơi giải trí |
|
3 |
Thủ công mỹ nghệ |
|
4 |
Xuất bản |
|
5 |
Thời trang |
|
6 |
Mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm |
|
7 |
Truyền hình và phát thanh |
|
8 |
Du lịch văn hóa |
Phương pháp giải
HS đọc lại mục 2, mục 3 trong SGK Lịch sử 10. Dựa vào câu trả lời bài tập 2.2 để tiếp tục suy luận về vai trò của Sử học đối với một số lĩnh vực khác của công nghiệp văn hóa.
Gợi ý giải
STT |
Lĩnh vực |
Vai trò của Sử học |
1 |
Kiến trúc |
Cung cấp th như: thời gian hình thành, đặc trưng kiểu kiến trúc, vật liệu xây dựng chủ đạo, ý nghĩa,… |
2 |
Phần mềm và các trò chơi giải trí |
Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài,… |
3 |
Thủ công mĩ nghệ |
Cung cấp hình ảnh, phác thảo, cơ sở dữ liệu về nguồn gốc các đồ thủ công mỹ nghệ, vật liệu và cách làm, công dụng,… |
4 |
Xuất bản |
Cung cấp ý tưởng sáng tạo, nguồn đề tài, những vấn đề lịch sử, các quan điểm lịch sử,…góp phần truyền bá những chủ đề, đề tài lịch sử,…đã được nghiên cứu, bàn luận và thảo luận. |
5 |
Thời trang |
Cung cấp ý tưởng, cơ sở dữ liệu, công dụng và chức năng của từng loại trang phục lịch sử,...góp phần truyền bá rộng rãi những thành tựu về đời sống tinh thần của các tộc người. |
6 |
Mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm |
Cung cấp những thông tin của khoa học lịch sử, cung cấp lịch sử của các tác phẩm hội họa, di vật lịch sử,…qua đó phân tích vị trí, vai trò của các tác phẩm hội họa, di tích và di vật lịch sử ở chính thời đại nơi nó xuất hiện. |
7 |
Truyền hình và phát thanh |
Cung cấp nguồn đề tài, dữ liệu, cơ sở khoa học lịch sử, văn hóa, cung cấp cơ sở dữ liệu,…cho các chương trình lịch sử - văn hóa. |
8 |
Du lịch văn hóa |
Là một trong những lĩnh vực quan trọng để khai thác và phát triển du lịch. |
2.3. Giả sử em có định hướng nghề nghiệp là một hoặc một số lĩnh vực nêu trên của công nghiệp văn hóa. Hãy đề xuất một số ý tưởng trong học tập lịch sử để trang bị cho mình những hiểu biết, tri thức môn học nhằm phục vụ cho nghề nghiệp trong tương lai.
Phương pháp giải
B1: HS lựa chọn một hoặc một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa để tìm hiểu.
B2: Tham khảo sách báo và các bài viết trên internet về ngành nghề mà HS lựa chọn.
Gợi ý giải
“Em có định hướng trong tương lai sẽ tham gia làm việc trong ngành xuất bản”
- Ngành xuất bản đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng không chỉ riêng lịch sử mà còn trên tất cả các lĩnh vực. Do vậy, em đã và đang xây dựng kế hoạch đọc thêm các sách tham khảo, tài liệu để mở rộng vốn hiểu biết của mình, để có cái nhìn khách quan nhất về các sự việc, sự kiện, nhân vật lịch sử. (…)
- Tiếp đó ngành xuất bản yêu cầu khả năng biên tập, biên soạn sách báo theo yêu cầu. Do vậy em luyện tập, trau dồi những kỹ năng viết báo, hành văn của mình. (…)
- (…)
Bài tập 3
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 22 SBT Lịch sử 10
3.1. Khai thác hình dưới đây và cho biết điều em tâm đắc nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được thể hiện thông qua chi tiết nào? Hãy giải thích vì sao em chọn chi tiết đó
Phương pháp giải:
HS tìm hiểu về Hát Xoan Phú Thọ thông qua các sách báo tham khảo và internet
Gợi ý giải
- Điều em tâm đắc nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của Hát Xoan Phú Thọ - Di sản văn hóa phi vật thể đại điện của nhân loại đó chính là thông qua giáo dục đặc biệt là giáo dục thế hệ trẻ.
- Qua quan sát hình 3 có thể thấy rằng các em học sinh đang được giao lưu Hát Xoan với các nghệ nhân phường Xoan (Phú Thọ). Thông qua hoạt động trải nghiệm thực tế, các em học sinh được trải nghiệm, tương tác với di sản văn hóa phi vật thể của thế giới – Hát Xoan. Qua đó các em được giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương đất nước, có ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa, vật chất lịch sử của quê hương, đất nước.
- Giáo dục là các hữu hiệu nhất trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
3.2. Vận dụng kết quả ở trên, hãy phân tích một ví dụ mà em tâm đắc nhất (do em lựa chọn) về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị một di sản văn hóa vì sự nghiệp phát triển bền vững.
Phương pháp giải:
HS có thể lựa chọn bất kì một di sản (vật thể/phi vật thể/thiên nhiên) mà HS quan tâm nhất (địa phương/quốc gia) để phân tích về biện pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đó.
Gợi ý giải
“Các biện pháp bảo tồn Hát Xoan – Phú Thọ”
- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, quảng bá góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa và sự cần thiết của việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế. (…)
- Tỉnh Phú Thọ cũng có các chế độ chính sách đối với nghệ nhân Hát Xoan và hỗ trợ vật chất, kinh phí đối với các phường Xoan được quan tâm chú trọng. Ngoài việc hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng hằng ngày cho nghệ nhân và học viên tham gia các lớp truyền dạy, đào tạo nghệ nhân, UBND tỉnh đã cấp hỗ trợ 170 triệu đồng/phường Xoan, UBND thành phố Việt Trì hỗ trợ 130 triệu đồng/phường Xoan. Việc hỗ trợ kinh phí nhằm gây quỹ hoạt động, tạo điều kiện để các phường Xoan tổ chức sinh hoạt, truyền dạy và mua sắm trang thiết bị. (…)
- Để duy trì thực hành và truyền dạy Hát Xoan, 100% trường học trong tỉnh đã đưa nội dung Hát Xoan vào chương trình giáo dục thông qua bộ môn Âm nhạc và chương trình ngoại khóa với các bài Hát Xoan phù hợp; khoảng 50% cơ sở giáo dục thành lập Câu lạc bộ Hát Xoan cấp trường. (…)
Bài tập 4
Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 22 SBT Lịch sử 10
4.1. Khai thác các tư liệu 2, 3, 4 (lịch sử 10, tr.31) cho thấy giữa 3 tư liệu có điểm gì chung trong nội dung phản ánh?
Phương pháp giải
Dựa vào câu 10 trong bài tập 1 SBT.
Lời giải chi tiết
- Qua tư liệu và nội dung mục 3-a ta thấy:
+ Tư liệu 2 khẳng định sự đa dạng, phong phú của tài nguyên du lịch văn hóa
+ Tư liệu 3 khái quát vai trò của ngành du lịch đối với sự tăng trưởng kinh tế ở châu Âu.
- Những di sản vật chất và văn hóa trên đều là những đặc trưng riêng biệt của từng vùng miền. Do đó khi được khai thác và phát triển hợp lí đều đem lại những giá trị to lớn cho sự phát triển của ngành du lịch.
- Do vậy các tư liệu 2, 3, 4 đều phản ánh nội dung đó là vai trò của lịch sử - văn hóa trong sự phát triển của ngành du lịch.
4.2. Em có suy luận gì về vai trò của lịch sử - văn hóa đối với sự phát triển của du lịch? Hãy lấy dẫn chứng từ những tư liệu để làm căn cứ cho suy luận của em (theo gợi ý dưới đây)
Phương pháp giải
HS đọc lại mục 3 SGK Lịch sử 10
Lời giải chi tiết
Tư liệu |
Suy luận |
Dẫn chứng |
Tư liệu 2 |
Xác định nguồn tài nguyên của du lịch văn hóa chính là những giá trị về lịch sử - văn hóa còn được bảo tồn đến ngày nay |
Toàn bộ nội dung Tư liệu 2. |
Tư liệu 3 |
Vai trò to lớn của di sản lịch sử - văn hóa đối với sự phát triển của ngành du lịch châu Âu. |
“Các khía cạnh văn hóa truyền thống… điểm du lịch chính” |
Tư liệu 4 |
Đóng góp của Di sản văn hóa thế giới – Trung tâm Hoàng thành Thăng Long đối với sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội những năm qua. |
Những trải nghiệm thực tế của HS tại Hoàng thành Thăng Long có thể kể đến như báo cáo trải nghiệm, hình ảnh chụp từ trải nghiệm (hình 8.1 và hình 8.2),… |
Bài tập 5
Trả lời câu hỏi Bài tập 5 trang 23 SBT Lịch sử 10
Bài tập 5. Hãy tìm hiểu và phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa quần thể di tích Cố đô Huế (hoặc một di tích/di sản mà em quan tâm).
Phương pháp giải
B1: HS đọc mục 3-b trang 32 SGK.
B2: HS tham khảo các sách báo và internet về vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản văn hóa.
Gợi ý giải
- Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích quần thể Cố đô Huế.(…)
- Cố đô Huế là một trong những quần thể di tích lịch sử - văn hóa thu hút tới hơn 1,5 triệu lượt khách (trong đó 1/3 là khách nước ngoài) đã đến tham gian nghiên cứu, tạo nên các nguồn thu kịp thời phục vụ công tác trùng tu và bảo quản.(…)
- Bên cạnh đó việc đẩy mạnh phát triển du lịch góp phần quan trọng trong việc quảng bá rộng rãi những giá trị văn hóa – lịch sử, tạo ra thêm nhiều việc làm, tăng thêm thu thập cho người dân.(…)
- Tháng 6/1982, Công ty Quản lý Di tích Lịch sử và Văn hóa Huế được thành lập (đến năm 1992 đổi tên thành Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế). Đây cũng chính là bước ngoặt lớn cho công cuộc phục hưng di sản Huế. (…)
- Trung tâm đã triển khai một loạt giải pháp đồng bộ để cứu vãn di sản, từ chỗ đang ở trong tình trạng lâm nguy và bị quên lãng, di sản Cố đô Huế đã lột xác, hồi sinh mạnh mẽ. (…)
Bài tập 6
Trả lời câu hỏi Bài tập 6 trang 24 SBT Lịch sử 10
Bài tập 6. Tìm hiểu thực tế địa phương và lập bảng thống kê (theo bảng đề xuất dưới đây) về các di tích lịch sử tiêu biểu, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương em (tỉnh/thành phố) và nêu một số biện pháp mà địa phương em đã thực hiện để bảo tồn và phát huy giá trị của các công trình, di sản đó
TT |
Tên di tích/di sản |
Loại hình |
Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản |
Biện pháp đề xuất của em (nếu có) |
Phương pháp giải
HS tìm hiểu những di sản văn hóa - lịch sử - thiên nhiên của địa phương và hoàn thành bảng
Gợi ý giải
TT |
Tên di tích/di sản |
Loại hình |
Biện pháp của địa phương để bảo tồn và phát huy giá trị của di tích/di sản |
Biện pháp đề xuất của em (nếu có) |
1 |
Hoàng thành Thăng Long |
Di sản vật chất |
Quy hoạch từng bước và triển khai với nhiều đề án khác nhau, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội được coi là cơ sở để tu bổ, tôn tạo vùng lõi của di sản |
- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ cập kiến thức cho học sinh và người dân. - Đẩy mạnh quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông. |
2 |
Chùa Một Cột |
Di sản vật chất |
- Đối với kiến trúc chùa Một Cột, dự kiến sẽ giữ nguyên bộ khung gỗ, chỉ thay thế các cấu kiện không còn khả năng sử dụng, xếp lại ngói, tu bổ bờ nóc, bờ chảy, tu bổ phần bậc thang lên chùa... - Kiến trúc được phục dựng theo mẫu cũ. |
|
3 |
Văn Miếu - Quốc Tử giám |
Di sản vật chất |
Tiến hành quy hoạch nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích. Đồng thời, khảo sát hiện trạng và đánh giá hiệu quả công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích; tình hình đầu tư các dự án bảo tồn, tu bổ các di tích trong giai đoạn trước đây, các dự án hỗ trợ phát huy giá trị di tích |
Bài tập 7
Trả lời câu hỏi Bài tập 7 trang 24 SBT Lịch sử 10
Bài tập 7. Xử lý tình huống
Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:
- Xây công trình tương tự với kiến trúc có quy mô lớn hơn và hiện đại hơn trên nền di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bảo tồn di tích đó, ý kiến của em thế nào?
Phương pháp giải
HS phân tích ưu điểm, hạn chế của 2 quan điểm trên sau đó đưa ra quan điểm của bản thân.
Lời giải chi tiết
- Cả 2 quan điểm đều không phù hợp với việc bảo tồn, tu sửa công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp:
+ Quan điểm đầu tiên hoàn toàn sai lầm khi phá bỏ hoàn toàn những di tích lịch sử cũ để xây dựng công trình tương tự quy mô lớn hơn và hiện đại hơn. Điều này thể hiện sự không tôn trọng những giá trị lịch sử, thậm chí còn thể hiện quan điểm làm sai lệch lịch sử.
+ Quan điểm thứ 2 thể hiện sự không tôn trọng những giá trị lịch sử, không có ý thức bảo vệ, trùng tu những giá trị lịch sử đã xuống cấp.
- Quan điểm của em là giữ nguyên những giá trị lịch sử của công trình kiến trúc đó, tiến hành nghiên cứu, khảo sát và đề ra những kế hoạch tu sửa theo từng giai đoạn dựa trên mức độ xuống cấp của công trình đó. Tu sửa những phải đảm bảo giữ đúng nguyên trạng, không được biến tấu, làm mất giá trị lịch sử - văn hóa của công trình.
Bài tập 8
Trả lời câu hỏi Bài tập 8 trang 24 SBT Lịch sử 10
Bài tập 8. Có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: “Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử? Lợi ích lâu dài hay trước mắt?”.
8.1. Theo em, lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là gì (kinh tế/văn hóa, lịch sử)?
Phương pháp giải
HS dựa vào mục 3 trang 31, 32 SGK.
Gợi ý giải
- Lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch di sản là kinh tế.
- Lợi ích lâu dài là văn hóa, lịch sử.
8.2. Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy viết một bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
Phương pháp giải
Căn cứ vào kiến thức đã học và kết quả của bài 8.1
Gợi ý giải
HS tham khảo và triển khai các ý với chủ đề sau: Hài hòa giữa lợi ích lâu dài và lợi ích trước mắt trong phát triển du lịch văn hóa.
- Trước tiên chúng ta cần biết rằng du lịch có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa. Trong mối quan hệ tương tác hai chiều, du lịch đã góp phần thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia (…).
- Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị của di tích, di sản (…)
- Bên cạnh đó một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lý di tích, di sản (…)
- Do vậy trong phát triển du lịch di sản có thể thấy được rằng lợi ích lâu dài chính là những giá trị văn hóa, lịch sử được lưu giữ lại, được tồn tại trong các di tích lịch sử, di sản văn hóa. Chính nhờ đó mà chúng ta mới có được những lợi ích trước mắt như kinh tế, tuy nhiên đây lại là mối quan hệ hữu cơ 2 chiều, cả 2 lợi ích này cùng tác động qua lại lẫn nhau (…)
Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sử 10 - kết nối tri thức - Xem ngay