Bài 4: Diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng tam giác, lăng trụ đứng tứ giác - Chân trời sáng tạo

Bình chọn:
4.7 trên 61 phiếu
Bài 1 trang 63

Một chiếc hộp hình hộp chữ nhật có đáy là hình vuông cạnh 3 cm, chiều cao 7 cm. Nam cắt chiếc hộp thành hai hình lăng trụ đứng tứ giác với kích thước các đoạn cắt trên như Hình 6. Tính thể tích của hai hình lăng trụ đứng tứ giác sau khi cắt.

Xem chi tiết

Bài 2 trang 63

Mô hình một ngôi nhà có kích thước như Hình 7. Tính thể tích của mô hình ngôi nhà.

Xem chi tiết

Bài 3 trang 63

Một khối gỗ có kích thước như Hình 8 (đơn vị dm). a) Tính thể tích của khối gỗ. b) Tính diện tích toàn phần của khối gỗ.

Xem chi tiết

Bài 4 trang 63

Một chi tiết máy bằng thép hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là một hình thoi có độ dài hai đường chéo là 16 cm và 18 cm, chiều cao 10 cm. Người ta khoét một lỗ hình hộp chữ nhật (Hình 9) có kích thước hai cạnh đáy là 2 cm và 6 cm. Tính thể tích còn lại của khối thép.

Xem chi tiết

Bài 5 trang 63

Tính thể tích của một hình lăng trụ đứng đáy là một tứ giác như Hình 10, có độ dài AC = 5 m, BM = DN = 3 m, chiều cao của lăng trụ 7 m.

Xem chi tiết

Bài 6 trang 63

Một bể cá có kích thước như Hình 11, người ta đổ vào đó 6,25 lít nước. Khoảng cách từ mực nước đến miệng bể là bao nhiêu?

Xem chi tiết

Bài 7 trang 64

Một khối bê tông hình lăng trụ đứng tam giác, bên trong khoét một cái lỗ có kích thước như Hình 12 (đơn vị dm). Tính thể tích của khối bê tông.

Xem chi tiết

Bài 8 trang 64

Một công trường xây dựng cần 30 khúc gỗ để làm khung cho một tòa nhà. Mỗi khúc gỗ có dạng hình hộp chữ nhật đáy là hình vuông cạnh 0,5 m, chiều dài 8 m. Hỏi phần không gian mà 30 khúc gỗ chiếm là bao nhiêu?

Xem chi tiết