Bài 4: Chú bé chăn cừu trang 94 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống>
Quan sát tranh và nói về con người, cảnh vật trong tranh. Đọc. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã làm gì. Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này. Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3. Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở. Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Chú bé chăn cừu. Nghe viết. Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông. Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh.
Câu 1
Quan sát tranh và nói về con người, cảnh vật trong tranh
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ tranh và miêu tả những gì em thấy.
Lời giải chi tiết:
Trong tranh là cảnh vùng đồng quê với ruộng lúa mênh mông, bát ngát. Mọi người đang gặt lúa. Trên chân núi là một chú bé đang ngồi chăn cừu. Những con cừu đang ăn cỏ.
Câu 2
Đọc
Chú bé chăn cừu
Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên:
- Sói! Sói! Cứu tôi với!
Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm.
Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới. Rồi một hôm, sối đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc. Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
(Theo Ngụ ngôn Ê-dốp)
Từ ngữ: tức tốc, thản nhiên, thỏa thuê
Câu 3
Trả lời câu hỏi
a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã làm gì?
b. Vì sao bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu?
c. Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện này?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Ban đầu, nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đã tức tốc chạy tới.
b. Bầy sói có thể thỏa thuê ăn thịt đàn cừu vì khi chú bé kêu cứu, các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mọi người như hai lần trước nên vẫn thản nhiên làm việc chứ không đến giúp.
c. Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối, trêu chọc người khác.
Câu 4
Viết vào vở câu trả lời cho câu hỏi c ở mục 3
Em nghĩ rằng (…).
Phương pháp giải:
Em chủ động viết câu trả lời vào vở.
Lời giải chi tiết:
Em nghĩ rằng chúng ta không nên nói dối, trêu chọc người khác.
Câu 5
Chọn từ ngữ để hoàn thiện câu và viết câu vào vở
nông dân, hốt hoảng, tiếng kêu cứu, thản nhiên
a. Nhiều người (…) vì có đám cháy.
b. Các bác (…) đang làm việc chăm chỉ.
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.
Lời giải chi tiết:
a. Nhiều người hốt hoảng vì có đám cháy.
b. Các bác nông dân đang làm việc chăm chỉ.
Câu 6
Quan sát tranh và kể lại câu chuyện Chú bé chăn cừu
Phương pháp giải:
Em quan sát các tranh và nhớ lại bài đọc để kể câu chuyện.
Lời giải chi tiết:
- Tranh 1: Có một chú bé chăn cừu thường thả cừu gần chân núi. Một hôm thấy buồn quá, chú nghĩ ra một trò đùa cho vui. Chú giả vờ kêu toáng lên: “Sói! Sói! Cứu tôi với!”.
- Tranh 2: Nghe tiếng kêu cứu, mấy bác nông dân đang làm việc gần đấy tức tốc chạy tới. Nhưng họ không thấy sói đâu. Thấy vậy, chú khoái chí lắm. Mấy hôm sau, chú lại bày ra trò ấy. Các bác nông dân lại chạy tới.
- Tranh 3: Rồi một hôm, sối đến thật. Chú hốt hoảng kêu gào xin cứu giúp. Các bác nông dân nghĩ là chú lại lừa mình, nên vẫn thản nhiên làm việc.
- Tranh 4: Thế là sói thỏa thuê ăn thịt hết cả đàn cừu.
Câu 7
Nghe viết
Phương pháp giải:
Lưu ý:
- Viết đúng chính tả.
- Viết hoa chữ cái đầu câu.
Lời giải chi tiết:
Em chủ động viết bài vào vở.
Câu 8
Chọn vần phù hợp thay cho ô vuông
a. ai hay ay?
b… trò b… học ch… trốn
b. iêc hay iêt?
v… làm tạm b… rạp x…
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
a. bày trò bài học chạy trốn
b. việc làm tạm biệt rạp xiếc
Câu 9
Quan sát tranh và dùng từ ngữ trong khung để nói theo tranh
nông dân chú bé giúp |
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và hoàn thành bài tập.
Lời giải chi tiết:
Các bác nông dân giúp chú bé chăn cừu đuổi sói đi.
- Bài 5: Tiếng vọng của núi trang 98 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập trang 102 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3: Câu hỏi của sói trang 90 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Câu chuyện của rễ trang 88 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Kiến và chim bồ câu trang 84 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
>> Xem thêm
Các bài khác cùng chuyên mục
- Bài: Đánh giá cuối năm học trang 172 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3: Ôn tập trang 170 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Ôn tập trang 168 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Ôn tập trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Đánh giá cuối năm học trang 172 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 3: Ôn tập trang 170 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 2: Ôn tập trang 168 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài 1: Ôn tập trang 164 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Bài: Ôn tập trang 162 SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống